Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Với những cơ chế chính sách đặc thù này, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân Hà Nội tin tưởng Thủ đô sẽ tiếp tục vươn lên mạnh mẽ trở thành Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1370/UBND-TH về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý xe thô sơ, xe cơ giới ba bánh, xe tự chế, các phương tiện giao thông chở hàng hóa cồng kềnh gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2022-2026.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Thừa ủy quyền của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ngày 9/5, đồng chí Vũ Đức Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, đã trao hai quyết định về công tác cán bộ tại Thành đoàn Hà Nội.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Ngày 9/5, tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và Huyện ủy Đan Phượng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ cho đồng chí Lê Thanh Nam.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Sáng 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã họp phiên tập thể xem xét việc sửa đổi, bổ sung quy định về đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố...

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo công tác phục vụ SEA Games 31 một cách chu đáo, quận Bắc Từ Liêm đã sớm hoàn thiện các kịch bản và phương án chi tiết, chuẩn bị đầy đủ mọi mặt về cơ sở vật chất, trang thiết bị… để đưa vào phục vụ môn thi đấu Pencak Silat theo yêu cầu của Ban tổ chức.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Từ tối 7/5, không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố - phố đi bộ Trịnh Công Sơn mở cửa trở lại với diện mạo mới. Trong ngày đầu tái khởi động nơi đây đã thu hút đông đảo người dân đến thăm quan, vui chơi.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Ủy ban nhân dân phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao lần thứ II năm 2022 dành cho hơn 800 vận động viên là cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, học sinh và nhân dân sinh sống trên địa bàn.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm

(LĐTĐ) Theo phương án về phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ SEA Games 31, khán giả tham dự theo dõi trực tiếp thi đấu không phải lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Đồng thời phải thường xuyên đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay, hạn chế tối đa tập trung đông người.

Nghề khảm trai được hình thành khoảng bao nhiêu năm
30/11/2020

Hỡi cô thắt cái bao xanh

Có về Chuôn Ngọ với anh thì về

Chuôn Ngọ có cây bồ đề

Có sông tắm mát có nghề khảm khay

Không phải ngẫu nhiên những câu ca dao trên đã ghi nhớ và ca ngợi về làng Chuôn Ngọ. Đây là làng nghề nổi tiếng với nghề khảm trai được truyền từ nhiều đời, thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên. Xã cũng có tên Nôm là Chuôn và có nhiều cách giải thích về tên này như: vì ở đây có nhiều ao chuôm, đọc chệch từ “chuôm” mà thành ra “chuôn”, có người cho đây là từ rất cổ, chưa rõ ý nghĩa… Dưới thời phong kiến, Chuyên Mỹ thuộc tổng Thịnh Đức, rồi Thịnh Đức Thượng. Sau nhiều lần tách nhập, đến nay xã gồm các thôn: Chuôn Thượng, Chuôn Trung, Chuôn Hạ, Chuôn Ngọ, Bối Khê và Đồng Vinh.

          Con đường liên xã nối từ quốc lộ 1A đến xã Chuyên Mỹ chạy qua những làng quê thanh bình, yên ả. Sông Nhuệ hiền hòa bao quanh là ranh giới xã Chuyên Mỹ và xã Tân Dân. Từ bên này sông nhìn sang, làng Chuôn Ngọ hiện ra qua những ngôi nhà thấp thoáng bóng cây. Đi hết cây cầu bắc qua sông Nhuệ sẽ tới những con đường làng lát gạch hay bê tông sạch sẽ, du khách sẽ cảm nhận được sự sôi động của làng nghề đang kỳ thịnh vượng.

1.1. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề:

          Về tổ nghề khảm trai:

          Sự tích về tổ nghề khảm trai được truyền với nhiều tích khác nhau.

