Nghỉ việc trong thời gian học việc

Bạn Lê Trang có đặt ra câu hỏi cho văn phòng luat su tu van phap luat của chúng tôi rằng " Tôi mới xin vào một công ty, tuy nhiên phía công ty đặt ra quy định về vấn đề thử việc của tôi như sau

>>> Xem thêm >>>

Có được hưởng lương nghỉ tết trong khi tôi đang trong thời gian nghỉ không hưởng lương không?

Nghỉ sinh trùng với tết nguyên đán thì có được hưởng lương 4 ngày tết ?

Vừa nghỉ thai sản xong có được nghỉ thai sản nữa không ?

Nghỉ cưới trùng vào chủ nhật có được xin nghỉ bù vào ngày tiếp theo để đủ 3 ngày nghỉ

Thử việc trong 2 tháng (với mức lương 2,500,000đ) sau đó sẽ chọn lọc nhân viên học việc trong vòng 10 tháng (với mức lương 3,060,000đ). Sau 2 thời gian này tôi mới được ký làm việc chính thức. Vậy công ty nơi tôi làm có làm đúng luật về thời gian học việc không? cám ơn"

Văn phòng luat su tham gia to tung Bình Tân xin trả lời như sau :

I. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Lao động 2012

II. Luật sư tư vấn:

Bộ luật Lao động quy định về việc học nghề như sau:

"Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Trong trường hợp này người học nghề, tập nghề cần phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì luat su tu van phap luat được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

Nghỉ việc trong thời gian học việc

luat su tu van phap luat quy định thời gian học việc

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia."

Căn cứ vào những điều khoản trên thì luat su tham gia to tung pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn học nghề và mức lương trong thời gian này, mà do hai bên tự thỏa thuận với nhau

Về vấn đề liên quan đến thử việc, Bộ luật Lao động quy định khá cụ thể tại Điều 26,27,28,29. Theo đó, thời gian thử việc được nêu rõ:

"Điều 27. Thời gian thử việc

Tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc sẽ đưa ra thời gian thử việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức vụ cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức vụ cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Nghỉ việc trong thời gian học việc

luat su tham gia to tung tư vấn quy định thời gian thử việc

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác."

Vì bạn không nói bạn làm việc gì và ở chức vụ gì, cần trình độ chuyên môn cấp nào đo đó bạn có thể tham khảo quy định trên để biết được thời gian thử việc của mình tương ứng bao lâu là đúng với quy định của pháp luật.

Đối với tiền lương trong thời gian thử việc, pháp luật quy định: "Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó". Bạn có thể tham khảo mức lương tối thiêu theo vùng và mức lương tối thiểu của công việc đó trong công ty để tham khảo thêm xem có đúng không.

Trên đây là câu trả lời của luat su tu van phap luat Bình Tân, nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hoặc cần hỗ trợ thêm về mặt pháp lý hãy liên hệ tới hotline của chúng tôi 0908 292 604 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn


Hiện nay, nếu người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc làm thử thì có thể giao kết hợp đồng thử việc. Khi đó, hợp đồng thử việc bắt buộc phải nêu rõ mức lương, hình thức và thời hạn trả lương (theo quy định tại Điều 26 BLLĐ năm 2012).

Mức lương thử việc được Điều 28 BLLĐ năm 2012 ghi nhận như sau:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Có thể thấy, các bên hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận về mức lương thử việc nhưng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Trường hợp trả lương thử việc ít hơn mức lương nói trên, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng (khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Như vậy, người lao động thử việc có quyền được hưởng lương trong thời gian thử việc.

Tới đây, vào năm 2021, khi BLLĐ năm 2019 có hiệu lực, quy định về mức lương thử việc đối với người lao động vẫn được giữ nguyên.

Nghỉ việc trong thời gian học việc

Người lao động thử việc nghỉ ngang có được trả lương? (Ảnh minh họa)

Thử việc nghỉ ngang có được trả lương?

Vì các bên mới chỉ thỏa thuận với nhau về việc làm thử nên quan hệ lao động vẫn chưa chính thức xác lập. Do đó, quyền và nghĩa vụ giữa các bên cũng không bị ràng buộc nhiều bởi quy định pháp luật.

