Có nên đọc sách trên điện thoại

Anh nghe tôi trình bày về dự án, gật gù khen ý tưởng hay, có ý nghĩa cho cộng đồng. Nhưng anh không ủng hộ. Anh cho rằng giờ là thời đại của công nghệ số, những gì chúng tôi đang làm quá "cổ điển", và sẽ không có tầm nhìn phát triển. Khắp nơi, từ trẻ con đến người già đều dùng thiết bị thông minh mà dự án này lại chỉ dựa vào con người thì "không mang tính thời đại".

Anh hãnh diện kể với tôi, con trai anh mới bốn tuổi đã có thể nói và đọc tiếng Anh rất tốt. Cháu hoàn toàn tự học bằng cách xem các chương trình tiếng Anh trên internet mỗi ngày chứ không qua bất kỳ trường lớp nào. Anh cũng hạn chế các kênh tiếng Việt đối với cháu như truyền hình trong nước hay sách vở, bởi anh tin rằng, cháu là người Việt, kiểu gì cũng giỏi tiếng Việt, "chỉ có tiếng Anh mới cần phải luyện". Tôi hỏi có bao giờ anh, chị đọc sách cho cháu nghe không. Anh thú thật, vợ chồng anh đều quá bận, không có thời gian cho việc đó. Giờ cháu đã tự đọc được rồi, thì càng không cần người khác đọc cho nghe nữa.

Tôi chưa có cơ hội tiếp xúc để biết mức độ thông thạo tiếng Anh của bé. Nhưng từ kinh nghiệm và quan điểm cá nhân, tôi lại cảm thấy lấn cấn về cách mà anh chị tạo môi trường học tập cho con. Đó là phương pháp mà tiến sĩ Hutton - nhà nghiên cứu về hoạt động đọc và viết của trẻ tại viện Nhi Cincinnati, Hoa Kỳ - cho rằng "quá nóng".

Nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Hutton đã chỉ ra "hiệu ứng Goldilocks" trong những chiến lược đọc cho trẻ. Những cách thức khác nhau sẽ mang lại hiệu quả hoàn toàn khác nhau đối với sự phát triển não bộ, đặc biệt với trẻ dưới năm tuổi.

Trẻ nghe, xem, học từ những thiết bị điện tử là một chiến lược "quá lạnh", đòi hỏi nhiều căng thẳng nhận thức để hiểu được câu chuyện. Mặc dù mạng lưới ngôn ngữ được kích hoạt nhưng sự liên kết giữa các vùng não lại rất kém. Ngược lại, việc cho trẻ xem nhiều phim hoạt hình hay video lại là một chiến lược "quá nóng" bởi hình ảnh và âm thanh di chuyển quá nhanh khiến cho sự tưởng tượng và quá trình tích hợp thông tin trong não trở nên kém hiệu quả.

Trong khi đó, đối với những cuốn sách có câu chuyện kể và hình minh họa, hiểu biết của trẻ được "dàn dựng" qua gợi ý từ những bức tranh và tình tiết. Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu đã thấy sự gia tăng kết nối giữa tất cả các mạng lưới của não bộ: nhận thức trực quan, hình ảnh, chế độ mặc định và ngôn ngữ. Chế độ mặc định được kích hoạt sẽ giúp cho con người suy nghĩ sâu sắc và sáng tạo hơn. Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, mạng hình ảnh và chế độ mặc định cần được luyện tập để tích hợp vào não bộ. Vì thế, nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều với thiết điện tử, trẻ có thể đã bỏ lỡ cơ hội luyện tập này.

Còn việc cho trẻ chơi quá nhiều điện thoại thông minh đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra vô số tác hại. Nó hủy hoại mối quan hệ cha mẹ - con cái, khiến trẻ tê liệt về cảm xúc, hình thành suy nghĩ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, gây trầm cảm, làm chậm quá trình trưởng thành và khó hòa nhập khi bước ra thế giới thực, gây lo âu cùng các vấn đề sức khỏe tâm thần, thiếu ngủ, học tập suy giảm, giảm khả năng nhận thức, béo phì, rối loạn hành vi, cảm thấy không hạnh phúc, gây các bệnh về mắt và thể chất. Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác nhận rằng bức xạ của điện thoại di động có thể gây ung thư.

