Các trường đại học mở cửa trở lại

Đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), các địa phương mới chỉ ban hành tiêu chí mở cửa trường, nhưng chưa có quy định khi nào đóng cửa trường. Do đó, các trường còn khá lúng túng chưa biết sẽ “thích ứng an toàn, linh hoạt” với COVID-19 như thế nào trong trường hợp có F0 trong trường. Do điều kiện dịch diễn biến phức tạp, việc cho phép sinh viên đi học lại còn phụ thuộc  nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố sinh viên đã được tiêm 2 mũi vaccine COVID-19.

Hiện các trường đang thống kê, rà soát số lượng sinh viên đã được tiêm vaccine để tiếp xây dựng phương án cụ thể.

Các trường đại học mở cửa trở lại
Các trường đại học mở cửa trở lại

Sinh viên học online.

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Đại học Giao thông vận tải cho biết: "Nếu như sinh viên chưa được tiêm vaccine, thì sẽ hỗ trợ được tiêm tại trường hoặc tại các khu vực dân cư. Thứ hai là trên cơ sở đó thì nhà trường đã chuẩn bị các phương án kế hoạch để cho các em đến trường sau khi đã tiêm đủ 2 mũi; đồng thời thực hiện theo phương án phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận để đảm bảo được ưu tiên an toàn số 1 là chủ yếu. Tuy nhiên, học kỳ 1 của năm học 2021-2022 này thì nhà trường về cơ bản vẫn phải thực hiện online, kể cả học online và tổ chức thi online".

Ths Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Mở Hà Nội cho biết, nhà trường đã xây dựng các kế hoạch đón sinh viên trở lại trường dựa theo thứ tự ưu tiên: "Chúng tôi sẽ ưu tiên đưa trở lại học tập trung các em ở vùng xanh và đã tiêm ngừa COVID-19. Những em sinh viên thuộc các ngành có những môn đòi hỏi phải có các buổi thực hành, thực tập tại phòng thí nghiệm hay là tại các đơn vị dịch vụ - ví dụ như là các ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm hay là các ngành thuộc khoa du lịch. Chúng tôi cũng sẽ ưu tiên đối với các em sinh viên năm thứ 4 để các em có thể có thể nhận bằng tốt nghiệp đúng thời hạn".

Mở cửa trường học để sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp là mong muốn của tất cả các trường đại học. Dù đã xây dựng các phương án để có thể dạy học linh hoạt, nhưng đến nay, hầu hết các trường đại học đều chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể đón sinh viên đến trường./.

ĐHQG Hà Nội ra thông báo, yêu cầu các đơn vị trực thuộc căn cứ kết quả tiêm vaccine của sinh viên, học sinh và tình hình thực tế triển khai các công việc mở cửa trường, dạy học trực tiếp từ học kỳ II năm học 2021 - 2022.

Các trường thành viên tổ chức học tập trung cho sinh viên năm cuối, sinh viên cần hoàn thành chương trình để tốt nghiệp tập trung trước, sau đó mở rộng dần theo từng nhóm đối tượng hoặc có thể cho toàn bộ sinh viên trở lại trường ngay từ đầu học kì II nếu điều kiện đảm bảo an toàn phòng dịch.

Các trường phối hợp với Bệnh viện ĐHQG Hà Nội hỗ trợ tiêm đủ tối thiểu 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho sinh viên, xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi sinh viên trở lại trường học.

Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội xịt khử khuẩn trước khi vào lớp học. (Ảnh minh hoạ: H.C)

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dự kiến ngày 15/2, 35.000 sinh viên, học viên toàn trường sẽ trở lại học tập bình thường.

Đại học Mở Hà Nội cũng sẽ cho sinh viên hệ đào tạo chính quy, học viên, nghiên cứu sinh học tập trung trực tiếp tại trường từ 14/2.

Nhà trường cũng tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy học, sẵn sàng phương án chuyển đổi hình thức từ trực tiếp sang trực tuyến hoặc kết hợp cả hai hình thức trên để thích ứng an toàn trong tình hình mới.

Đại học Văn hoá Hà Nội cho sinh viên các hệ trở lại trường học tập trung từ ngày 14/2 theo thời khoá biểu học kỳ II. Riêng ký túc xá sẽ đón sinh viên từ ngày 12/2.

Khi trở lại trường, sinh viên phải có giấy xác nhận âm tính với COVID-19 do địa phương hoặc cơ sở y tế cấp. Sinh viên đang điều trị COVID-19 hoặc trong diện cách ly phải thông báo về khoa chủ quản để trường có biện pháp hỗ trợ học tập trực tuyến.

Trước đó, Đại học Ngoại thương  Đại học Kinh tế quốc dân công bố kế hoạch cho sinh viên trở lại trường. Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức học trực tiếp từ 14/2, Ngoại thương mở cửa một phần từ 16/2. 