          Tạ Phong Châu trong sách “Hà Tây làng nghề làng văn” (Sở Văn hóa thôn tin thể thao Hà Tây-1992) cho biết:

Có tích cho rằng, dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), ở làng Thuận Nghĩa, Thanh Hóa có người làm nghề chài lưới rất khéo tay, tên là Nguyễn Kim. Một lần, nhìn những vỏ trai, hến ánh lên những màu sắc long lanh như cầu vồng, bèn nảy ra ý nghĩ: đem mài nhẵn ra, mỏng như giấy, dán vào chân bàn thờ. Sau đó, ông Kim đem các dụng cụ cưa đục dao ra cắt khoét hình hoa lá trên một miếng gỗ, rồi lại cắt những mảnh vỏ trai đem gắn chặt vào gỗ đã khoét hình. Làm thử thành công, ông Kim bắt đầu khảm trai vào bàn thờ, do đó mà bàn thờ đẹp lên lạ kỳ, ai thấy cũng khen ngợi. Dần dà, các đồ đạc trong nhà từ cái hộp, khay nước, cho đến cột nhà, ông Kim đều đem khảm trai… Bà con trong làng đến chơi đều thích ngắm nghía những đồ đạc được khảm, cùng nhau bàn tán, bình phẩm. Thế rồi, họ đi đâu thấy mành trai ốc nào đẹp đều mang về cho ông Kim. Nhiều người đến học hỏi ông cách khảm trai và làng Thuận Nghĩa trở thành làng nổi tiếng làm và dùng đồ khảm trai. Tin đến tai quan trấn thủ Than Hóa, hắn cho quân về làng ông Kim, thấy nhiều đồ đẹp thì lóa mắt và muốn cướp hết. Hắn ra lệnh bắt trói ông Kim là kết tội chém đầu. Nguyễn Kim kêu oan, sau được thả nhưng đồ đạc khảm trai đã bị lấy đi hết. Sợ tên quan kia kiếm chuyện tiếp, Nguyễn Kim bỏ làng, đem vợ con ra bắc, đến làng Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên) sinh sống bằng nghề chạm khảm. Ông tiếp tục truyền nghề cho dân làng nơi đây. Sau khi ông mất, nhiều người thợ khảm trai của làng ra Thăng Long làm ăn và mở ra phố Hàng Khay ngày nay. Để tưởng nhớ ông, họ lập đền thờ ông ở làng Cựu Lâu, tôn ông làm tổ nghề khảm trai xà cừ. Làng Cựu Lâu sau mở phố Tràng Tiền nên đền Cựu Lâu cũng không còn.

          Chuyện về ông tổ nghề Nguyễn Kim còn được kể theo cách khác. Có người cho rằng ông không phải họ Nguyễn mà là họ Vũ, vốn theo học chữ, nhưng không đủ sống nên ông lang thang khắp nơi, mò cua bắt ốc, rồi theo thầy địa lý. Cuối cùng đến làng Thụy Ứng (Thường Tín) học nghề làm lược. Ban đầu ông nghĩ ra cách cẩn thêm mảnh vỏ trai có màu biếc vào chiếc lược cài đầu, về sau làm khảm thêm vào các đồ vật dụng như khay, hộp, từ đó mà hình thành nghề khảm. Đến đời con thì dời ra Thăng Long, nhiều người biết nghề này cũng theo ra đó lập thành nghề, thành phố Hàng Khay…

          Truyền thuyết khác ở làng cho biết, tổ nghề khảm là ngài Trương Công Thành, người thời vua Lý Nhân Tông. Ông vốn là một tướng tài, có nhiều công lao dẹp giặc ngoại xâm. Làm quan một thời gian, ông lui về ở ẩn. Ông thường xuyên đi kiếm vỏ trai về khảm những đồ thờ cúng. Nhân dân Chuyên Mỹ học được nghề khảm trai của ông. Sau khi ông qua đời, những người thợ khảm ở Chuyên Mỹ thờ ông làm thành hoàng làng và tôn ông làm tổ nghề khảm.

