Nguyên nhân bị bú cổ

Phụ nữ dễ bị bướu cổ hơn nam giới, nhất là sau 40 tuổi, do sự thay đổi nội tiết tố trong và sau thời kỳ mãn kinh.

Bướu cổ là tên thường gọi chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, y học gọi là phình giáp, bướu giáp đơn thuần, phình giáp hạt (đơn hoặc đa nhân). Bướu cổ do sự thay đổi cấu trúc mô học, có thể kèm hoặc không kèm thêm có rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp, suy giáp).

ThS.BS Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, bất kỳ nguyên nhân nào ngăn chặn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp đều gây ra bướu cổ. Dù nguyên nhân phổ biến nhất trên thế giới là do thiếu iốt, nhưng cũng có nhiều tình trạng bệnh khác gây ra bướu cổ.

Bác sĩ Trâm dẫn một số nghiên cho thấy, khoảng 1/8 phụ nữ gặp vấn đề về tuyến giáp vào một thời điểm trong đời, nhất là với phụ nữ trên 40 tuổi. Một trong những lý do phụ nữ dễ bị bệnh tuyến giáp là rối loạn tự miễn. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào chính nó nhưng vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây rối loạn tự miễn phổ biến ở nữ hơn nam. Phụ nữ dễ bị bướu cổ hơn nam giới còn do các yếu tố như mang thai, sinh con, mãn kinh.

Mang thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hormone βhCG tăng cao. Hormone này có hoạt tính giống hormone TSH (hormon kích thích tuyến giáp), làm tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone T4, gây bệnh cường giáp. Mẹ bầu dễ tăng kích thước tuyến giáp hơn bình thường, lớn hơn khoảng 10-15%, nhất là với phụ nữ thiếu hụt iốt.

Sau sinh con: Tỷ lệ viêm tuyến giáp chiếm khoảng 6-8%. Trong thai kỳ chịu ảnh hưởng của hormone βhCG nên các bệnh tự miễn thường ổn định. Tuy nhiên, sau sinh các bệnh tự miễn dễ dàng tái phát, gây viêm tuyến giáp. Viêm tuyến giáp sau sinh thường xảy ra hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ 1-4 tháng sau sinh, thường kéo dài từ 1-2 tháng. Trong giai đoạn này, người bệnh xuất hiện các triệu chứng của cường giáp vì tuyến giáp bị tổn thương làm rò rỉ hormone tuyến giáp vào máu.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ tháng 4-8 sau khi sinh, kéo dài từ 6-12 tháng. Giai đoạn này, người bệnh có các triệu chứng của suy giáp do rối loạn tự miễn tấn công tuyến giáp.

Thời kỳ mãn kinh: Khoảng 50% phụ nữ xuất hiện nhân giáp hoặc đa giáp lành tính nếu kèm thiếu hụt iốt sẽ mắc bướu giáp do đa nhân hóa độc.

Thông thường dấu hiệu nhận biết bướu cổ là khối u to ở dưới cổ. Tuyến giáp sưng to đủ lớn để nhìn thấy hoặc dùng tay sờ thấy cục u. Bướu cổ lớn gây ra cảm giác chặn trong cổ họng, ho, khó nuốt, khó thở. Tuy nhiên, có những bướu cổ nhỏ không thể tự phát hiện cho đến khi khám sức khỏe.

Nguyên nhân bị bú cổ
Vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do sự ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp

2. Các dạng bướu cổ thường gặp

Các nhà chuyên khoa chia bệnh bướu cổ thành 5 loại:

Bướu giáp đơn thuần: Đây là loại bướu cổ lành tính hay gặp nhất mà nguyên nhân gây ra không phải do u hay viêm và các chức năng của tuyến giáp hoàn toàn bình thường.

Bướu giáp độc tính: Loại này là dạng có kèm theo tình trạng cường giáp hay nhiễm độc thyroxin.

U lành tính tuyến giáp: Loại này thường gặp ở độ tuổi trung niên, khối u thường đơn độc và nằm ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến giáp. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh thường khó phân biệt với bướu giáp đơn thuần thể nhân và u tuyến giáp lành tính.

Ung thư tuyến giáp: Loại bệnh này có thể xuất hiện ở độ tuổi 40 – 60. Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm.

