Bị cườm mắt là gì

Một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng mù lòa đó là bệnh lý cườm khô hoặc cườm nước, căn bệnh này thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Trên thực tế, khá nhiều người nhầm lẫn triệu chứng của hai bệnh lý kể trên và điều trị theo phương pháp không phù hợp. Mọi người nên nắm được một số dấu hiệu phân biệt cườm khô và cườm nước nhé!

1. Tìm hiểu chung về bệnh lý cườm khô, cườm nước

Trước khi tìm ra những điểm khác nhau của hai bệnh lý kể trên, chúng ta nên biết những đặc điểm cơ bản của chúng. Cụ thể, bệnh cườm khô xảy ra khi thủy tinh thể bước vào giai đoạn thoái hóa tự nhiên, đó là lý do vì sao những người cao tuổi thường phải đối mặt với căn bệnh này.

Bệnh cườm mắt đe dọa tới thị lực của bệnh nhân

Khi mắc bệnh cườm khô, hình ảnh mà bệnh nhân nhìn thấy dần trở nên mờ nhạt hơn do protein của thủy tinh thể không đảm bảo chức năng như bình thường. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đục thủy tinh thể nghiêm trọng do những diễn biến phức tạp của bệnh cườm khô.

Trong khi đó, bệnh cườm nước xảy ra nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng tăng nhãn áp và gây những tổn thương nghiêm trọng ở các dây thần kinh thị giác. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều người mắc bệnh cườm nước.

Bệnh lý này thường phát triển dưới bốn dạng chủ yếu, đó là tăng nhãn áp do bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ cấp, cấp tính đóng góc hoặc tình trạng tăng nhãn áp mãn tính góc mở. Dù bệnh phát triển của mức độ nào đi nữa, bệnh nhân cũng không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị. Bác sĩ cho biết bệnh cườm nước có thể khiến thị lực suy giảm nếu không được điều trị kịp thời.

Đặc biệt, phương pháp điều trị cườm khô và cườm nước tương đối khác nhau, chính vì thế mọi người nên biết cách phân biệt hai bệnh lý kể trên, tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Cườm khô xảy ra khi cấu trúc thủy tinh thể thay đổi

2. Dấu hiệu phân biệt bệnh lý cườm khô và cườm nước

Có thể nói, bệnh cườm nước và cườm khô đều là những vấn đề xảy ra đối với thị lực, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng hoàn toàn khác biệt. Nếu biết cách phân biệt hai bệnh lý kể trên, chúng ta có thể xây dựng chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Như đã phân tích ở trên, bệnh cườm khô và cườm nước hình thành do hai nguyên nhân khác nhau. Nếu như cườm khô xảy ra do những biến đổi trong cấu trúc của thủy tinh thể thì bệnh cườm nước lại xuất hiện với tình trạng tăng nhãn áp.

Xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân sẽ đối mặt với những triệu chứng khác biệt. Dựa vào đó, bạn có thể phân biệt hai bệnh lý kể trên và tìm ra phương án điều trị phù hợp. Tốt nhất, chúng ta không nên chủ quan với bất cứ triệu chứng nào, bởi vì hai bệnh lý này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của bệnh nhân, nguy cơ gây mù lòa rất cao.

Bệnh cườm khô thường xảy ra với bệnh nhân lớn tuổi

2.2. Triệu chứng bệnh

Đối với bệnh nhân cườm khô, họ thường cảm thấy đau nhức mắt, tình trạng này có thể xảy ra trên đỉnh đầu khiến mọi người không thể tập trung làm việc, học tập. Đặc biệt, người mắc bệnh cườm khô có xu hướng sợ tiếp xúc với ánh sáng, có thể nhìn thấy những vầng xanh khi nhìn thẳng vào nguồn ánh sáng. Mọi người nên lưu ý triệu chứng này để kịp thời phát hiện bệnh cườm khô nhé!

Ngoài ra, bệnh nhân mắc cườm khô không nên bỏ qua những triệu chứng sau đây: thường xuyên chảy nước mắt, có dấu hiệu đỏ mắt, hoặc nhãn cầu luôn rơi vào trạng thái căng, khó chịu,...