          Khó có thể biết rõ là Trương Công Thành hay Nguyễn Kim, Vũ Kim- ai là tổ nghề thực sự của nghề khảm ở Chuyên Mỹ. Song cả ba câu chuyện về những ông tổ nghề này đều cho thấy họ đã có công phổ biến, truyền dạy nghề cho nhân dân. Nghề khảm trai từng được sử sách ghi chép đã xuất hiện ở nước ta từ lâu, trước cả thời Nguyễn Kim và thời Lý. Từ thời Bắc thuộc, khoảng thế kỷ 3 đến thế kỷ 5, đồ khảm xà cừ của ta đã có tiếng, được sử sách Tàu ca ngời là những báu vật. Đến thời nhà Trần, kỹ thuật khảm đã tinh vi, trên nhều chất liệu (gô, sừng, ngà, đồng…). Những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ cho thấy nghề này còn phát triển trong Nam, Chiêm Thành… Những điều đó cho thấy nghề khảm trai đã có truyền thống lâu đời.

          PGS.TS Đỗ Thị Hảo trong sách “Chuôn Ngọ, làng khảm trai truyền thống” lại cho biết làng Chuôn Ngọ có ngôi đình làng thờ Trương Công Thành làm thành hoàng. Sự tích được viết trong bản thần tích hiện còn thì ông là người lang Ngọ, sinh ra đã khôi ngô tuấn tú, diện mạo lạ kỳ, thi đỗ Thái học sinh rồi đỗ tiếp khoa Bác học hoành từ, được Lý Đạo Thành gả con gái là Lý Tố Nương. Dưới thời vua Lý Nhân Tông, ông được giữ chức Thiêm sự ở doanh Vũ Đức, về sau ông theo Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu, Châu Liêm, thắng trận được ban thưởng tước hiệu Phổ Quảng bá tuấn. Khi đất nước thanh bình, ông từ quan, ngao du sơn thủy, ăn chay niệm phật. Đến ngày mùng 9 tháng 8 thì hóa tại am Hương Hải. Nhà vua nhớ công lao nên miễn cho dân thuế khóa phu phen để lo đèn hương, lại cho tiền để xây miếu thờ ông.

Dù bản thần tích không ghi rõ về việc truyền nghề của Trương Công Thành, song người dân Chuôn Ngọ hết thảy cho rằng vị tổ nghề khảm của họ chính là ngài. Trong lúc ngao du sơn thủy, ngài đã học được nghề khảm và truyền dạy cho nhân dân. Căn cứ các ghi chép còn lại của Lê Quý Đôn và các nguồn sử liệu khác, kết hợp với thần tích, quan niệm cũng như hiện thực thờ cúng tổ nghề của người dân Chuôn Ngọ, PGS.TS Đỗ Thị Hảo đã nhận định nghề khảm trai xuất hiện ở nước ta từ ít nhất từ khoảng thế kỷ thứ 5. Nói chung đối với Chuyên Mỹ, có thể người đầu tiên đem nghề khảm trai về dạy cho dân làng Ngọ là tổ sư Trương Công Thành, rồi sau đó là các vị hậu tiên sư Nguyễn Kim hay Vũ Kim đã khiến nghề khảm phát triển tinh xảo, nổi tiếng gần xa, trở thành nghề truyền thống độc đáo, được nhiều người ưa chuộng. Và điều quan trọng không phải tìm ra người đích thực là tổ nghề mà chính việc người làng Ngọ đã bằng nhiều cách gìn giữ và phát huy được một nghề quý báu, mang bản sắc riêng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử đã tồn tại đến ngày hôm nay, làm giàu cho quê hương và trở thành niềm tự hào của người Việt.

          Các bước phát triển làng nghề:

          Từ lịch sử hình thành và được tổ nghề truyền dạy, nghề khảm trai ở Chuôn Ngọ hình thành và phát triển cùng những thăng trầm của lịch sử. Không có những tư liệu thành văn ghi chép tỉ mỉ các bước phát triển qua từng thời kỳ phong kiến. Song, từng thế hệ người dân Chuôn Ngọ hết đời này đến đời khác vẫn lưu truyền được một nghề quý như sợi dây xuyên suốt qua bao thế kỷ, để có một làng nghề giàu truyền thống như hôm nay.

