Nghiên cứu khoa học về kỹ năng thuyết trình

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thời gian gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học được thực  hiện khắp các trường đại học trong cả nước. Các trường đã và đang chuyển   dần từ  kiểu dạy học truyền thống sang hình thức lấy người học làm trung   tâm. Do vậy sinh viên không chỉ đến lớp để nghe giảng, chép bài mà còn phải   có sự chuẩn bị tự nghiên cứu tài liệu và trình bày trước lớp. Kỹ năng trình bày  hay thuyết trình trước nhiều người trở  nên rất cần thiết đối với sinh viên  ngày nay. Có được những bài thuyết trình thành công trước lớp hay trước đám  đông sẽ góp phần giúp sinh viên thành công trong học tập  ở trường. Kỹ năng  này cũng rất cần thiết cho sinh viên khi trình bày các công trình nghiên cứu,  khóa luận, báo cáo khoa  học,… trong và ngoài trường. Qua đó, sinh viên phát  triển các khả năng tìm tòi sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và khả  năng tư  duy phản biện. Sau khi tốt nghiệp, kỹ năng thuyết trình sẽ giúp cho sinh viên  tự tin, thành công hơn trong cuộc sống và trong công việc.  Đa số  sinh viên thích học bằng phương pháp thuyết trình. Nhưng giữa  thích và làm tốt là một khoảng cách không nhỏ. Thuyết trình thực sự  là một  nhi ệ m   v ụ   không   dễ   dàng   b ở i   ng ườ i   thuy ế t   trình   c ầ n   đượ c   trang   b ị  nh ững k ỹ  năng nhất định mới có thể  thực hiện thành công một bài thuyết   trình đạt hiệu quả  cao. Bao gồm chọn đề  tài, lập đề  cương, thu thập tư liệu,   biên soạn nội dung, trình bày đề  tài từ  chủ  đề  cho đến kết luận và trả  lời  các câu hỏi phản biện một cách thuyết phục. Quan trọng nhất người thuyết  trình còn phải vượt qua nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông. Nếu làm tốt các  phần trên thì mới mong có được một buổi thuyết trình rõ ràng và thu hút được  người theo dõi. Khảo sát một số  lớp của khoa Giáo dục trường Đại học Sài Gòn kết  quả  cho  thấy hầu  hết  sinh  viên  tuy rất  thích nhưng  lại  sợ  thuy ết  trình  
  2. 2 không tốt. Và số  liệu cũng ghi nhận hầu hết sinh viên chưa thực hiện tốt  thuyết trình. Có thể nói nhu cầu  được hiểu biết và rèn luyện kỹ năng thuyết   trình là một việc hết sức  cần thiết và mang tính cấp bách cho sinh viên  khoa Giáo dục tr ườ ng Đại học Sài Gòn hiện nay. Trong bối cảnh trên, nên tôi đã chọn đề  tài “ Nâng cao kỹ  năng thuyết  trình cho sinh viên khoa Giáo dục trường Đại học Sài Gòn” nhằm ghi nhận  thực trạng cũng như  đề  ra giải pháp cải thiện và nâng cao kỹ  năng thuyết  trình cho sinh viên khoa Giáo dục trường Đại học Sài Gòn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Kỹ năng thuyết trình của sinh viên là một trong những vấn đề  được quan   tâm hàng đầu trong môi trường đại học hiện nay. Do đó đã được đề  cập rất  nhiều trên sách, báo, tạp chí,… Bên cạnh đó, cũng có nhiều buổi hội thảo và   đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này.  Các công trình nghiên cứu, bài viết và các cuộc hội thảo: ­ Đề  tài: “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 3 khoa Tiếng Anh   trường Đại học Đà Nẵng” của sinh viên Nguyễn Thị Phương Hiền. Đã đưa ra  thực trạng kỹ  năng thuyết trình của sinh viên là do chưa có đủ  kỹ  năng thuyết  trình nên những bài thuyết trình chưa có hiệu quả  cao như mong muốn. Còn  mắc nhiều lỗi về cấu trúc, thiết kế và sử dụng dụng cụ trực quan, ngôn ngữ  hình  thể, đặc biệt việc thiếu từ  vựng và ngôn ngữ  thuyết trình là những khó  khăn mà nhiều sinh viên gặp phải nhất. ­ Đề tài: “Sử dụng phương tiện trực quan trong các bài thuyết trình trên  lớp của sinh viên năm 2 trường Đại học Ngoại Ngữ ­ Đại học Quốc Gia Hà  Nội”. Đề tài nghiên cứu về cách sử dụng  phương tiện trực quan cho các bài  thuyết trình trên lớp của sinh viên năm 2 sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó,  đề tài còn nêu lên thực trạng của việc sử dụng, một số gợi ý cũng như cách chọn   và giới thiệu phương tiện trực quan.
