Ngô bảo châu đang ở đâu

Trong một vài ngày tính đến nay, đã và đang nổ ra những tranh cãi trong dư luận Việt Nam về thông tin giáo sư toán Ngô Bảo Châu thỉnh giảng cho một học viện ở Trung Quốc.

Theo quan sát của VOA, tranh luận khởi phát sau khi xuất hiện thông tin trên mạng xã hội nói rằng giáo sư Ngô Bảo Châu, người Việt đầu tiên giành Huy chương Fields vốn được coi là giải Nobel dành cho toán học, đầu quân cho Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc.

VOA tìm hiểu và được biết Học viện Cáp Nhĩ Tân đăng bài bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung Quốc từ hồi tháng 10/2019 cho hay giáo sư Ngô Bảo Châu “được bổ nhiệm làm giáo sư thuộc trường đại học của chúng tôi”.

Bản tin của trường cho biết ông Châu “được bổ nhiệm làm giảng viên thuộc trường đại học của chúng tôi” vào ngày 25/8/2019, và hiệu trường của trường, Zhou Yu, đã trao thư bổ nhiệm cho ông Châu.

Trong bản tin bằng tiếng Anh, tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được phiên âm thành Wu Baozhu. Trong bản tin bằng tiếng Trung, tên Việt Nam của ông Châu được giữ nguyên và để trong ngoặc đơn.

Trên mạng xã hội, nhiều người và một số nhóm Facebook như Thành Đồng Tổ Quốc hay 1986 chỉ trích giáo sư Châu về việc ông giảng dạy tại một trường của Trung Quốc, chủ yếu với lập luận rằng cách đây gần 10 năm, ông Châu từng nói không màng đến lương cao ở Trung Quốc nếu như làm việc ở đó bị xem là quay lưng với đất nước.

Trên thực tế, theo tìm hiểu của VOA, lập luận đó chứa đựng thông tin mang tính giai thoại, dựa trên những bài viết đăng trên các trang web của Lao Động và Soha hồi giữa tháng 2/2013.

Theo những bài viết này, hiện vẫn còn tồn tại trên internet, “dân làm toán trong nước” truyền miệng nhau rằng khi giáo sư Châu được trao giải Fields vào tháng 8/2010, Trung Quốc mời ông sang làm việc với mức lương có thể lên đến 800.000 đô la/năm.

Nữ phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền, mẹ của giáo sư Châu, được trích lời nói rằng bà “có nghe”chuyện một số người hỏi ông Châu sao không sang Trung Quốc làm giáo sư với thu nhập lên đến hàng triệu đô la, và ông Châu được cho là đã trả lời: “Trở thành triệu phú thích thú nỗi gì nếu để cho bạn bè, đồng nghiệp có cảm giác là mình quay lưng với đất nước?”.

Đáp lại những lời chỉ trích, giáo sư Ngô Bảo Châu giải thích với VietnamNet hôm 24/1 rằng: “Cách đây mấy năm tôi có đi Cáp Nhĩ Tân một vài lần để thỉnh giảng và tham gia hội đồng đánh giá hoạt động của viện nghiên cứu bên đó. Trong một chuyến đi như thế, hiệu trưởng trường Cáp Nhĩ Tân đã có buổi tiếp chính thức, tặng kỷ niệm chương và thông báo rằng trường luôn tiếp đón tôi bất kỳ lúc nào ở tư cách giáo sư thỉnh giảng”.

Giáo sư Châu nói thêm rằng ông đi thỉnh giảng, hợp tác nhiều nơi, nên ông không thấy việc đi thăm Cáp Nhĩ Tân có gì đặc biệt hơn.

“Thường khi đi thỉnh giảng ở đâu đó, tôi sẽ quay lại một vài lần để công việc đi đến một kết quả gì đó, chứ không thuần tuý chỉ đi cho biết. Vì thế tôi chấp nhận lời mời của ông hiệu trưởng với ý định sẽ còn quay lại đó 2-3 lần, hợp tác nghiên cứu với một nhà toán học ở đó”, vẫn lời giáo sư Châu nói với VietnamNet.