          Các tư liệu gần nhất cho biết, trước cách mạng tháng Tám, làng Chuôn có 4 thôn: Thượng, Trung, Ngọ và Hạ. Chuôn Ngọ là nơi có nghề khảm đầu tiên, rồi truyền ra các thôn khác, gồm cả thôn Bối Khê (sát nhập từ huyện Ứng Hòa sang). Những người thợ khảm Chuôn Ngọ liên kết với nhau bằng tổ chức phường hội. Họ cưu mang, giúp đỡ, truyền nghề cho nhau và giúp đỡ nhau trong đời sống. Hàng năm họ đều tổ chức gặp mặt một lần, thường vào khoảng đầu năm, họ biện lễ dâng tổ nghề tại đền thờ, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn. Trưởng phường là những người giỏi nghề, gia đình toàn vẹn, có uy tín, được đa số thợ cử ra. Thợ Chuôn Ngọ hành nghề theo quy mô gia đình, mỗi nhóm có 5-7 thợ tùy công việc, luôn có người thợ cả, thợ đục, giũa, tách và thợ phụ. Có nhiều nơi mời thợ Chuôn Ngọ đi làm hàng nên họ tổ chức thành các nhóm, gọi là đi làm đám, do đó việc đoàn kết, cưu mang, đùm bọc, chia sẻ khó khăn như người thân trong gia đình của các nhóm thợ là truyền thống tốt đẹp ở đây. Các tài liệu còn lưu giứ được cho biết năm 1917 có người tên là Đào Thế Ất đã mở xưởng làm đồ khảm trai tại Hà Đông. Sản phẩm khảm tại đây rất đa dạng: Trâm gài đầu, cơi trầu, hộp thuốc lá, quản bút, dụng cụ hút thuốc lào, khảm cán ô... xưởng đáp ứng mọi yêu cầu do khách đặt hàng, ở đây có hàng trăm người thợ Chuôn làm việc. Các thương nhân lớn ở Hà Nội đều về đây đặt hàng. Hàng khảm của người thợ Chuôn từ xưa không những được người trong nước ưa chuộng mà còn được xuất sang Anh, Hà Lan, Sinhgapore... Dưới thời thuộc Pháp nghệ nhân khảm trai cúng có những thành tựu cao trong nghề nghiệp. Năm 1942 sản phẩm khảm trai của ông Đào Phụng Kế ở số 8 phố Hàng Hành đã được bằng khen trong cuộc triển lãm ở Pari. Nhiều sản phẩm khảm trai quý hiếm của những người thợ làng Chuôn đã được thu thập và trưng bày tại nhà bảo tàng của ông Maurice Long vào khoảng năm 1898. Trong nhiều cuộc triển lãm ở Pháp, người thợ khảm Việt Nam đã nhận được bằng khen và "mề đay" với danh hiệu: "Người thợ giỏi nhất của nước Pháp". Triều đình Huế cũng tặng họ bằng khen, công nhận họ là "những người thợ giỏi nhất Đống Dương". Chính những gương mặt nghệ nhân như cụ Nguyễn Văn Phu ở xưởng Mỹ nghệ Hà Đông được bằng khen năm 1939 về sơn mài khảm bạc; Cụ Hoàng Văn Trinh, Nguyễn Nhật Tăng, Nguyễn Phú Bút, Phạm Văn Lộ, Trần Bá Luân, Trần Bá ôn ở làng Chuyên Mỹ Ngọ phủ Thịnh Đức thượng huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông; Cụ Phạm Văn Siêu làng Chuyên Mỹ Thượng, Vũ Văn Toàn làng Chuyên Mỹ Trung, Đoàn Hân 99 phố Hàng Đào, Vũ Văn Hộ 11 phố Hàng Hành - Hà Nội, không những đả làm rạng rỡ nghề tổ của quê hương Chuyên Mỹ mà còn đóng góp vào truyền thống khéo tay hay nghề của cả nước.

          Tính chuyên môn hóa được thể hiện rõ nét trong nghề khảm. Các thôn khác học nghề của Chuôn Ngọ nhưng cơ bản chỉ thực hiện được các sản phẩm đơn giản hoặc chỉ chuyên một số công đoạn sơ chế nguyên vật liệu, còn các kỹ thuật tinh xảo, những sản phẩm đòi hỏi sự khéo léo, tài hoa thì phần đa chỉ người Chuôn Ngọ thực hiện được.