Bởi vậy, các bên có quyền đơn phương chấm việc làm thử mà không cần lý do được ghi nhận tại Điều 27 BLLĐ năm 2012:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Theo đó, nếu trong thời gian thử việc, người lao động cảm thấy không phù hợp thì có thể tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Đồng thời, người lao động cũng không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Vì vậy, việc tự nghỉ trong thời gian thử việc không vi phạm các quy định của pháp luật nên người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán cho mình khoản tiền ứng những ngày làm thử chưa được trả lương.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động không quy định cụ thể về việc người lao động tự ý nghỉ trong thời gian thử việc thì người sử dụng lao động có phải trả lương hay không? Điều này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Hiện nay, pháp luật chưa ghi nhận về việc xử phạt nếu người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động thử việc tự ý bỏ việc. Do đó, người lao động khi ký hợp đồng thử việc cần thỏa thuận rõ các nội dung liên quan đến lương thử việc.

Từ năm 2021, các bên còn có thể thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động. Dù việc ký hợp đồng lao động khiến các bên chịu sự ràng buộc chặt chẽ hơn nhưng BLLĐ mới cũng không quy định cụ thể về việc trả lương khi người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc nếu ký hợp đồng lao động. Vì vậy, trước mắt chỉ có thể căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để giải quyết vấn đề nêu trên.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Quy định về thử việc áp dụng từ năm 2021

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trường hợp xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần phải bảo trước không theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Trong cuộc sống luôn tồn tại các mối quan hệ giữa bạn bè, người thân, đồng nghiệp, người sử dụng lao động với người lao động…Các mối quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật, các quan điểm xã hội, phong tục tập quán,… Đặc biệt, với mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động là mối quan hệ rất phổ biến và thường xuyên xảy ra tranh chấp. Trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động tồn tại mối quan hệ trên cơ sở hợp đồng thử việc. Bài viết sau đây sẽ phân tích quy định pháp luật điều chỉnh về mối quan hệ này, đặc biệt là trả lời câu hỏi: “Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không? “.

Thứ nhất, quy định pháp luật về thử việc.

Căn cứ Điều 24 Bộ luật lao động 2019 có quy định, cụ thể:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định:

Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

Xem thêm: Hợp đồng thử việc là gì? Quy định về mức lương và thời gian thử việc?

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Thứ hai, quy định về thời gian thử việc.

Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019, quy định cụ thể về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc được xác định căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc tuy nhiên chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và phải bảo đảm các yếu tố :

– Tối đa 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

– Tối đa 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Tối đa 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

Xem thêm: Quy định về các tính mức lương thử việc trong hợp đồng thử việc

– Tối đa 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Thứ ba, tiền lương thử việc.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận tuy nhiên không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Ví dụ: Mức lương công việc cho chuyên viên tư vấn luật là 10 triệu thì trong thời gian thử việc mức lương đối với công việc này không được dưới 8,5 triệu.

Thứ tư, kết thúc thời gian thử việc.

Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định:

– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Xem thêm: Thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc? Quy định về việc kết thúc thời gian thử việc?

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Như vậy, đối với câu hỏi: “Xin nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không? “ thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Theo như pháp luật quy định, nếu trường hợp việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận, thì khi người lao động muốn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần phải báo trước và cũng không phải bồi thường.

Một trường hợp khác xảy ra, trong trường hợp mà bên sử dụng lao động đáp ứng đủ yêu cầu như đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc đối với người lao động, thì người lao động có quyền xin nghỉ việc mà không báo trước hay không? Trên thực tế hiện tại chưa có một quy định pháp luật nào điều chỉnh trong trường hợp này.

Do đó, người lao động đang trong thời gian thử việc không cần phải phải báo trước, cũng như phải bồi thường khi xin nghỉ việc. Thời gian người lao động đã làm cho người sử dụng lao động vẫn được trả lương đầy đủ theo quy định của pháp luật.

1. Doanh nghiệp có phải thông báo khi hết thời gian thử việc không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau:

Xem thêm: Khi quay lại công ty cũ làm việc, người lao động có phải thử việc không?