Nhưng giáo sư cho hay rằng do đại dịch COVID-19 nên ông chưa quay lại học viện của Trung Quốc và cũng không chắc có đi thăm Cáp Nhĩ Tân trong tương lai gần nữa hay không.

Ông Châu nhấn mạnh với VietnamNet rằng ông không có trong biên chế ở trường đại học nào ở Trung Quốc và nói thêm: “Nói chung, tôi không có ý định đi làm việc lâu dài ở bất kỳ chỗ nào ở Trung Quốc mà chỉ đi thỉnh giảng, hợp tác khoa học”.

Vẫn vị giáo sự khẳng định rằng hiện nay ông làm việc toàn thời gian và lâu dài trên cương vị giáo sư ở Đại học Chicago, Mỹ, bên cạnh đó ông cũng nắm trách nhiệm là Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán ở Việt Nam.

Trong 5 năm từ 2020-2025, ông sẽ thỉnh giảng ở College de France, Pháp, và việc đi thỉnh giảng các nơi khác sẽ không có định kỳ, chỉ là các chuyến đi ngắn, giáo sư Châu cho biết thêm.

Đối lập với những ý kiến chỉ trích việc giáo sư Châu thỉnh giảng ở Trung Quốc, có không ít người lên tiếng ủng hộ, bênh vực ông.

Họ cho rằng ông Châu làm việc ở đâu cũng là cống hiến cho khoa học và nhân loại. Thậm chí có những người cho rằng thay vì hằn học với ông bằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, người Việt Nam nên cảm thấy tự hào về thực tế rằng cường quốc đông dân nhất trên địa cầu và có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải mời người của nước láng giềng bé nhỏ hơn nhiều tới giảng dạy.

Giáo sư Mạc Văn Trang nói với VOA về vấn đề này:

“Tại sao lại lên án giáo sư Châu. Khoa học không có biên giới và chúng ta đang sống trong thế giới phẳng. Việc giáo sư Châu chia sẻ về toán học với trường của Trung Quốc, tôi nghĩ là tốt. Nói rộng ra, Việt Nam và Trung Quốc vẫn hợp tác, giao thương, buôn bán đấy thôi”.

Theo giáo sư Trang, chỉ có những bí mật quốc gia, bí mật quân sự hay khoa học-công nghệ quan trọng mới không thể chia sẻ, chuyển giao, nhưng việc nghiên cứu, giảng dạy toán không phải là một bí mật như vậy.

“Chỉ trích giáo sư Châu là hành động thiển cận”, giáo sư Trang nói với VOA.

Ông Mạc Văn Trang và nhiều người cũng cho rằng thay vì chỉ trích giáo sư Ngô Bảo Châu, người Việt nên ngẫm nghĩ đến chuyện vì sao nhà nước Việt Nam không thu hút, giữ chân được những người tài như ông Châu, dẫn đến việc họ làm việc lâu dài hay thỉnh giảng ở nước ngoài, thay vì làm như vậy ở Việt Nam.

Giáo sư Trang đưa ra một số lý giải: “Ở Việt Nam, không có môi trường tự do cho khoa học, tư tưởng và văn hóa. Ngay từ các cấp giáo dục ở bậc thấp cho trẻ nhỏ đã không có tự do về suy nghĩ, tìm tòi, phát biểu, nên hạn chế sáng tạo, và đó là hạn chế lớn nhất”.

Vẫn theo giáo sư Trang, nhân tài ở Việt Nam nếu lên tiếng phản biện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước sẽ bị loại khỏi nơi công tác, ngoài ra sẽ bị bộ máy tuyên truyền chính thức hoặc phi chính thức, hay còn gọi là giới dư luận viên, chửi bới, thóa mạ. Do đó, nhân tài không có chỗ đứng ở trong nước hoặc tìm cách ra nước ngoài làm việc.

Một lý do nữa, theo giáo sư Trang, đó là chế độ lương bổng, đãi ngộ ở Việt Nam nhìn chung còn chưa đủ để nhà khoa học chân chính nuôi sống bản thân, nói gì đến nuôi cả gia đình, vì vậy cũng khó giữ được người tài.