  3. 3 ­ Đề tài: “Giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên trường   Đại học Nội vụ  Hà Nội” của nhóm sinh viên Trần Thị  Ngọc và Phạm Như  Quỳnh.  ­ Đề tài: “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ 2 khoa Ngoại Ngữ  Trường Đại học Hồng Đức” của nhóm sinh viên Lê Thị  Hà, Trịnh Thị  An,   Nguyễn Thị Quỳnh và Lê Đỗ Bích Thuận. ­ Đề  tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ  năng thuyết trình của  sinh viện ngành Quản trị  kinh doanh Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội”  của sinh viên Nguyễn Thị Hằng. ­ Đề tài: “Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên Sư phạm vật lý   Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội ” của nhóm sinh viên  Nguyễn Thị Hậu, Hoàng Ngọc Ánh, Đào Thị Kim Chi, Phạm Thị Thanh Hà và   Bùi Thị Ngọc Mai. ­ Bài viết của thạc sĩ Lê Tân Huỳnh Câm Giang, thuộc Viên nghiên cứu  giáo dục, bài viết với tiêu đề  “Những rào cản của đổi mới phương pháp dạy   học  ở  Đại học”. Bài viết chỉ  ra những khó khăn trong việc thay đổi phương   pháp dạy và học tại các trường Đại học ở Việt Nam, trong đó ông cũng chỉ ra  những vấn đề gặp phải khi thuyết trình của sinh viên. Bên cạnh đó còn có rất  nhiều các cuộc thảo luận, hội thảo lớn các ý kiến xung quanh vấn đề này.  ­ “Kỹ năng thuyết trình – Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng   sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang” của TS. Hồ  Thanh   Mỹ Phương và nhóm cộng tác viên: Trương Thị Mỹ Dung và Đoàn Mỹ Ngọc.  Trong tài liệu này cung cấp cho ta những nội dung cơ bản về lý thuyết kèm   theo các hoạt động trong các lớp chuyên đề  giúp sinh viên thành công trong  học tập cũng như trong các công việc sau này. ­ Luận văn: “Kỹ  năng thuyết trình” của Tâm Việt Group – Đào tạo tư  vấn. Nêu ra các bước để  chuẩn bị  cho một bài thuyết trình gồm có: xác định 
  4. 4 các  tình huống, phân  tích thính  giả  và  diễn giả,  xác  định  mục  tiêu  muốn  truyền tải, thu thập thông tin và luyện tập. Ngoài ra cần phải biết giới hạn  vấn đề, đánh giá môi trường bên ngoài. ­ Hội thảo quốc gia v ề  ch ủ  đề  “Sinh viên với đào tạo đáp  ứng nhu   cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp”. H ội th ảo đã cùng thảo luận và đưa ra   những vấn đề cần chú trọng và đổi mới trong phương pháp học tập của sinh  viên.Trong đó kỹ năng thuyết trình của sinh viên cũng là một trong những vấn   đề được nêu ra trong hội thảo. Những đề  tài nghiên cứu, những hội thảo khoa học hay những cuốn   sách kể trên cũng đã phần nào chỉ ra cái đã đạt được, cái cần phải đạt được  và đưa ra  những  cách thức   để  thuyết trình  đạt hiệu quả  cao. Tuy nhiên  những sách báo, tạp chí chỉ đơn thuần là lý thuyết về kỹ năng thuyết trình, chưa  thật thực tế và cụ thể  cho sinh viên. Những buổi hội thảo mang tính thực tế  hơn, giải đáp được những thắc mắc, khó khăn của sinh viên trong quá trình  thuyết trình, tuy nhiên các buổi hội thảo này không được tổ  chức thường   xuyên, cũng như  không có đủ  thời gian để  giải đáp hết thắc mắc cho sinh   viên. Vì vậy kỹ  năng thuyết trình của sinh viên nói chung và sinh viên khoa  Giáo dục trường Đại học Sài Gòn nói riêng vẫn còn là vấn đề  cần tiếp tục  nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu ­ Xác định mức độ  cần thiết và tầm quan trọng của kỹ  năng thuyết  trình. ­ Khảo sát thực trạng  kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Giáo Dục  trường Đại học Sài Gòn qua đó đề  xuất một số  giải   pháp có tính khả  thi  
