Người tiến hành tố tụng là ai

Trong tố tụng dân sự, có một số người có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ qúan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Khái niệm người tiến hành tố tụng dân sự

Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự; thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Những người tiến hành tố tụng đều là các công chức nhà nước; trừ hội thẩm nhân dân (có thể không phải là công chức nhà nước); được thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự; thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng.

Người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của mình và độc lập đối với các chủ thể khác.

Nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng dân sự

Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án toà án

  • Tổ chức việc giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của toà án.
  • Tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Giải quyết các khiếu nại; tố cáo về việc giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán

  • Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự.
  • Lập hồ sơ vụ việc dân sự.
  • Xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định.
  • Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý.
  • Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước phiên toà, phiên họp;
  • Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự trước phiên toà, phiên họp;
  • Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải; ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
  • Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử và quyết định đưa việc dân sự ra giải quyết.
  • Quyết định triệu tập cá nhân, cơ quan, tổ chức đến tham gia tố tụng.
  • Tham gia hội đồng xét xử vụ án dân sự, hội đồng giải quyết việc dân sự.
  • Đề nghị chánh án toà án phân công thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng.
  • Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự khác theo quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự …

Trên đây là nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng dân sự là thẩm phán

Nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng là hội thẩm nhân dân

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự trước khi mở phiên toà.
  • Đề nghị chánh án toà án, thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.
  • Tham gia hội đồng xét xử các vụ án dân sự.
  • Tham gia hỏi tại phiên toà để làm rõ các vấn đề của vụ án dân sự; tham gia thảo luận và biểu quyết giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử; khi biểu quyết giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng xét xử; hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
  • Thực hiện các hoạt động tố tụng khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký toà án

Người tiến hành tố tụng dân sự là thư ký tòa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

  • Lập các biên bản tố tụng.
  • Thực hiện các công việc theo uỷ quyền của thẩm phán.
  • Chuẩn bị các công việc nghiệp vụ cần thiết cho việc mở phiên toà; phổ biến nội quy phiên toà.
  • Kiểm tra và báo cáo với hội đồng xét xử những người được triệu tập đến tham gia phiên toà ai vắng mặt, có mặt.
  • Thực hiện các hoạt động tố tụng khác theo sự phân công của chánh án toà án; thẩm phán và quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm tra viên

  • Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật; cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra; đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với chánh án toà án.
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự.
  • Hỗ trợ thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng giải quyết vụ việc dân sự.
  • Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn của viện trưởng viện kiểm sát

Người tiến hành tố tụng dân sự là Viện trưởng Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

  • Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự.
  • Kiểm tra hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự của kiểm sát viên.
  • Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; giám đốc thẩm; tái thẩm bản án, quyết định của toà án; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật.
  • Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên

  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của toà án trong việc giải quyết vụ việc dân sự.
  • Tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự; phát biếu ý kiến của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự.
  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng trong việc tham gia tố tụng.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác; thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát theo sự phân công của viện trưởng viện kiểm sát.

Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra viên

  • Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với kiểm sát viên.
  • Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của kiểm sát viên; hoặc viện trưởng viện kiểm sát.
  • Giúp kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Trên đây là nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng dân sự.

Thành phần người tiến hành tố tụng dân sự

  • Chánh án.
  • Thẩm phán.
  • Hội thẩm nhân dân.
  • Thư ký tòa án.
  • Thẩm tra viên.
  • Viện trưởng viện kiểm sát.
  • Kiểm sát viên.
  • Kiểm tra viên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “ Người tiến hành tố tụng dân sự”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.   Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào phải thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự?

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Thời điểm thay đổi người tiến hành tố tụng

Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng được thực hiện ở trước phiên tòa và tại phiên tòa.

Viện trưởng Viện kiểm sát bị thay đổi thì ai có quyền quyết định

Nếu người bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)

Trong hoạt động tố tụng, quá trình tố tụng dân sự được phân chia thành nhiều giai đoạn khác nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn là các cơ quan được pháp luật giao tiến hành một số hoạt động tố tụng trong giai đoạn đó; các cơ quan này được gọi là Cơ quan tiến hành tố tụng. Và những người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng ở các cơ quan đó là những người tiến hành tố tụng.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được quy định như sau:

“Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

a) Tòa án;

b) Viện kiểm sát.

2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:

a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.”

2. Cơ quan tiến hành tố tụng.

BLTTDS 2015 quy định Cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) gồm có: Tòa án; Viện kiểm sát. Đây là những cơ quan nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ, quyền hạn được Nhà nước phân công và chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Hệ quả của việc sử dụng quyền lực của nhà nước, của việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước giao trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự có quyền ban hành các quyết định dựa trên quyền lực của Nhà nước, các quyết định đó được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chủ động sử dụng quyền lực của nhà nước để giải quyết vụ việc dân sự nhưng vì vụ việc dân sự chỉ phát sinh từ các hành vi tranh chấp, mâu thuẫn hoặc vi phạm các quyền, lợi ích dân sự của nhau chứ không phải là các hành vi phạm tội nên mặc dù có sử dụng quyền lực nhà nước nhưng cơ quan tiến hành tố tụng vẫn ưu tiên, tôn trọng quyền thỏa thuận, quyền tự định đoạt của đương sự.

a) Tòa án

Tòa án là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức TAND 2014:

“1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.”

Hệ thống Tòa án gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao

-Tòa án nhân dân cấp cao

-Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

-Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

-Tòa án quân sự.

Như vậy, qua đây chúng ta có thể xác định được nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Tòa án trong tố tụng dân sự (TTDS) đó là tiến hành quá trình tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật từ khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự cho đến khi tuyên bố xong bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự.

b) Viện kiểm sát

Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 40 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

“1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).

5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.”

Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành.  Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định tại Điều 2, 3, 4 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Và khác với Tòa án trực tiếp tiến hành quy trình tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, Viện kiểm sát trong TTDS thực hiện thẩm quyền đặc biệt do Nhà nước giao là quyền kiểm sát các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án để bảo đảm các hoạt động giải quyết đó đúng pháp luật.

3. Người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng dân sự là người của cơ quan tiến hành TTDS, là người của Nhà nước, có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giải quyết vụ việc dân sự. Theo khoản 2 Điều 46 BLTTDS 2015, người tiến hành tố tụng bao gồm:

a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng chủ thể này được quy định tương đối cụ thể bởi các Điều luật riêng quy định trong BLTTDS 2015.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ đề