12/05/2021 | 22:31 | 8,154 views

Tính đến năm 2010, Ngô Bảo Châu là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được phong học hàm Giáo sư. Mặt khác, ông cũng là người Việt đầu tiên được trao tặng các giải thưởng danh giá của quốc tế: 2 huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế Chứng minh Bổ đề cơ bản; nhận giải thưởng Fields; nhận huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, …

Thân thế Giáo sư Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, là con trai duy nhất trong một gia đình trí thức truyền thống ở Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Cha của ông, giáo sư Ngô Huy Cẩn, nguyên là giáo sư vật lý của Viện Cơ học Quốc gia Việt Nam. Mẹ ông, bà Trần Lưu Vân Hiền, là lương y, phó giáo sư tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Đồng thời, ông cũng là cháu họ của một trong những người viết cuốn sách Đại số đầu tiên – Giáo sư Ngô Thúc Lanh.

Ngô bảo châu đang ở đâu
Giáo sư Ngô Bảo Châu và đấng sinh thành

Năm 15 tuổi, ông vào học lớp chuyên Toán trường THPT Chuyên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (Khối Chuyên Tổng Hợp – Đại học Khoa học Tự Nhiên Hà Nội), tiền thân là lớp A0. Năm lớp 11 và 12, Ngô Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) lần thứ 29 và 30 và trở thành học sinh Việt Nam đầu tiên giành hai huy chương vàng IMO, trong đó ông giải nhất với điểm tuyệt đối (42/42).

Sau khi tốt nghiệp trung học, Ngô Bảo Châu dự kiến ​​sẽ học ở Budapest. Nhưng, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu, chính phủ mới của Hungary đã ngừng cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam. Sau khi đến thăm cha của ông, Paul Germain – thư ký của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, đã sắp xếp cho ông sang Pháp du học.

Ngô bảo châu đang ở đâu
Con đường học vấn của ông khá thuận buồm xuôi gió nhờ sự kiên trì, nỗ lực và quyết tâm cao độ

Dù được chính phủ Pháp cấp học bổng để theo học đại học tại Đại học Paris VI, nhưng ông đã chọn École Normale Supérieure danh giá. Ngô Bảo Châu lấy bằng Tiến sĩ năm 1997 tại Đại học Paris-Sud dưới sự giám sát của Gérard Laumon. Ông trở thành thành viên của CNRS tại Đại học Paris 13 từ 1998 đến 2005 và bảo vệ bằng cử nhân tại đây vào năm 2003.

Không lâu sau, ông trở thành Giáo sư tại Đại học Paris-Sud 11 vào năm 2005. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu chính thức được phong hàm Giáo sư tại Việt Nam, trở thành giáo sư trẻ nhất nước ta. Từ năm 2007, ông làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp, Princeton, New Jersey cũng như Viện Toán học Hà Nội. Ông gia nhập khoa Toán tại Đại học Chicago vào ngày 1 tháng 9 năm 2010. Ngoài ra, từ năm 2011, ông đang giữ vai trò Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Cao cấp Việt Nam mới thành lập.

Đôi nét về Giáo sư Ngô Bảo Châu

Họ và tên: Ngô Bảo Châu

Ngày sinh: 28/06/1972

Tư cách công dân: Pháp – Việt

Nghề nghiệp: Nhà toán học

Giải thưởng:

  • Giải thưởng Clay (2004)
  • Giải thưởng Oberwolfach (2007)
  • Giải thưởng Sophie Germain (2007)
  • Huy chương Fields (2010)
  • Bắc Đẩu Bội tinh (2011)
  • Giải thưởng Maurice Audin (2018)

Gia đình:

  • Vợ: Nguyễn Bảo Thanh (kết hôn năm 1994)
  • Con cái: Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995), Ngô Thanh Nguyên (sinh năm 2000), Ngô Hiền An (sinh năm 2003)

Dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giáo sư Ngô Bảo Châu lần đầu tiên vang danh toàn quốc tế bằng cách chứng minh (trong công việc chung với Gérard Laumon) Bổ đề cơ bản cho các nhóm đơn nhất. Chiến lược chung của họ là tìm hiểu các tích phân quỹ đạo cục bộ xuất hiện trong bổ đề cơ bản về các sợi affine Springer phát sinh trong quá trình Hitchin. Điều này cho phép họ sử dụng các công cụ của lý thuyết biểu diễn hình học, cụ thể là lý thuyết về độ nghiêng để nghiên cứu những gì ban đầu là một bài toán tổ hợp có tính chất lý thuyết số.