          Cũng do tính chuyên môn hóa cao và sự liên hoàn trong chế tác mà việc truyền nghề ra ngoài từ những người con gái đi lấy chồng xa cũng khó có thể thực hiện được, dù lệ làng không cấm.

          Trong kháng chiến chống Pháp, trong bối cảnh chung của lịch sử, nghề khảm cũng như nhiều ngành nghề khác không có điều kiện phát triển. Các thợ khảm gặp nhiều khó khăn, phải bỏ nghề hoặc đến nơi khác làm ăn sinh sống.

          Sau giải phóng 1954, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, các làng xã được hồi sinh. Làng khảm trai Chuôn Ngọ cũng khôi phục lại nghề truyền thống bằng việc thành lập Hợp tác xã thủ công, đầu tiên do cụ Nguyễn Văn Bệ làm chủ nhiệm, địa điểm đặt nhờ nhà các cụ Diêm, cụ Ba Nhỡ, cụ Năm Để.

          Đến thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nhiều thợ giỏi của làng tham gia kháng chiến và hi sinh anh dũng. Thị trường lúc đó cũng bị thu hẹp nên nhiều nghệ nhân bàn tay vàng cũng phải bỏ nghề, từng phải quay lại về nghề cổ xưa của làng là nghề đánh cá. Hầu hết thợ khảm còn lại của làng chuyển sang sản xuất kim máy khâu, lược sừng và các mặt hàng lưu niệm làm từ xác máy bay Mỹ. Nghề khảm trai của làng gần như mai một.

          Đến giai đoạn HTX thủ công phát triển thành HTX thủ công chuyên nghiệp, ban đầu gặp nhiều khó khăn do công tác quản lý yếu kém, nhiều HTX tan dã (Chuôn Thượng, Chuôn Trung), còn lại duy nhất HTX Ngọ Hạ, do đó mà nghề khảm trai lại được duy trì và phát triển đến ngày nay.

          Đến nay, HTX sơn khảm Ngọ Hạ đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, khảm trai Chuyên Mỹ phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, khó nơi nào bì kịp.

Hiện nay, toàn xã Chuyên Mỹ có tới 97% hộ dân sinh sống bằng nghề khảm. Sự phát triển làng nghề còn tạo việc làm cho người dân các xã lân cận. Các sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, trang trí sinh động đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu khách trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 2005, doanh thu về tiểu thủ công nghiệp đạt 265 tỷ đồng/năm. Năm 2007, làng nghề khảm Chuôn Ngọ đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu” , được phê duyệt quy hoach phát triển làng nghề kết hợp với du lịch. Thế hệ trẻ Chuôn Ngọ vừa giỏi làm nghề, vừa giỏi tổ chức kinh doanh, sản xuất, đã trở thành những tỉ phú trẻ như Trần Bá Đình, Trần Bá Đàm, Nguyễn Đình Sáo, Nguyễn Phú Huynh…

Đến Chuyên Mỹ hôm nay sẽ thấy nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên, tạo thành một dãy buôn bán sầm uất như phố thị. Điều đó cho thấy sự trù phú, no ấm trong đời sống nhân dân.

 1.2. Về nghệ thuât khảm trai

Sơn màu, thuốc vẽ là chất liệu của người họa sĩ dùng, chỉ màu của người thợ thêu, còn đối với người thợ khảm thì vỏ trai, vỏ ốc chính là chất liệu nghề nghiệp của họ. Vỏ trai có nhiều loại: trai cánh mỏng vỏ, sẫm màu, trai thịt trắng có vỏ dày, trai nứa trắng và mỏng mình, trai Nông Cống có nhiều vân và thâm thịt. Ốc bể có loại ốc xà cừ, xuất hiện nhiều ở vùng Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết. Hến bể lại có loại vỏ xác, có chất trắng như tuyết, dùng để khảm “diện” trong khảm chân dung, lại có cả màu vàng để cẩn hình cành cúc. Ngoài ra còn có một loại trai đặc biệt gọi là cửu khổng (có chín lỗ ở mép vỏ) có vân màu sắc phong phú hơn màu cầu vồng. Các loại vỏ trai, vỏ ốc, vỏ xác thì dùng để làm mặt phẳng. Còn các loại mặt nổi như núi non, cánh phượng, công … thì phải dùng đến loại trai cửu khổng.