Để so sánh bệnh cườm khô và cườm nước, bạn có thể dựa vào hiện tượng bệnh nhân tăng nhãn áp không nhìn rõ nếu xung quanh thiếu ánh sáng. Họ không hề sợ tiếp xúc với ánh sáng giống như người mắc bệnh cườm khô. Trên thực tế, người bệnh cườm nước cũng khá nhạy cảm khi nhìn thấy nguồn ánh sáng quá chói, ví dụ như ánh nắng mắt trời hoặc đèn pha ô tô,…

Chúng ta nên biết cách phân biệt bệnh lý cườm khô và cườm nước

Bệnh nhân mắc cườm nước thường không nhìn rõ mọi vật xung quanh và có cảm giác như một màn sương mỏng đang che trước mắt mình. những bệnh nhân này có thể thấy hình ảnh nhân đôi, nhân ba trước mắt, nguồn sáng như phát ra hào quang chứ không phải vầng xanh.

3. Bí quyết hạn chế nguy cơ mắc bệnh cườm khô và cườm nước

Với nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực, mọi người tỏ ra lo lắng không biết phòng bệnh cườm nước và cườm khô như thế nào? Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh cườm mắt, có thể kể tới là: quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và một số bệnh lý về mắt,… Tuy nhiên, chúng ta có thể duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Trước tiên, để phòng bệnh cườm khô và cườm nước, mọi người nên chăm chỉ bảo vệ sức khỏe đôi mắt, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những nguồn ánh sáng có hại cho thị lực. Nếu do đặc thù công việc thường xuyên tiếp với ánh sáng hại cho mắt, ví dụ như nghề hàn xì, chúng ta hãy chủ động sử dụng kính râm, kính chuyên dụng nhé! Đây là cách giúp giảm thiểu tác hại xấu tới thị lực của mọi người, đặc biệt là những người cao tuổi.

Điều quan trọng là bạn dành thời gian cho đôi mắt nghỉ ngơi, thư giãn sau nhiều giờ đồng hồ làm việc căng thẳng. Nếu bạn là người phải làm việc với màn hình máy tính, điện thoại nhiều, đừng bỏ qua điều này. Mọi người có thể tham khảo những bài tập đơn giản cho mắt và dành khoảng 5 - 10 phút luyện tập mỗi ngày. Chắc chắn sức khỏe đôi mắt sẽ được cải thiện đáng kể.

Mọi người nhớ bảo vệ đôi mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Nếu đã từng mắc bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc các vấn đề liên quan tới tuyến giáp, chúng ta nên điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Như vậy, bệnh nhân hạn chế được những biến chứng như cườm nước hoặc cườm khô xảy ra.

Để có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đôi mắt, mọi người nhớ đi kiểm tra định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi tình trạng thị lực và đưa ra những lời khuyên phù hợp với bạn.

Hy vọng rằng những dấu hiệu kể trên sẽ giúp bạn phân biệt bệnh cườm khô và cườm nước cũng như điều trị theo phương án hiệu quả nhất. Ngay từ bây giờ, chúng ta nên quan tâm và bảo vệ sức khỏe đôi mắt khỏi những nguy cơ mắc bệnh cườm mắt.

This post is also available in: English (English)

Cườm khô (hay còn gọi là Đục thủy tinh thể) là bệnh lý lão hóa về mắt. Bình thường mắt nhìn thấy vật thể khi có ánh sáng chiếu vào và đi xuyên qua lần lượt các lớp giác mạc, thủy tinh thể, thủy dịch và đáy mắt.

Khi thủy tinh thể – cấu tạo như một thấu kính trong suốt – bị đục, ánh sáng không thể truyền vào màng đáy mắt và người bệnh sẽ bị nhìn mờ, thậm chí nếu thủy tinh thể bị đục hoàn toàn hai mắt người bệnh sẽ bị mù lòa.

Cườm khô là bệnh gì?

Cườm khô – đục thuỷ tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Thủy tinh thể giống như một thấu kính mà chúng ta nhìn xuyên qua. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước, protein và một số chất hóa học khác. Dần theo tuổi tác, các chất protein này sẽ kết đám và cản trở đường đi của ánh sáng. Khi thủy tinh thể bị đục càng nhiều, bạn càng khó có thể nhìn rõ. Cườm khô là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa trên toàn thế giới.

Những ai thường mắc phải cườm khô?

Đục thủy tinh thể thường xảy ra đối với người lớn tuổi. Bệnh có liên quan đến quá trình lão hóa. Ngoài ra, di truyền và một số các loại bệnh khác có thể dẫn đến đục thủy tinh thể.

Những dấu hiệu và triệu chứng của cườm khô (đục thủy tinh thể) là gì?