Viêm tuyến giáp: là tình trạng bệnh lý bao gồm sự thâm nhiễm tế bào viêm hoặc mô xơ tại tuyến giáp. Viêm giáp có thể xảy ra trên tuyến giáp bình thường hoặc trên bướu giáp có sẵn. Viêm ở tuyến giáp có thể khiến các hormone tuyến giáp được tiết ra quá nhiều hoặc quá ít, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

3. Biểu hiện của bướu cổ

Bệnh bướu cổ đơn thuần, lúc đầu thường không có những biểu hiện quá rõ ràng chính vì thế người bệnh thường hay bỏ qua. Biểu hiện rõ ràng nhất là tuyến giáp to phình ra, nhưng trong trường hợp khi bướu bé thì việc quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không để ý, vì vậy bác sĩ chuyên khoa phải quan sát nghiêng hoặc sờ nắn mới có thể thấy. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể cảm nhận được một số đặc tính như:

Khi nuốt, họng sẽ thấy khó chịu, luôn cảm giác bị vướng cái gì đó thậm chí không nuốt được.

Có thể xuất hiện khó thở khi nằm.

Người bệnh có thể có cảm giác hồi hộp, có thể bị sụt cân, ra mồ hôi nhiều hơn hoặc có những dấu hiệu bị thừa hormone.

Thường xuyên căng thẳng, trí nhớ giảm sút, da khô nẻ, cảm thấy lạnh hoặc bị táo bón...

Thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và chán ăn.

Tuy vậy, hầu hết người bị bướu cố khi bướu mới phát triển với kích thước nhỏ, người bệnh gần như không cảm nhận các triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến khi bướu phát triển to hơn, chèn ép vào các cơ quan gần tuyến giáp, người bệnh mới thấy dấu hiệu bất thường. Khi bướu đã lớn người bệnh thường xuyên bị khó thở, ho khan hoặc bị nghẹn khi nuốt, khi ăn, đặc biệt trong khi đang nằm.

4. Để xác định bướu cố nên làm các loại xét nghiệm gì?

Cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra sự thay đổi của các hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó cần siêu âm tuyến giáp để kiểm tra hình, thái cấu trúc của tuyến giáp, từ đó tìm ra sự thay đổi bất thường. Việc sinh thiết để xác định bướu lành tính hay ác tính cũng cần được kiểm tra bằng cách sử dụng kim nhỏ chọc hút tuyến giáp để lấy mẫu kiểm tra. Nếu có điều kiện nên xạ hình tuyến giáp, đây là kỹ thuật xét nghiệm hiện đại và mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hình ảnh sắc nét cho phép đánh giá chức năng tuyến giáp một cách toàn diện và giúp phát hiện ung thư tuyến giáp ngay ở giai đoạn khởi phát.

Nguyên nhân bị bú cổ
Cần đi khám nội tiết nếu thấy các biểu hiện của bướu cổ.

5. Nguyên tắc điều trị bệnh bướu cổ

Bướu cổ hầu hết là bệnh lành tính, khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Do đó, nếu bệnh nhân phát hiện thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa Nội tiết để được thăm khám chính xác.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc), tức là sử dụng thuốc giúp đưa hormone tuyến giáp về trạng thái bình thường. Phương pháp này được áp dụng để điều trị bướu cổ có biểu hiện do rối loạn chức năng tuyến. Bệnh nhân sử dụng thuốc cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khám bệnh cho mình, sau những lần tái khám bệnh nhân sẽ được kiểm tra lượng hormone để đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc và có nên thay đổi liều lượng hoặc thay đổi thuốc hay không.

Xạ trị tuyến giáp: Đây là phương pháp sử dụng iod phóng xạ với mục đích làm giảm đi kích thước của tuyến giáp hiệu quả điều trị rất tốt.

Phẫu thuật tuyến giáp: đây là phương pháp để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật

6. Đề phòng bệnh bướu cổ

Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ iod cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu iod như cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối iod trong các chế biến thức ăn hàng ngày là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod. Tốt hơn là nên ăn muối iod với một số quả cần chấm muối có tỷ lệ iod nhất định như dưa chuột, khế…

Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ do dung thuốc cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh cần đến ngay các cở sở y tế chuyên khoa nội tiết gần nhất để khám, xác định và điều trị sớm.

https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-nguyen-nhan-va-dieu-tri-buou-co-169221010161832243.htm

Hồng Hạnh (Theo Sức khỏe & đời sống)