Từ chất liệu vỏ trai, người thợ khảm phải dùng nhiều công sức để hoàn thành một tác phẩm tranh khảm. Các khâu trong khảm gồm: sáng tác bản vẽ, mài, cưa, đục mảnh; hạ mặt tranh khảm; mài, đánh bóng mặt khảm. Trước đây, chủ đề trong các bức khảm thường là lựa từ các tích ở truyện Tam quốc, Văn vương cầu hiền, Giang Tả cầu hôn… hay khảm theo các mẫu ước lệ như tùng, trúc, cúc, mai, ngư, tiều, canh, độc. Về sau, đề tài có thêm các danh lam thắng cảnh của đất nước như chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Văn Miếu, khảm chân dung lãnh tụ Lê nin, Hồ Chí Minh… Khi đề tài được xác định, người nghệ nhân sẽ sáng tác bản vẽ. Với cây bút chì, người thợ vẽ ngay trên những miếng vỏ trai, và họ có thể thuộc nằm lòng. Khâu mài, cưa, đục các mảnh là khâu nặng nhất. Đối với mỗi mảnh vỏ trai, nghệ nhân gạn lọc được khoảng 3-4 miếng, nếu vỏ trai bị cong thì đem ngâm nước rồi hơ đèn cho thẳng. Vỏ đều phải chẻ và dóc thành miếng. Vỏ của ốc xà cừ dể chẻ hơn vì có thớ, khi đục phải theo thớ, có khi thớ này rất  mờ, phải tinh mắt mới thấy, đục phải khéo nếu không sẽ bị vỡ. Công đoạn mài miếng lại đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Mài đến độ gần phẳng mới hơ mửa uốn, thường dùng đá ráp để mài, cho đến khi phần vỏ ngoài mòn hết và chỉ còn trơ lại lớp xà cừ. Độ dày mỏng của vỏ trai, vỏ ốc là khác nhau, do đó cần mài bằng tay mới đảm bảo được như ý, các loại máy móc chưa thay thế được bàn tay thủ công trong công đoạn này. Đã từng có nhà tư sản người Pháp mở xưởng khảm trai ở Nam Định trước CM tháng Tám, dùng máy mài vỏ trai, nhưng bị thất bại. Người thợ mài dùng cái cưa lưỡi nhỏ, giũa nhỏ và dẹt cùng dao tách trổ, cái cặp miếng trai, kiên nhẫn, tỉ mỉ để tạo ra hàng trăm ngàn mảnh hình khác nhau. Khi đã cưa đục các mảnh miếng của bức tranh, họ khảm và đục những mảng hình lên mặt hộ, người thợ hạ mặt tranh khảm, dùng sơn ta cẩn gắn vào mặt gỗ, và bức tranh sinh động, lung linh dần hiện ra.

