Cam kết tài sản riêng làm ở đâu

Tài sản riêng của vợ, chồng được xác định là những tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân được thỏa thuận là tài sản riêng. Một trong những văn bản thường được sử dụng là văn bản cam kết về tài sản riêng. Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn về cam kết tài sản riêng và cung cấp mẫu văn bản cam kết tài sản riêng.

Cam kết tài sản riêng là gì?

Cam kết tài sản riêng là việc vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thỏa thuận với nhau về xác định tài sản riêng giữa hai vợ chồng, thỏa thuận này được lập thành văn bản và phải có công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình còn quy định: Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy:

– Những tài sản có căn cứ xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng có quyền tự quyết định đoạt tài sản đó mà không cần có văn bản cam kết của người còn lại.

– Đối với những tài sản không có căn cứ rõ ràng để chứng minh là tài sản riêng của vợ, chồng thì vợ, chồng có trách nhiệm phải chứng minh tài sản triêng đó là của mình. Nếu không có đủ căn cứ để chứng minh về tài sản riêng mà lại có tranh chấp thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung (theo Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Việc thỏa thuận, chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật q cụ thể tại các điều 38, 39, 40 luật Hôn nhân gia đình và phải được lập thành văn bản.

Thủ tục công chứng văn bản xác nhận tài sản riêng

Khi cam kết xác nhận tài sản riêng giữa vợ/ chồng 02 bên phải hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc nào. Văn bản cam kết để có hiệu lực pháp lý thì cần phải được công chứng, chứng thực tại công việc công chứng hoặc chứng thực tại ủy ban nhân dân và thông thường thủ tục này sẽ được thực hiện tại văn phòng công chứng để có thể được tư vấn kỹ hơn về pháp luật và được hỗ trợ cung cấp mẫu văn bản cam kết.

Khi công chứng mẫu văn bản cam kết tài sản riêng, vợ/ chồng cần mang theo những giấy tờ như sau:

– Đăng ký kết hôn chứng minh quan hệ vợ chồng, chứng minh thư nhân dân/ thẻ thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu của vợ chồng.

– Giấy tờ chứng minh về quyền tài sản như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô, đăng ký xe máy, sổ tiết kiệm…

– Dự thảo văn bản cam kết tài sản riêng (nếu có)

Khi thực hiện cam kết về tài sản riêng của vợ chồng tại văn phòng công chứng thì không cần phải có văn bản trước mà có thể yêu cầu dịch vụ công chứng hỗ trợ soạn thảo theo ý chí của vợ chồng. Bên cạnh đó, đối với thủ tục chứng thực tại ủy ban nhân dân thì vợ chồng phải có văn bản soạn trước, cán bộ tại ủy ban sẽ chứng thực chữ ký của vợ chồng, vì thế văn bản chuẩn bị trước sẽ chưa có phần chữ ký.

Mẫu văn bản cam kết tài sản riêng năm 2022

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về mẫu các bản cam kết nói chung và mẫu văn bản cam kết tài sản riêng nói riêng. Việc soạn thảo văn bản cam kết cần phải tuân thủ các quy định về văn bản hành chính và những nội dung phải hoàn toàn tự nguyện giữa các bên, không được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

Ở phần này, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp một mẫu cam kết tài sản riêng:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

VĂN BẢN CAM KẾT VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG

Hôm nay, ngày …../……/……, tại……………….Chúng tôi gồm:………………………

Tôi là…….., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số…… do công an…… cấp ngày ……, đăng ký hộ khẩu thường trú tại……, có vợ là bà…., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số…..do công an…..cấp ngày….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại……..

Bằng văn bản này, tôi xin khẳng định: Quyền sở hữu toàn bộ ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại: thửa đất số….., Tờ bản đồ số….., địa chỉ………– theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” số …..; Số vào sổ cấp GCN:………., do ………… cấp ngày ……, là tài sản riêng của vợ (chồng) tôi (…….);

Tôi không có đóng góp gì trong việc hình thành tài sản nêu trên và chúng tôi chưa có một thỏa thuận nào về việc sáp nhập tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Kể từ ngày tôi lập và ký văn bản này, bà ….. được toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu/ sử dụng đối với tài sản nêu trên, theo quy định của Pháp luật.