Thế nhưng, chiến lược "quá nóng" đang được nhiều bố mẹ Việt Nam áp dụng. Ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các cháu bé dán mắt vào điện thoại hay máy tính bảng ở khắp mọi nơi, trong nhà hàng, ga tàu, sân bay, và đặc biệt là ở nhà. Phần lớn các bố mẹ dùng thiết bị thông minh để "trông trẻ", khiến họ được yên thân.

Kinh khủng hơn, nhiều bà mẹ dùng cách này để dỗ con ăn. Cũng có những bố mẹ như anh CEO ở trên, sử dụng các thiết bị công nghệ làm phương tiện học tập cho con, chúng thay thế vai trò của cha mẹ trong hành trình chơi và học cùng con cái.

Những người yêu công nghệ có biết rằng, ngay cả những ông vua công nghệ như Bill Gates hay Steve Jobs đều không cho phép con sử dụng điện thoại thông minh cho tới năm 14 tuổi. Báo đài cũng đưa tin không ít về tác hại của thiết bị điện tử, nhưng dường như rất nhiều bố mẹ đã tặc lưỡi tự thỏa hiệp với bản thân "xem một tí thôi, ngày mai sẽ thiết quân luật". Nhưng mỗi lần tặc lưỡi là thêm một lần họ tước đi cơ hội được vui chơi lành mạnh, khám phá thế giới và bay bổng cùng với trí tượng tưởng vô biên của con mình.

Nhiều phụ huynh sẽ hỏi ngược lại tôi, tưởng tượng để làm gì, để thành nhà văn ư, để làm nghệ sĩ ư, chúng tôi đâu cần điều đó, giờ là thời đại 4.0 rồi, chúng tôi thích con mình giỏi công nghệ. Diễn đàn Kinh tế thế giới trong báo cáo về "Vốn con người" đã đưa ra một danh sách các kỹ năng cần thiết để con người thích ứng được các ngành nghề tương lai, trong đó ba kỹ năng hàng đầu là: giải quyết vấn đề phức tạp, khả năng tư duy phản biện và tính sáng tạo. Đáng tiếc, trẻ khó có thể hoàn thiện những kỹ năng này khi tương tác thường xuyên với thiết bị công nghệ.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên kết chặt chẽ giữa hoạt động đọc sách, hoặc được nghe đọc sách thường xuyên với thành tích học tập tốt ở trường. Những trẻ em thường xuyên đọc sách hoặc được đọc cho nghe không những có khả năng ngôn ngữ và giải quyết vấn đề tốt mà còn phát triển tư duy phản biện và tự tin hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, có lẽ những kết quả tích cực này chỉ có thể nhìn thấy sau nhiều năm nên không lấy được lòng tin của bố mẹ, những người luôn mong muốn được nhìn thấy điểm 10 của con sau mỗi buổi học. Và học thêm, "chín ép" vẫn là lựa chọn hàng đầu.

Chúng ta có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để phát huy những hoạt động của thư viện, có những câu lạc bộ đọc sách, có ngày sách, đường sách... Tôi mong ước, các nhà giáo dục đưa được giờ đọc sách vào trường học như những giờ học chính khóa; học sinh được chính các thầy cô khuyến khích và cùng đồng hành trên con đường khám phá trang sách. Và nhiều cha mẹ hơn đặt các thiết bị thông minh xuống, cầm một cuốn sách lên và đọc cho con nghe với tất cả sự vui thú, nhiệt tình.

Ngô Thị Phương Lê

Song song với sự phát triển như vũ bão của công nghệ smartphone, ngày càng có nhiều công ty tham gia vào mảng điện thoại thông minh khiến smartphone trở nên tốt và có giá rẻ hơn trước. Khi mà hầu hết chúng ta đều sở hữu một chiếc điện thoại, điều gì khiến những chiếc máy đọc sách vẫn giữ chân được người dùng, thậm chí khiến nhiều người yêu thích hơn trên toàn cầu? Hãy cùng Hàng Mỹ FPT Shop đi tìm những ưu điểm của máy đọc sách mà smartphone không có được.

Máy đọc sách được thiết kế chuyên dụng cho nhu cầu đọc

Khác với smartphone được sáng tạo nhằm đem tới cho người dùng trải nghiệm di động đa dạng phong phú, từ chụp ảnh, gọi điện, xem phim, nghe nhạc cho tới chơi game. Điều duy nhất mà các dòng máy Kindle, Kobo hay Bibox hướng tới là giúp cho người sử dụng có thể đọc sách trên một thiết bị điện tử một cách tối ưu nhất, thuận tiện nhất. Các tính năng và đặc điểm trên máy đọc sách đều được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu đọc, do đó, dòng sản phẩm này vẫn có sức hút mãnh liệt với các khách hàng yêu thích đọc sách.