  5. 5 nhằm nâng cao k ỹ  năng thuyết trình của sinh viên khoa Giáo Dục trườ ng  Đại học Sài Gòn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Hệ  thống hóa những vấn đề  về  lý luận thực tiễn của vấn đề  nghiên   cứu ­ Tìm hiểu kỹ năng thuyết trình của sinh viên  ­ Khảo sát mức độ khả năng thuyết trình của sinh viên ­ Tìm hiểu các yếu tố gây khó khăn trong thuyết trình của sinh viên, từ  đó đưa ra một số đề suất nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là kỹ  năng thuyết trình của sinh viên khoa Giáo  Dục trường Đại học Sài Gòn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi nội dung: + Một số  khái niệm có liên quan đến đề  tài “Nâng cao kỹ  năng thuyết  trình của sinh viên khoa Giáo Dục trường Đại học Sài Gòn” + Một số kỹ năng thuyết trình + Thực trạng kỹ năng thuyết trình + Các yếu tố ảnh hưởng và khó khăn khi thuyết trình của sinh viên + Đề ra một số biện pháp khắc phục ­  Phạm vi không gian: Trường Đại Học Sài Gòn 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
  6. 6 5.1. Cơ sở lý luận:  Luận văn đ ượ c thực hiệ n d ựa trên c ơ  s ở  quan điể m củ a chủ  nghĩa  Mác – Lênin, t ư  t ưở ng H ồ  Chí Minh và quan điểm chỉ  đạ o củ a bộ  Giáo  dụ c về  công tác đổ i mới trong d ạy và họ c. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng hệ thống phương pháp sau: ­  Phương Pháp Nghiên Cứu Luận: chủ  yếu là phươ ng pháp nghiên  cứu tư liệu có sẵn. ­  Phương pháp phỏng vấn: nhằm thăm dò trực tiếp quá trình thuyết   trình từ  nhiều người khác nhau để  thấy rõ những vấn đề  mà sinh viên hay  mắc phải trong quá trình thuyết trình là như thế nào. ­  Phương   pháp   điều   tra   bằng   bảng   hỏi:   lập   nh ững   câu   hỏi   trắc  nghiệm sát  thực trong thuyết trình, những khó khăn, thuận lợi tồn tại trong  thuyết trình của sinh viên. 6. Đóng góp của luận văn ­ Luận văn góp phần làm sáng tỏ  lý luận và thực tiễn kỹ  năng thuyết  trình của sinh viên ­ Là cơ sở để đưa ra những biện pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình cho  sinh viên khoa Giáo Dục trường Đại học Sài Gòn 7. Kết cấu của luận văn  Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn  gồm 3 chương, 8 tiết.
  7. 7  
  8. 8 Chương 1 KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH  VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH  VIÊN KHOA GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm thuyết trình Có rất nhiều khái niệm về thuyết trình. Sau đây là một vài khái niệm: ­ Thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ đề  cho người   nghe. Những dụng cụ trực quan được sử  dụng để  minh họa cho nội dung của   bài nói. ­ Thuyết trình là trình bày một cách sáng tỏ  một vấn đề  trước đông  người. ­ Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề  trước nhiều người. Thuyết  trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như một nghệ sĩ hay diễn   viên đứng trước công chúng, thuyết trình là một kỹ  năng được phát triển   thông qua kinh nghiệm và đào tạo. Một cách hiểu đơn giản hơn thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng  và các thông tin đến mội nhóm người; là trình bày bằng lời về  một vấn đề  nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người   nghe. 1.1.2. Khái niệm kỹ năng thuyết trình 1.1.2.1. Khái niệm kỹ năng Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về  kỹ  năng. Những định nghĩa này  thường bắt nguồn từ  góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từng   người. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ  năng được hình  thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá 
  9. 9 trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng  luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Như vậy: Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần   thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết(kiến thức hoặc kinh   nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. 1.1.2.2. Kỹ năng thuyết trình ­ Kỹ năng thuyết trình là khả  năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ,  phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin  nhằm làm cho nội dung thông tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều  người nghe hơn. ­ Kỹ  năng thuyết trình là sự  kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa   giao tiếp ngôn ngữ  và giao tiếp hình thể, không chỉ  truyền đạt thông tin đến  đám đông bằng lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà còn truyền đến các   giác quan còn lại gồm thị  giác, khứu giác, vị  giác, xúc giác (bằng hình  ảnh,  mùi, vị, tiếp xúc). 