Tôi xin cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân, tài sản và nội dung cam kết trong văn bản này là đúng sự thật;

– Văn bản cam kết này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của cá nhân tôi;

– Tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc cam kết và đồng ý ký tên dưới đây để làm bằng chứng;

Người lập văn bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải (Download) mẫu Văn bản cam kết tài sản riêng năm 2022

Trên đây là nội dung bài viết mẫu văn bản cam kết tài sản riêng. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.

Có thể bạn quan tâm:

+ Dịch vụ đăng ký logo cho doanh nghiệp

+ Dịch vụ đăng ký thương hiệu cho doanh nghiệp

+ Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp

+ Dịch vụ đăng ký bản quyền cho doanh nghiệp

Câu hỏi:

Kính gửi luật sư, vợ hoặc chồng đến công chứng để yêu cầu công chứng văn bản cam kết tài sản là của chồng hoặc của vợ thì công chứng có được quyền làm không? Luật sư cho tôi hỏi, vợ/chồng có quyền yêu cầu công chứng văn bản cam kết tài sản riêng của vợ/ chồng được không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

–  Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản riêng của vợ, chồng:

“ 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

–  Theo quy định tại Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014 : “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”

–  Căn cứ vào quy định nêu trên, có thể chia làm 2 trường hợp như sau:

Thứ nhất: Đối với những tài sản có căn cứ rõ ràng là tài sản riêng như nêu trên thì vợ/chồng đương nhiên có quyền tự định đoạt mà không cần có văn bản cam kết của chồng/vợ.

Thứ hai: Đối với trường hợp tài sản không có căn cứ rõ ràng là tài sản riêng thì vợ/chồng có trách nhiệm chứng minh đó là tài sản riêng của mình, như: cung cấp văn bản về việc được tặng cho riêng, chứng minh nguồn tiền để mua tài sản đó là của riêng…. Hoặc nếu vợ chồng có thỏa thuận thì vợ/chồng có thể làm văn bản cam kết, tài sản là của người chồng/vợ và mình không có bất kỳ đóng góp gì đối với tài sản đó. Văn bản này có tác dụng chứng minh đó không phải là tài sản chung của vợ chồng nhưng cũng không có tác dụng chứng minh đó là tài sản riêng của người chồng/vợ vì có thể còn đồng chủ sở hữu/sử dụng khác. Nếu có yêu cầu công chứng văn bản cam kết trên thì công chứng viên vẫn có thể công chứng vì công chứng là việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch do pháp luật quy định và hợp đồng, giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Chồng hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ được không?

Tôi đã lấy chồng được 10 năm và đang có một cậu con trai, sau khi lấy chồng, mẹ tôi đã làm thủ tục tặng cho tôi một căn nhà mặt phố, do đã có nhà ở nên tôi cho thuê căn nhà đó mỗi tháng được 15 triệu đồng và số tiền đó tôi gửi ngân hàng tiết kiệm với ý định để cho con trai sau này lớn đi học nước ngoài. Nay tôi muốn bán đứt căn nhà cho người đang thuê của tôi nhưng chồng tôi nhất quyết không cho tôi bán. Vậy xin hỏi chồng tôi có quyền ngăn cản tôi không được bán căn nhà đó không?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng thì: tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Theo đó, căn nhà là tài sản riêng của chị bởi được mẹ tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Theo quy định Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng thì:

+ Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

+ Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Theo chị trình bày, trước khi có ý định bán nhà, chị cho thuê nhà và thu được tiền thuê là 15 triệu/ tháng, số tiền này được gửi vào tài khoản ngân hàng để cho con đi du học trong tương lai. Số tiền thuê nhà này chính là khoản lợi tức phát sinh từ việc khai thác tài sản riêng, tuy nhiên không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình. Theo nội dung quy định pháp luật trên, chị được toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, tức là được bán nhà mà chồng bạn không có quyền ngăn cản. Tuy nhiên, xét từ góc độ tình cảm, chúng tôi vẫn khuyên bạn và chồng có sự thương lượng, bàn bạc để định đoạt tài sản có giá trị này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ đề