Ở phía Nam, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM thông báo giảng dạy học kỳ II theo hình thức trực tiếp từ 14/2. Trước ngày học một tuần, giảng viên sẽ chuẩn bị bài giảng, tải học liệu lên hệ thống LMS, Microsoft Teams để sinh viên tham khảo.

Đại học Công nghiệp TP.HCM cũng cho sinh viên học tập trung từ 14/2 với lớp thực hành, thí nghiệm. Với lớp lý thuyết, tùy đặc điểm môn học, trường sẽ được tổ chức trực tiếp hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến. 

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) cho sinh viên trở lại học tập trung theo mốc thời gian khác nhau, tuỳ khoá. Sinh viên năm nhất dự kiến trở lại từ 7/2. Sinh viên năm thứ hai trở lên học trở lại từ 14/2.

Ngày 14/2 cũng là mốc thời gian tổ chức học trực tiếp cho tất cả sinh viên của nhiều trường như Đại học Công nghiệp Thực phẩm, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Các học phần lý thuyết được xen kẽ với tiết học trực tuyến; riêng học phần thực hành, thí nghiệm được tổ chức 100% trực tiếp.

Hà Cường

TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Công tác Chính trị Sinh viên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho hay, kế hoạch đón sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp phụ thuộc quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Sinh viên các trường ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có cả sinh viên từ các địa phương phía Nam, nên kế hoạch cho sinh viên sớm quay trở lại trường rất khó khả thi.

TS Bình chia sẻ, 100% giảng viên thuộc đối tượng được ưu tiên đã được ưu tiên tiêm vaccine. Sinh viên thường trú hoặc thời gian qua ở lại Hà Nội đều đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine theo kế hoạch của thành phố.

Trong khi đó, sinh viên cư trú tại các tỉnh thành khác được tiêm hay chưa đều phụ thuộc vào kế hoạch của từng địa phương cụ thể. Vì thế, ông Bình mong muốn Bộ GD&ĐT có ý kiến đề xuất để sinh viên là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine. TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT, cho biết, 3 cơ sở chính của trường tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM đều chưa có kế hoạch mở cửa trở lại.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, thời điểm này, các trường ĐH tổ chức khai giảng năm học mới, lễ tốt nghiệp cho sinh viên dưới hình thức trực tuyến. Học viện Ngân hàng cho biết, trường chưa có kế hoạch cho sinh viên đi học tập trung trong tháng 10 mà tiếp tục đào tạo trực tuyến.

Khác với học sinh THPT, sinh viên các trường ĐH tại Hà Nội đến từ nhiều tỉnh, thành đang có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên học tập trung trong thời điểm này sẽ tạo ra làn sóng di chuyển của sinh viên giữa các địa phương, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sinh viên mới trúng tuyển bắt đầu bước vào tuần sinh hoạt công dân bằng hình thức học trực tuyến.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội triển khai năm học mới từ ngày 27/9 bằng hình thức học trực tuyến đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên đang làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp, luận văn và luận án được đến trường để làm thí nghiệm nghiên cứu, đảm bảo không quá 20 người trong phòng thí nghiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Ban Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM ra văn bản tiếp tục tổ chức giảng dạy trực tuyến đến khi có chủ trương mới và thông báo của ĐH Quốc gia TPHCM. Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng dự kiến tổ chức dạy học trực tuyến hết học kỳ I năm học này.

Các trường đại học mở cửa trở lại

Yêu cầu trường công, trường tư không tăng học phí

Bộ GD&ĐT cho biết, thời gian qua Bộ nhận được 75 phản ảnh, kiến nghị của công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia liên quan quy định tăng học phí của nhiều trường ĐH, CĐ trong tình hình dịch COVID-19. Các phản ánh, khiếu nại tập trung vào 3 nhóm vấn đề liên quan học phí, lạm thu và thủ tục hành chính. Theo Bộ GD&ĐT, mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quy định trong Luật Giáo dục 2019.

“Tuy nhiên, việc tăng học phí trong thời điểm hiện nay là không hợp lý và không thực hiện đúng tinh thần và chủ trương của Chính phủ đề nghị các cơ sở giáo dục chia sẻ khó khăn với học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến hết sức phức tạp”, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành chỉ đạo và quán triệt các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý xem xét giữ ổn định học phí năm học 2021-2022 không tăng so với năm học 2020-2021, đồng thời trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cần có các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo với thủ tục đơn giản và phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội ở một số địa phương để hỗ trợ người học.

Về việc có trường thu thêm phí tài liệu trong bối cảnh dạy học trực tuyến, Bộ GD&ĐT đề nghị hạn chế tối đa phát sinh các khoản ngoài học phí và cần có chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp đối với các khoản thu đã quy định và tiếp tục thực hiện mức trần học phí của các cơ sở giáo dục ĐH công lập do Nhà nước quy định cho năm học 2020-2021.

(Nguồn: Tiền Phong)