1.2. Vai trò của thuyết trình đối với sinh viên khoa Giáo dục trường   Đại học Sài Gòn 1.2.1. Trong  học tập ­ Thuyết trình là yêu cầu bắt buộc đối với người sinh viên trong một số  môn học mà giảng viên áp dụng phương pháp thuyết trình. ­ Thuyết trình cũng là cơ  hội để  ngườ i sinh viên rèn luyện khả  năng  trình bày trước đám đông của mình,  chuẩn bị  cho hành trang ra trường làm  việc thuận lợi sau này. 1.2.2. Trong công việc và cuộc sống
  10. 10 ­ Tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, thuyết trình tốt sẽ  tạo ra một vị thế  cao, một sự kính nể từ người khác. + Trong lĩnh vực chính trị: những nhà thuyết trình tài ba, họ   đều là  những người lãnh đạo của thế  giới như  Fidel Castro, John Kenedy, Barack   Obama, Mather Luther King, Hồ Chí Minh,... + Trong lĩnh vực giáo dục: một giáo viên không nói trướ c đám đông  hấp dẫn thì không lám cho học sinh hiểu bài, mặc dù có kiến thức sâu rộng. + Trong lĩnh vực kinh tế: một ng ười giám đốc hay một quản lí giỏi   không chỉ là người có tầm vóc chiến lược, ý tưở ng kinh doanh sáng tạo mà   còn phải là một người có khả  năng thuyết trình tốt. Một nhà lãnh đạo giỏi  và thành công là người có thể  làm cho nhân viên hiểu và làm theo những chiến  lượ c và định hướng mà anh ta đề ra. ­ Cho dù một người có những hiểu biết quý giá và ý tưởng độc đáo đến   đâu đi chăng nữa, mà đến khi cần thiết lại không thể trình bày cho người khác  hiểu thì cũng khó lòng đạt được những thành công nhất định. Không ai chấp  nhận mộ t ng ườ i đượ c xem là thành đạ t mà đứng tr ướ c đám đông lạ i lúng  túng, nói không ra tiếng. Đáng tiếc h ơn nữa, v ốn hi ểu bi ết, kinh nghi ệm   làm việc, ý  tưởng độc đáo của người này sẽ  không giúp ích gì cho người  khác. ­  Qua những gì nêu trên chắn hẳn ai cũng nhận ra rằng kỹ  năng thuyết   trình  là một kỹ  năng quan trọng nhất vì nó tập hợp tất cả  các yếu tố  kỹ  năng khác như: sự  tự  tin, sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ  thân thể, lập luận chặt  chẽ, sáng  tạo…Vì  thế  có câu nói “Bạn nói trước đám đông như  thế  nào thì  cuộc đời của bạn cũng thế”. Do đó, kỹ  năng thuyết trình chính là một bước   không thể  thiếu trên con đường thành công. Kỹ  năng thuyết trình là một kỹ  năng khó nhưng hoàn toàn có thể rèn luyện được.
  11. 11 ­ Vì vậy, rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho mình mỗi ngày sẽ rút ngắn   con đường đi đến thành công của bạn. Và điều quan trọng là, bạn càng thuyết   trình giỏi, bạn càng dễ  thuyết phục người khác. Và đó cũng là hình  ảnh mà   hầu hết những người đạt đến vị trí lãnh đạo đều cần có. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thuyết trình trình đối với sinh   viên khoa Giáo dục trường Đại học Sài Gòn 1.3.1. Tác phong thuyết trình Để có một buổi thuyết trình thành công thì người thuyết trình cần phải  chuẩn bị rất nhiều những yếu tố. Trong đó, tác phong của người thuyết trình   chiếm một vị trí không nhỏ đến hiệu quả của buổi thuyết trình. Tác phong ở  đây bao gồm: trang phục hay hình dáng bên ngoài; hành vi, điệu bộ  và cách   ứng xử; phong cách xuất hiện…  Ấn tượng đầu tiên về  người thuyết trình chính là hình dáng bên ngoài  của họ ngay khi xuất hiện. Vì thế, chúng ta cần tạo được thiện cảm đối với   người nghe ở những giây đầu tiên này. Lựa chọn, phối hợp trang phục là một  kỹ  năng quan trọng  ảnh hưởng trực tiếp đến bài thuyết trình. Một sự  phối   hợp hài hòa giữa trang phục, đầu tóc và những trang sức kèm theo sẽ  tạo  được ấn tượng tốt với khán thính giả.  Mặt khác, trang phục gọn gàng, phù hợp sẽ  giúp cho bạn cảm thấy tự  tin,  mạnh mẽ  hơn khi thuyết trình và sẽ  tạo đượ c sự  tin cậy nơi người   nghe. Ngược lại, nếu chọn trang phục không hợp với cơ  thể, hoàn cảnh và  nội dung bài diễn thuyết sẽ gây phản cảm cho đối phương. Từ đó, bài thuyết   trình của bạn sẽ giảm sức thuyết phục.  Ví dụ: Bạn đang thuyết trình về đề tài cách ăn mặc nơi công sở. ­ Trong khi đó lại khoác lên người một chiếc quần jean và áo thun với   màu sắc sặc sỡ, cùng với mái tóc không được kẹp gọn gàng, hẳn lời thuyết  