Màn hình E-Ink không thể tìm thấy ở smartphone

Bạn nghĩ rằng màn hình máy đọc sách giống với màn hình của smartphone hay máy tính bảng thông thường? Có thể bạn đã nhầm bởi hầu hết các dòng máy đọc sách trên thị trường đều sử dụng công nghệ hiển thị E-Ink, tuy không sắc sảo rực rỡ như LCD hay AMOLED trên điện thoại nhưng màn hình E-Ink cực kì phù hợp với việc hiển thị các hình ảnh đen trắng. Loại màn hình này không hề bị lóa hay tối màu dưới ánh sáng mặt trời và giúp chúng ta có được trải nghiệm đọc tương tự như đang nhìn vào sách giấy thật. Điểm ưu việt nữa của công nghệ E-Ink là nó không phát ra ánh sáng xanh gây nhức mỏi mắt và mất ngủ như trên smartphone hiện đại.

Giao diện không gây phân tâm khi đọc sách

Do người dùng smartphone luôn yêu cầu phải nâng cấp phần mềm hàng năm nên sau hơn 1 thập kỉ phát triển, đến nay giao diện người dùng trên các dòng điện thoại thông minh đã trở nên khá phức tạp. Trong khi đó, các dòng máy đọc sách lại sở hữu giao diện đơn giản hơn nhiều nhưng lại rất trực quan, dễ sử dụng.

Trên một chiếc máy đọc sách không có nhiều ứng dụng có thông báo dễ gây phân tâm như trên điện thoại, các thao tác khi đọc cũng rất đơn giản. Việc tìm kiếm sách, truy cập vào kho sách và căn chỉnh sáng – tối đều được thiết kế để thao tác thuận tiện nhất có thể. Cầm một chiếc máy Kindle trong tay, bạn sẽ thoải mái đắm chìm vào không gian sách suốt nhiều giờ mà không bị làm phiền bởi email, thông báo, tin nhắn liên tục như trên điện thoại.

Vượt xa smartphone về thời lượng pin

Nếu thời lượng pin của một chiếc smartphone chỉ được tính bằng giờ, thì thời lượng pin của máy đọc sách thường tính theo tuần, thậm chí là theo tháng. Do không phải chạy tác vụ nặng và còn sử dụng màn hình E-Ink tiết kiệm điện nên máy đọc sách ngốn ít điện năng hơn smartphone rất nhiều lần. Ước tính, màn hình E-Ink tiết kiệm điện gấp 500 cho tới 1000 lần so với màn hình LCD. Thậm chí công nghệ này còn cho phép máy đọc sách tiếp tục hiển thị khi không còn nguồn cấp trong nhiều tuần. Do đó, thời lượng pin là một yếu tố hấp dẫn không thể bỏ qua của máy đọc sách.

Tiết kiệm chi phí khi sử dụng

Tùy theo nhu cầu về trải nghiệm, bạn có thể chọn cho mình một chiếc máy đọc sách phù hợp với khả năng tài chính. Chỉ với khoảng hơn 2 triệu VNĐ cho một chiếc All-new Kindle với màn hình E-Ink rộng 6 inch cùng với kho sách khổng lồ có thể truy cập một cách dễ dàng. Sử dụng một chiếc máy đọc sách sẽ tiết kiệm cho bạn chi phí nâng cấp lên smartphone màn hình lớn, tiết kiệm chi phí so với việc mua sách giấy và tiết kiệm luôn cả không gian lưu trữ sách trong nhà dành cho những vật dụng khác.

Những dòng máy đọc sách nên tham khảo

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thương hiệu máy đọc sách do nhu cầu của người dùng cao, bất chấp sự phủ sóng rộng rãi của smartphone. Nổi bật nhất có thể kể tới dòng máy Kindle của Amazon với những sản phẩm danh tiếng như All-new Kindle, Kindle Paperwhite và Kindle Oasis. Hoặc bạn có thể lựa chọn từ một số sản phẩm chất lượng đến từ các thương hiệu khác như Bibox B2 hoặc Kobo Aura One. Tham khảo và đặt trực tiếp qua các hệ thống uy tín như hangmy.fptshop.com.vn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và không tốn nhiều thời gian chờ đợi.

Tham khảo máy đọc sách Kindle

Tham khảo máy đọc sách Kobo