Doanh nghiệp tôi mới có một đợt tuyển dụng nhân sự, bên tôi có yêu cầu thời gian thử việc là 30 ngày. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu hết 30 ngày mà không thông báo thì họ có vào làm việc chính thức không? Bên công ty có phải thông báo về việc sắp hết thời hạn thử việc không? Vì chỉ làm 30 ngày, mong Luật sư tư vấn! Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Như vậy, bên doanh nghiệp và bên người lao động đã có thỏa thuận về thời gian thử việc là 30 ngày.

Thứ nhất: Bên công ty có phải thông báo về việc sắp hết thời hạn thử việc không?

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động 2019 thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Xem thêm: Mang thai có phải báo với công ty? Bầu khi đang thử việc có bị đuổi việc?

Như vậy

Nghỉ việc trong thời gian học việc

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Thứ hai: Hết 30 ngày mà không thông báo thì họ có vào làm việc chính thức không?

Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động. Đây là trách nhiệm giao kết hợp đồng của chủ doanh nghiệp với người lao động.

2. Bồi thường khi tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi muốn tư vấn về vấn đề như sau: Trường hợp lao động đang trong thời gian thử việc mà tự ý nghỉ việc không báo trước thì Công ty có bị xử phạt lao động không? Nếu có thì xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được trả lương?

Theo căn cứ tại Điều 27 Bộ luật lao động 2019 về việc kết thúc thời gian thử việc thì trong thời gian thử việc, bạn có thể nghỉ việc mà không cần phải báo trước cũng như không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu 2 bên đã thỏa thuận. Bạn hoàn toàn không phải chịu xử phạt lao động.

Theo Điều 48 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm phải trả lương và các giấy tờ của người lao động cho họ khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

3. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải thông báo cho chủ sử dụng lao động

Tóm tắt câu hỏi:

Mình viết bài này mong công ty tư vấn giúp mình. Từ ngày 17-3-2021 mình có kí hợp đồng lao động với công ty nhưng mình đang trong thời gian thử việc thì có nghỉ việc không báo trước. Và ngày 09-4-2021 công ty có gửi giấy về thông báo mình nghỉ việc trái pháp luật theo luật lao động. Trong bản hợp đồng có ghi là loại hợp đồng lao động có thời hạn “Từ ngày 17-3-2021 đến 31-12-2021 (chưa đủ 12 tháng), trong đó có bao gồm thời gian thử việc là 30 ngày kể từ ngày 17-3-2021 đến 16-4-2021. Trong thời gian thử việc 2 bên có thể chấm dứt hợp đồng mà không cần thông báo trước. Sau thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu. Thời gian tiếp theo của hợp đồng này vẫn có giá trị”. Và trong phần nghĩa vụ của người lao động có ghi “bồi thường vi phạm và vật chất”. Vậy mình nghỉ ngang trong thời gian thử việc như vậy có bị công ty áp dụng Điều 40 để xử phạt mình không. Mong công ty tư vấn giúp mình. Mình xin cám ơn.

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp này, bạn có ký hợp đồng lao động với công ty và trong thời gian thử việc bạn có nghỉ việc không báo trước việc này có bị xử phạt lao động hay không?

Theo như bạn trình bày thì bạn có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với công ty, trong thời gian thử việc bạn có nghỉ việc không báo trước và công ty có gửi cho bạn thông báo bạn về việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật lao động 2019 quy định trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. 

Như vậy, trong trường hợp này, vì bạn nghỉ việc trong thời gian thử việc nên bạn có thể nghỉ việc mà không cần báo trước cũng như không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu 2 bên đã thỏa thuận và bạn hoàn toàn không phải chịu xử phạt lao động.

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm phải trả lương và các giấy tờ của người lao động cho họ khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong thời hạn 14 ngày là việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thành toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

4. Công ty không trả lương và giấy tờ gốc khi chấm dứt thời gian thử việc

Tóm tắt câu hỏi:

Anh chị cho em hỏi. Em làm tài xế đang thử việc ở Công ty Thái Bình Dương, em làm được 13 ngày. Em xin nghỉ vì công việc không phù hợp với em. Công ty không cho nghỉ và không trả lương cùng giấy tờ hồ sơ gốc, bằng lái của em. Vậy anh chị cho em hỏi em phải làm thế nào? Em cảm ơn anh chị!

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn và Công ty giao kết hợp đồng thử việc. Việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc là hoàn toàn được cho phép.

Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động 2019, thỏa thuận thử việc có thể được hủy bỏ bởi một trong hai bên mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường cho hành vi hủy bỏ này khi việc làm đó không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận trước đó. Việc Công ty không cho bạn nghỉ là vi phạm pháp luật lao động. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019

“1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.” 

Như vậy, khi bạn hủy bỏ thỏa thuận thử việc, bạn có quyền yêu cầu bên Công ty thanh toán tiền lương những ngày mà bạn đã làm căn cứ vào mức lương mà bạn và Công ty đã thỏa thuận với nhau trong hợp đồng thử việc.

Việc Công ty giữ bằng lái, hồ sơ gốc của bạn khi giao kết hợp đồng là vi phạm quy định của Bộ luật lao động 2019, theo đó, Điều 17 quy định:

“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”

Trong trường hợp của bạn, bạn có quyền yêu cầu Công ty thanh toán tiền lương cho thời gian mà bạn đã làm việc cho Công ty như đã thỏa thuận, cùng với đó là yêu cầu Công ty trả lại giấy tờ hồ sơ gốc và bằng lái xe cho bạn. Nếu Công ty không đáp ứng yêu cầu đó, căn cứ Bộ luật lao động 2019, bạn hoàn toàn có quyền gửi đơn đến Hội đồng hòa giải cơ sở tại Công ty hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở chính để giải quyết. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết (5 ngày) mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Căn cứ Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở có thẩm quyền giải quyết trường hợp của bạn.

5. Tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc có được nhận lương không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào các anh/chị, Hiện em đang làm việc tại một công ty sản xuất giày da, công việc của em là nhân viên may. Lúc mới vào làm, em có ký với công ty một Biên bản thỏa thuận, trong đó cam kết em sẽ làm việc cho công ty 02 tháng, sau 02 tháng công ty sẽ ký hợp đồng chính thức. Đến nay em đã làm việc được 10 ngày, vì hoàn cảnh gia đình, em buộc phải xin nghỉ việc, em sẽ báo trước với công ty 1 tuần. Như vậy, các anh/chị cho em hỏi, em nghỉ việc là sai với cam kết vậy em có được trả lương 10 ngày và 01 tuần đó không? Biên bản thỏa thuận em đã ký đó có hiệu lực pháp lý như thế nào? Nếu công ty cho rằng vì em vi phạm cam kết nên công ty có quyền không thanh toán lương thì em phải đưa ra những bằng chứng nào để nhận lương? Em cảm ơn và chúc sức khỏe các anh/chị!? 

Luật sư tư vấn:

Bạn có trình bày bạn có ký với công ty một biên bản thỏa thuận, trong đó cam kết bạn sẽ làm việc cho công ty 02 tháng, sau 2 tháng công ty sẽ ký hợp đồng chính thức. Điều này có nghĩa là thời gian 2 tháng đầu của bạn được xác định là thời gian thử việc của bạn theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Bộ luật lao động 2019.

Bên cạnh đó, theo Điều 27 Bộ luật lao động 2019 về kết thúc thời gian thử việc thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. 

Nghỉ việc trong thời gian học việc

Luật sư tư vấn pháp luật tiền lương trong thời gian thử việc:1900.6568

Bạn có trình bày, bạn đã làm việc được 10 ngày, vì hoàn cảnh gia đình, bạn buộc phải xin nghỉ việc, bạn đã báo trước với công ty 1 tuần. Như vậy, trong trường hợp này căn cứ vào quy định trên, trong thời gian thử việc, nếu bạn không muốn làm việc tiếp bạn có thể nghỉ việc mà không cần báo trước cũng như không cần bồi thường. Việc bạn nghỉ việc không vi phạm quy định của pháp luật về lao động. Pháp luật không có quy định cụ thể về phương thức hay hình thức thanh toán tiền lương cho thời gian thử việc, tuy nhiên, việc xác định chi trả tiền lương trong thời gian thử việc sẽ được áp dụng theo nguyên tắc trả lương đối với hợp đồng lao động. Theo đó, tiền lương trả cho người lao động được thanh toán dựa trên năng suất và chất lượng công việc, Điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định việc trả lương phải bảo đảm nguyên tắc trả đầy đủ và đúng thời hạn. Vì vậy, công ty phải trả lương cho những ngày bạn làm việc theo hợp đồng thử việc.