  12. 12 trình của bạn sẽ  không còn sức thuyết phục nữa, thậm chí khán thính giả  cũng không hứng thú nghe tiếp. Hoặc bạn đeo quá nhiều trang sức, chẳng hạn  như hai, ba chiếc vòng tay; có thể chúng sẽ tạo ra những tiếng va chạm, tiếng   động gây mất tập trung cho người nghe. ­ Vì vậy,những nội dung mà bạn muốn truyền tải đến người nghe sẽ  không được trọn vẹn, và tất nhiên là bài thuyết trình của bạn sẽ không được  như ý.  ­ Bên cạnh trang phục thuyết trình, thì phong thái, hành vi, cách ứng xử  của bạn cũng chiếm một vị trí quan trọng. Một giọng nói to, rõ ràng sẽ truyền  cảm hứng cho người nghe. Cách diễn đạt tự  tin, phong thái tự  nhiên sẽ  làm  người nghe cảm thấy thân thiện và tin cậy. Từ đó, dễ  dàng chinh phục được  người nghe. Người nghe sẽ rất buồn ng ủ, m ất t ập trung n ếu gi ọng nói của   bạn cứ đều đều như  trả bài, mắt thì chăm chăm nhìn vào bài thuyết trình đã  chuẩn bị sẵn. Điều này, là dấu hiệu để người nghe nhận thấy bạn đang mất  tự tin, bối rối về bài thuyết trình của mình.  ­ Ngoài vấn đề  trang phục và thái độ  hành vi trong khi thuyết trình, thì  phong thái khi xuất hiện cũng khá quan trọng. Ấn tượng trong phút đầu tiên sẽ  ảnh hưởng đến thái độ  của khán thính giả  dành cho bạn. Nếu có ấn tượng  tốt, họ sẽ  dành thiện cảm cho bạn. Muốn vậy, bạn hãy xuất hiện với dáng   vẻ  tự  tin, tư  thế  đi, đứng thẳng, tự  nhiên. Mở  đầu bằng lời chào khán thính  giả và tự giới thiệu bản thân. Nếu thiếu phần tự giới thiệu thì mọi người sẽ  cho rằng bạn hoặc là tự  ti, e ngại, hoặc là ra dáng kẻ  cả  làm như  mình nổi  tiếng lắm không cần phải giới thiệu; trường hợp nào cũng đều bất lợi cho  bạn. 1.3.2. Nội dung thuyết trình 1.3.2.1. Đề tài nghiên cứu
  13. 13 ­ Tổng quát thì không có sự hạn chế về đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể  là vấn đề  vĩ mô bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị  pháp lý, văn hóa xã  hội, khoa học kỹ  thuật, tự nhiên. Đề  tài có thể  là vấn đề  vi mô chủ  yếu đề  cập vấn đề  con người bao gồm đối thủ  cạnh tranh, đối tác giao dịch, khách  hàng, nhà cung cấp, nội bộ doanh nghiệp.  ­ Tuy nhiên, để có tính hấp dẫn, thu hút thì cho dù chọn lĩnh vực nào, đề  tài cũng cần mang tính thời sự, tính thiết thực, tính đặc sắc, tính mới lạ, tính  độc đáo. 1.3.2.2. Bố cục trình bày  Nội dung trình bày cần được tổ  chức sắp xếp theo một bố  cục nhất   định, rõ ràng, hợp lý, mang tính thuyết phục cao, nhằm dẫn dắt người nghe   dễ  dàng theo dõi diễn tiến câu chuyện, từ  đó hiểu được thông điệp truyền   đạt.  ­ Mở đầu: + Về  hình thức, cần thu hút sự chú ý và tạo thiện cảm nơi người nghe   ngay lập tức, có một số cách mở đầu như sau: kể một câu chuyện, dẫn lời một   danh nhân, đặt câu hỏi, gợi ý tò mò của khán thính giả, làm điệu bộ khác thường.  + Về  nội dung, nêu bật được vấn đề  nghiên cứu, bao gồm lý do, nội  dung, phạm vi, giá trị của nghiên cứu.  ­  Đoạn giữa: khán thính giả  có ít thời gian suy nghĩ vì phải theo dõi  thuyết  trình cho nên nếu nội dung không sáng sủa, rõ ràng, ý tứ  không liên  tục, tự nhiên thì họ  sẽ không hiểu được diễn giả muốn nói gì và không muốn   nghe nữa. Cho nên về mặt nội dung, cần tuân thủ đúng trình tự quy định để  bảo đảm tính liền lạc, hợp lý của câu chuyện, bao gồm đi từ cơ sở lý thuyết   của nghiên cứu, đến các vấn đề  cần giải quyết, yêu cầu công việc, ý tưởng  và giải pháp, cung cấp bằng chứng, lợi ích khi áp dụng giải pháp, chương  trình hành động, các việc làm cụ thể. 