Ông cuối cùng đã thành công trong việc xây dựng chứng minh cho bổ đề cơ bản cho đại số Lie vào năm 2008. Cùng với kết quả của Jean-Loup Waldspurger, người trước đó đã suy ra các dạng mạnh hơn của bổ đề cơ bản từ kết quả này, điều này đã hoàn thành việc chứng minh bổ đề cơ bản trong trường hợp. Kết quả là Ngô Bảo Châu đã được nhận Huy chương Fields vào năm 2010.

GS. Nguyễn Văn Mậu, thầy giáo cũ của Ngô Bảo Châu phụ trách đội tuyển Olympic Toán Việt Nam thời điểm ông trong đội tuyển đi thi vào năm 1988 và 1989

“Châu nhận giải Fields sẽ khẳng định rằng đất nước mình đã có nhân tố đạt trình độ đỉnh cao, sánh ngang với các nền toán học khác và cả thế giới phải nhìn. Ngô Bảo Châu đã tiếp lửa cho những ước mơ chinh phục đỉnh cao khoa học quốc tế của giới trẻ Việt Nam.”

Ngô bảo châu đang ở đâu
Huy chương Fields là một bước đệm giúp ông phát triển sự nghiệp nhanh chóng

Giáo sư, TSKH Đào Trọng Thi – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng Quốc hội, nguyên Giám đốc ĐHQGHN

“Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields sẽ có tác động rất lớn tới nền toán học nước nhà mà điều đầu tiên phải kể đến là trong mắt bạn bè quốc tế, vị trí nền toán học Việt Nam sẽ nâng lên một tầm cao mới. Và quan trọng hơn là chính người Việt Nam, xã hội Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam sẽ tự hào, tự tin hơn vào sự phát triển của toán học nước nhà, nhất là trong điều kiện xã hội đang dường như bi quan về nền giáo dục Việt Nam. Điều này còn lớn hơn cả bản thân giải thưởng Fields.”

Năm 2004, Ngô Bảo Châu và Laumon được trao Giải thưởng Nghiên cứu Clay vì thành tích của họ trong việc giải bổ đề cơ bản do Robert Langlands đề xuất cho trường hợp các nhóm đơn nhất. Công trình nghiên cứu này đã được Time bình chọn là một trong Mười phát hiện khoa học hàng đầu của năm 2009. Năm 2010, ông nhận được Huy chương Fields và năm 2011, anh nhận được Huân chương Bắc đẩu bội tinh. Năm 2012, ông trở thành thành viên của Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ. Và mới đây, vào năm 20018, ông nhận thêm Giải thưởng Maurice Audin danh giá.

“Nhà khoa học có tham vọng phải đổi mới mình liên tục” – Đó là quan điểm của ông khi đề cập đến vấn đề làm thế nào để góp phần vào công cuộc xây dựng dân giàu, nước mạnh.

Ngô bảo châu đang ở đâu
Từ các Bộ, Ban, Ngành cho đến các giáo sư, tiến sĩ trong nước đều vô cùng nể trọng ông

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

“Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Giáo sư thực hiện ý nguyện của mình là đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển ngành toán học nước nhà và qua đó góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.”

Sự thành công của Giáo sư Ngô Bảo Châu chính là “một cú hích” lớn cho nền Toán học nước nhà. Từ đây, giới trẻ Việt Nam sẽ tự tin hơn trong quá trình hội nhập hóa với tri thức toàn cầu, giúp cho Việt Nam phát triển, vang danh bốn bể năm châu.