Triệu chứng chủ yếu của cườm khô là mờ mắt. Đôi khi nhìn xa sẽ mờ hơn nhìn gần hoặc ngược lại. Ngoài ra, người bệnh còn không nhìn rõ kể cả khi đeo kính hoặc kính sát tròng, hình ảnh mờ, chói mắt hoặc thấy vầng hào quang xung quanh nguồn sáng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Cần gọi ngay cho bác sĩ khi bạn bị đau dữ dội ở mắt. Trong trường hợp bạn có thay đổi đột ngột về thị lực ví dụ như nhìn bị mờ đi hoặc nhìn một thành hai, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân gây ra cườm khô – đục thủy tinh thể là gì?

Nguyên nhân gây cườm khô chưa rõ ràng. Mắt bị cườm khô thông thường là do lão hóa. Thủy tinh thể dần dần trở nên đục, dày, cứng và khô và cuối cùng sẽ bị đục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể gây ra bởi dùng steroid trong thời gian dài, do mắt bị đỏ và sưng, nhiễm trùng mắt và các bệnh như tiểu đường.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắt bị cườm khô?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị cườm khô bao gồm:

  • Tuổi tác: tuổi càng cao càng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể;
  • Gia đình có thành viên bị đục thủy tinh thể;
  • Đã bị tổn thương hoặc viêm mắt trước đó;
  • Đã từng phẫu thuật mắt;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Phơi nắng nhiều;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Huyết áp cao;
  • Hút thuốc;
  • Béo phì;
  • Dùng thuốc corticosteroid trong thời gian dài;
  • Tia bức xạ ion hóa chẳng hạn như tia X-quang hoặc tia bức xạ dùng trong trị liệu ung thư.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị cườm khô – đục thủy tinh thể

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cườm khô – đục thủy tinh thể?

Cườm khô không làm tổn thương mắt mà chỉ làm mờ mắt. Nếu bạn cảm thấy hài lòng về thị lực của mình thì không cần phải phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Một khi bạn không còn cảm thấy hài lòng với khả năng nhìn của mình nữa và bác sĩ thấy thị lực sụt giảm đáng kể, bạn nên cân nhắc việc phẫu thuật đục thủy tinh thể. Đôi lúc với bệnh ở giai đoạn đầu, thị lực có thể được cải thiện bằng việc đeo kính. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng, thay kính cũng không giúp cải thiện thị lực.

Trong phẫu thuật, mắt sẽ được gây tê bằng thuốc nhỏ mắt và tiêm thuốc gây mê cho bệnh nhân. Sau đó thủy tinh thể bị đục sẽ được loại bỏ và thường được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. Sau khi phẫu thuật nên hạn chế tối đa các hoạt động.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể không bao giờ thực hiện trên cả hai mắt cùng một lúc. Bệnh nhân thường được phẫu thuật mắt yếu hơn trước để có thể nhìn bằng mắt khỏe hơn trong khi mắt được phẫu thuật bình phục.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mắt bị cườm khô?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kết quả khám mắt của người bệnh. Bạn nên gặp chuyên gia mắt (chuyên gia đo thị lực hoặc bác sĩ khoa mắt) để được chẩn đoán cụ thể hơn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của cườm khô?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh đục thủy tinh thể:

  • Gặp bác sĩ ngay nếu bạn đột ngột gặp vấn đề về thị lực;
  • Đi khám lại nếu bạn bị đục thủy tinh thể và nhận thấy thị lực ngày càng tệ hơn. Có thể có các vấn đề khác nữa xảy ra với mắt;
  • Bảo vệ cho mắt không bị tổn thương. Đeo kính râm chặn cả 2 loại tia cực tím UVA và UVB, đặc biệt là khi trời nắng;
  • Giữ lượng đường trong máu ổn định nếu bạn bị tiểu đường. Đục thủy tinh thể phát triển nhanh hơn khi đường huyết cao.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Cườm khô – đục thuỷ tinh thể là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ở một số bệnh cảnh đặc biệt như đái tháo đường hay dùng thuốc corticosteroid kéo dài, đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn.

Ngày nay, với sự tiến bộ của chuyên ngành nhãn khoa, đục thủy tinh thể có thể được điều trị bằng cách thay thủy tinh thể nhân tạo. Đây là một phẫu thuật nhẹ nhàng và người bệnh sau khi được thực hiện phẫu thuật có thể phục hồi tầm nhìn đáng kể và được xuất viện trong ngày.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo

  • Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 713
  • Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Trang 1445
  • Ngày đăng: Tháng Chín 16, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Chín 16, 2017

Video liên quan

Chủ đề