  14. 14 ­ Kết thúc: Nếu đoạn mở tạo ấn tượng ban đầu, đoạn giữa tạo giá trị  cung cấp thông tin, thì đoạn kết có tác dụng khắc sâu vào tâm trí khán thính  giả, bởi những lời sau cùng dễ được nhớ nhất. +  Về  mặt hình thức, phải làm sao cho khán thính giả  biết là đã kết  thúc và họ ra về mà vẫn còn tiếc. + Về mặt nội dung, đoạn kết nêu lên điểm nhấn của bài trình bày, giá   trị và hạn chế của nghiên cứu. 1.3.2.3. Tính nhất quán Mỗi bài thuyết trình có sứ mạng hướng đến chỉ một chủ đích nhất định,  cho nên tính nhất quán về  nội dung phải đượ c thể hiện xuyên suốt từ đầ u  đến cuối bài thuyết trình, bao gồm: Nhất quán giữa đoạn mở đầu và đoạn kết   thúc.Nhất quán giữa các nội dung chi tiết trong đoạn giữa. Cụ  thể là phải có   sự  tương đồng giữa các nội dung cơ  sở  lý thuyết, thực trạng và phân tích   đánh giá, mục tiêu và giải pháp. 1.3.3. Công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác 1.3.3.1. Kĩ năng sử dụng công cụ PowerPoint Với sự  phát triển của công nghệ  thông tin và truyền thông,việc thuyết  trình  trở  nên thuận lợi h ơn rất nhi ều nh ờ  ph ần m ềm PowerPoint:   các ý  tưở ng trình bày được công cụ hỗ trợ để minh họa hoặc nhấn  mạnh, thời gian  viết vẽ bảng được tiết kiệm, sức thu hút khán giả  được nâng cao nhờ  hiệu  ứng âm thanh  và hình ảnh sống động.  Để  khai thác PowerPoint hiệu quả, cần tuân thủ  một số  nguyên tắc  chung: làm sao cho các trang chiếu trở nên dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ; các trang   chiếu càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, nhưng không đượ c quá nghèo  nàn, thiếu hấp dẫn; thi ết k ế  ch ữ  l ớn để  bảo đảm khán giả  xa nhất cũng   thấy; nên sử  dụng chữ  không chân cho rõ ràng; không quá nhiều dòng trên 
  15. 15 một trang ; không quá nhiều chữ trên một dòng; phối màu nền và màu chữ cho  tương phản, tốt nhất là màu nền tối, màu chữ sáng. 1.3.3.2. Yếu tố không gian, thời gian ­ Không gian thuyết trình: kích thước và hình dạng phòng họp cần phù  hợp với số lượng khán thính giả; màn chiếu và bàn ghế được sắp xếp sao cho  hợp lý, bảo đảm diễn giả  vừa có thể  nhìn trực diện tất cả  khán giả  vừa có  thể tham khảo hình  ảnh sơ đồ  khi cần thiết; các phươ ng tiện âm thanh, ánh  sáng bảo đảm thích hợp, không bị trục trặc bất thường.  ­  Thời  gian thuy ết  trình: buổi sáng thườ ng  đượ c tiếp thu dễ  dàng   hơn so với buổi trưa, chiều hay tối; thời lượng của buổi thuyết trình cũng cần  phù hợp, trung bình 30 phút đến một giờ là vừa phải; quá dài sẽ gây cảm giác  chán ngán, còn quá ngắn thì không thể  tải hết lượng thông tin cần thiết (tất  nhiên vấn đề  thời lượng chỉ  mang tính tương đối tùy theo nội dung chủ  đề  thuyết trình). 1.3.3.3. Yếu tố khán thính giả ­ Khán thính giả  tích cực: chăm chú lắng nghe, há miệng như  muốn  "uống" từng lời của bạn, hăng hái khi bạn lớn tiếng, lo thay khi bạn lỡ quên,  muốn nhắc khi bạn ngập ngừng; tóm lại là chung vui và chia lo cùng bạn.  Chỉ  cần gặp vài tâm hồn cảm thông như vậy cũng đủ mát lòng rồi.  ­ Khán thính giả gây phiền: không chú ý lắng nghe mà làm việc khác, cười  nói cùng nhau thật  ồn ào, ra vào phòng thuyết trình tùy tiện ảnh hưởng đến   mọi người, buồn ngủ thậm chí ngủ trong khi nghe thuyết trình, phản ứng gay  gắt khi chưa hiểu.  ­ Gặp những tình huống như trên thì bạn cần phải bình tĩnh, nhắc nhở  gián tiếp bằng cách chuyển hướng thuyết trình, ví dụ như thông qua một câu  chuyện cười, một đoạn phim ngắn; nhưng tốt nhất là bạn nên xem lại chính 
  16. 16 mình, do thuyết trình thiếu hăng hái, hấp dẫn; do độc thoại chứ  không đối  thoại; do đọc giọng đều như  ru ngủ;  những câu hỏi và tình huống: dù đã  lường trước một số câu hỏi, nhưng vẫn không tránh khỏi gặp phải những câu  hỏi hay tình huống khó. Trước hết, bạn hãy bảo đảm hiểu đúng câu hỏi vì  khá nhiều người hỏi rất dài dòng nhưng không rõ hỏi gì. Gặp câu hỏi khó,   không nên trả lời ngay, hãy suy nghĩ một chút, hoặc hỏi lại cho rõ, mục đích có  thêm thời gian chuẩn bị trả lời. ­ Đôi khi gặp tình huống khán thính giả  muốn tranh luận, thậm chí cố  tình khiêu khích, chọc tức, tìm cách bắt bẻ, vặn vẹo. Tình huống này, cố gắng  hạn  chế  tranh luận, công việc của bạn là thuyết trình và thuyết phục chứ  không phải tranh luận; dù bạn có đúng đến đâu chăng nữa thì chắc gì khán  thính giả đồng ý, thừa nhận họ sai. Tiểu kết chương 1 Có thể khẳng định rằng lý thuyết về kỹ  năng thuyết trình rất cần thiết   cho  khoa giáo dục trường Đại học Sài Gòn. Sinh viên muốn có đượ c kỹ  năng thuyết trình tốt thì trước tiên phải hiểu rõ lý thuyết về  kỹ  năng thuyết  trình. Nhưng lý thuyết  ấy sinh viên phải linh hoạt khi áp dụng sao cho phù  hợp với thực tế  của từng cá nhân. Từ  đó, sinh viên mới có thể  nâng cao kỹ  năng thuyết trình để đạt được hiệu quả  cao trong học tập, trong công việc và  trong cuộc sống. Chương 2
  17. 17 THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH  CỦA SINH VIÊN  KHOA GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 2.1. Phân tích thực trạng kỹ  năng thuyết trình của sinh viên Khoa   Giáo dục trường Đại học Sài Gòn 2.1.1. Tác phong thuyết trình ­ Về  trang phục: trừ  một số  trường hợp đặc biệt, còn lại đa số  giảng   viên  xem thuyết trình như  một phương pháp, một công cụ  để  truyền tải  môn học, cho  nên không khắt khe trong việc bắt buộc sinh viên phải trang   phục đúng mức khi thuyết trình. Do vậy, hầu hết  nam sinh viên chưa chú  trọng trang phục phù  hợp, chưa ý thức được trang phục người thuyết cần   sang hơn người nghe một bậc. Không hiếm sinh viên khi thuyết trình mặc  áo dài tay nhưng xắn lên tới khủy, hoặc vận quần jean, áo thun, còn dép thì  không có quai hậu; trong khi hiếm hoi mới thấy sinh viên chịu thắt cà vạt. Nữ  sinh viên thì có phần chú trọng đến trang phục hơn.  ­ Về phong thái xuất hiện: sự đường hoàng, đĩnh đạc bước lên diễn đàn   không phải sinh viên nào cũng làm đượ c. Quan sát nhiều buổi thuy ết trình  của sinh viên sẽ thấy những hình ảnh thường xuất hiện nhất là: cúi đầu lầm  lũi bước, rụt vai sợ sệt, tung tăng chạy lên, bước ra sân khấu mà mắt đảo trên   trần nhà, cho tay vào túi quần Ngay cả sinh viên đã từng thuyết trình vài lần  nhưng khi xuất hiện ra mắt khán thính giả  vẫn hồi hộp, vẫn bị  cảm giác  ngượng nghịu, thậm chí khó thở, không thể mở lời ngay được.  ­ Về thái độ  hành vi: qua khảo sát và đặc biệt là quan sát trực tiếp một   số  buổi thuyết trình thì đây là kỹ  năng mà sinh viên có biểu hiện yếu nhất.   Rất hiếm có sinh viên biết khai thác ngôn ngữ  hình thể. Hầu hết sinh viên   mang thái độ  thiếu tự tin, rụt rè. Phần quan trọng nhất là giao tiếp bằng ánh  mắt với khán thính giả  thì rất hạn chế, bắt gặp nhiều nhất là nhìn vào giấy  
  18. 18 trên tay, nhìn vào màn hình, nhìn ra cửa sổ, nhìn lên trần nhà có lúc nhìn xuống   khán phòng nhưng cũng chỉ nhìn phớt phía trên chứ không nhìn vào mắt khán  thính giả. Giọng nói có vẻ  không được luyện tập, trau chuốt vì hầu như  không phải thuyết mà là đọc hoặc nói thuộc lòng một cách đều đều, còn khi  quên thì ấp úng, ngập ngừng.  Nét mặt ít biểu lộ được sự tươi vui, hăng hái, tự  tin; thay vào đó là sự  căng thẳng, hồi hộp, âu lo. Do căng thẳng nên dáng cơ  thể thường không yên, không ngừng lắc lư qua lại; đôi chân cũng đảo bộ qua  lại liên tục; đôi tay thì một tay cầm micro, một tay không biết phải làm gì nên  thường cầm theo tờ giấy vừa để đỡ thừa thải vừa có cái để nhìn và đọc. 2.1.2. Nội dung thuyết trình 2.1.2.1. Đề tài nghiên cứu Bỏ  qua trường hợp đề  tài được giảng viên chọn sẵn thì sinh viên đành  phải thụ động chấp nhận. Vậy mà trong trường hợp có cơ hội được tự chọn   đề tài thì đa số sinh viên lại thích những đề tài có sẵn, đã được nhiều thế hệ  sinh viên trước thực hiện, có lẽ bởi tính dễ tham khảo thậm chí copy. Những  đề  tài như thế ít có sức thu hút, mặt khác không chắc sẽ  được thực hiện tốt   hơn những người thuyết trình trước đây. 2.1.2.2. Bố cục trình bày ­  Một số  sinh viên không làm đề  cương. Một số  khá lớn tuy có làm đề  cương nhưng chỉ mang tính hình thức, hời hợt, cho nên khi triển khai nội dung   chi tiết đã bị lạc hướng. Điều này xuất hiện là do một số sinh viên chủ  quan   xem thường việc lập đề cương. Một số sinh viên khác thì có lập nhưng không  chuyển cho giảng viên xem trước. Số khác thì chuyển cho giảng viên nhưng  không thực hiện hiệu chỉnh lại cho hợp lý. ­ Phần mở  đầu và kết luận tưởng chừng đơn giản, vậy mà cũng chưa  được làm tốt. Nhiều sinh viên không đưa được chủ  đề  của bài thuyết trình 
  19. 19 vào phần mở đầu và kết luận; có vẻ  họ  chưa hiểu đúng ý nghĩa và yêu cầu   đối với hai phần này, dẫn đến xem nhẹ và đầu tư ít vào đây.  ­ Phần nội dung thì mắc nhiều lỗi. Nhiều tình huống đảo lộn trình  tự  nộ i dung chi ti ết gi ữa các phần c ơ  s ở  lý thuyết ­ th ực tr ạng và phân  tích th ực tr ạng ­ gi ải pháp; có khi nêu giải pháp tr ướ c r ồi m ới đế n thự c  tr ạng, có khi gộp chung  cơ sở lý thuyết và giải pháp, thậm chí có lúc cả  ba   phần trên được gộp chung làm một. Nguyên nhân chủ yếu là do không có đề  cương hoặc đề cương không hợp lý như đã nêu trên.  ­ Phần kết thúc thường ngắn gọn, đơn giản, vội vã, đột ngột kiểu như  "phần trình bày của tôi đến đây là kết thúc" khiến người nghe đôi khi chưa   kịp hiểu là đã hết;  ấn tượng, dư âm buổi thuyết trình khó mà đọng lại trong  lòng người nghe. 2.1.2.3. Tính nhất quán ­  Đa số sinh viên tập trung vào phần nội dung mà không quan tâm phần   mở đầu cũng như kết thúc cho nên tính nhất quán trong cả ba phần không thể  hiện rõ nét. ­ Rất nhiều trường hợp phần th ực tr ạng và giải pháp không ăn nhập  với cơ sở lý thuyết đã nêu.  ­ Nhiều trường hợp khác thì phân tích thực trạng theo hướng nêu  ưu  nhược điểm, nhưng giải pháp thì theo hướng khắc phục tồn tại hoặc ngược   lại. ­ Các trường hợp trên, bỏ  qua nguyên nhân sinh viên chưa hiểu rõ, còn  lại phần lớn là do sự làm việc nhóm kém; từng thành viên được phân công thực  hiện riêng rẽ, rời rạc; khi kết hợp lại không có sự hiệu chỉnh, hoàn thiện. 2.1.3. Công cụ trình chiếu và các yếu tố ngoại tác
  20. 20 2.1.3.1. Kĩ năng sử dụng công cụ PowerPoint ­ Phần mềm PowerPoint th ật là đắc dụng, nhưng không phải sinh viên  nào cũng biết khai thác hiệu quả. ­ Sinh viên thường quá lạm dụng hoặc không hiểu nguyên tắc sử dụng.  ­ Các lỗi mắc phải nhiều nhất là chữ quá nhỏ, chữ quá nhiều, đọc từng   câu chữ  trên màn hình, lạm dụng các hiệu  ứng, lạm dụng các hình ảnh, thiếu  phương án dự phòng. + Chữ quá nhỏ đến mức  thấy mà không rõ làm cho mọi người  khó mà  đọc được, nhất là những ai ở cuối khán phòng.  +  Chữ  quá nhiều khiến người đọc không biết nên đọc màn hình hay  nghe thuyết trình. + Chọn màu nền, màu chữ và kiểu chữ không phù hợp. + Không có thông điệp chính.  + Đọc trên màn hình nên không thể giao tiếp ánh mắt với khán thính giả.  + Lạm dụng hiệu  ứng âm thanh, hình ảnh khiến người xem bị phân tán  theo dõi. Sử dụng hình ảnh không liên quan nội dung.  + Khi tập tin trình chiếu bị hỏng hoặc máy chiếu có vấn đề thì hầu như  không thể khắc phục, phải hoãn thuyết trình 2.1.3.2. Yếu tố không gian, thời gian Không gian và thời gian thuyết trình: đối với sinh viên thì gần như đây là  yếu tố  khách quan vì địa điểm và thời gian do nhà trường và giảng viên  ấn   định. Nhiều lúc phòng họp quá rộng so với khán giả  gây nên cảm giác lạc  lõng, trống trải, xa lạ; cũng có lúc phòng quá hẹp tạo nên sự  chật chội,  


Page 2

YOMEDIA

Mục tiêu chính của tiểu luận Xác định mức độ cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình, khảo sát thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Giáo Dục trường Đại học Sài Gòn qua đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên khoa Giáo Dục trường Đại học Sài Gòn hiện nay.

31-12-2017 1350 60

Download

Nghiên cứu khoa học về kỹ năng thuyết trình

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.