Mài mặt khảm và đánh bóng sẽ là khâu cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm. Việc mài cũng không hề đơn giản, phải có óc nghệ thuật khi dùng sơn hòa với nhọ đèn miết lên mặt tranh khảm rồi mài, sao cho phần trên mặt trai phẳng lỳ nhưng vẫn giữ được nét khắc chìm. Khi mài xong thì đánh bóng bằng cách lấy giấy ráp loại cát mịn chấm vào thuốc hoặc vôi bột mà đánh. Mặt trai muốn bóng và không bị xước thì dùng lá ngái và vôi bột cho vào lòng bàn tay xoa thật đều lên mặt tranh khảm. Trong các loại gỗ dùng để khảm, gỗ trắc được ưa chuông nhất vì thớ của nó mịn mà lại rắn. Màu nền của gỗ có ánh đỏ, hồng, đối màu với các họa tiết trai ốc tạo nên màu sắc tương phản nổi bật rất đẹp mắt. Ít thế kỷ sau, cùng với kỹ thuật ghép tam khí ở Đại Bái (huyện Gia Lương (nay là Gia Bình và Lương Tài), tỉnh Bắc Ninh) thì xuất hiện thêm các sản phẩm khảm trai trên đồng, rồi muộn hơn nữa là khảm trai trên đồi mồi.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, bằng sự tinh tế và lòng say mê nghề đã trở thành nguồn cảm hứng truyền từ đời này sang đời khác, những sản phẩm của người dân nơi đây đã chinh phục người xem, người mua khắp mọi miền tổ quốc và du khách quốc tế. Những bức tranh khảm hiện lên với màu sắc lung linh, tự nhiên, mỗi góc nhìn lại cho ra những mảng màu khác nhau đã tạo nên sự hấp dẫn riêng biệt của nghệ thuật khảm.

          Nét đặc sắc của khảm trai Chuôn Ngọ mà hầu như không nơi nào đạt được, đó là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít, tạo thành những đường nét tinh xảo. Chi tiết trang trí trên sản phẩm cũng rất sinh động, đặc sắc, có hồn.

1.3. Sản phẩm làng nghề:

          Trước cách mạng tháng Tám, các sản phẩm khảm trai chủ yếu được dùng trong các di tích tâm linh như đình, chùa, đền, miếu hoặc trong cung vua, phủ chúa, các gia đình quyền quý, song số lượng hạn chế.

Ngày nay, sản phẩm khảm trai ở Chuôn Ngọ đã trở nên phong phú, đa dạng, có đủ loại từ tủ, sập, bàn ghế, đến câu đối, hoành phi trong nhà thờ, đình, đền; những bức tranh treo tường phỏng theo các tích truyện của ta, của Tàu …và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch. Một sản phẩm có giá trị cao đòi hỏi đôi bàn tay thợ giỏi, kết hợp với nguyên vật liệu tốt. Một số sản phẩm được phụ nữ ưa thích như hộp nữ trang, khay, gương, tráp với nhiều họa tiết cầu kỳ, hoa văn tinh xảo đều được bàn tay của người thợ Chuyên Mỹ trau chuốt. Có nhiều khách lại thích các bức tranh đồng quê, bến nước, con đò, hình thần tài, vinh quy bái tổ, các chữ Phúc, Lộc, Thọ, tứ quý tùng, trúc, cúc, đào…

Sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ có 2 mảng:

          - Khảm trai trực tiếp trên các sản phẩm từ gỗ, đồng, đồi mồi

          - Khảm trai trên các sản phẩm sơn mài.

          Những sản phẩm độc đáo mang đậm nét truyền thống của Chuôn Ngọ đã làm say sưa tỉ mỉ và được người dân trong và ngoài nước rất ngưỡng mộ. Sản phẩm khảm trai của người dân Chuôn Ngọ đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi, triển lãm trong nước có mặt ở các điểm du lịch, các thị trường lớn của đất nước và thế giới. Các sản phẩm khảm trai, ốc của Chuôn Ngọ ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã nhờ sự tìm tòi, sáng tạo của người thợ dựa trên những bí quyết công nghệ hết sức nghiêm ngặt, tỉ mỉ và phức tạp được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ khác nhau. Sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ thể hiện độ tinh xảo, tính độc đáo, trí tuệ, đôi bàn tay khéo léo nghẹ thuật, của những người thợ thủ công, đồng thời phản ánh tính thời đại, tính hữu dụng cũng như tính thẩm mỹ, tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao, chinh phục những khách hàng khó tính ở châu Âu, châu Mỹ.

Mỗi vật phẩm khảm trai tự nó đỗ phản ánh tinh thời đại và tính hữu dụng thẩm mỹ của nó. Căn cứ vào những đạc điểm này ta lại có thể chia các sản phẩm của Chuôn thành 2 loại lớn:

- Đồ thờ cúng gồm; núi thờ (là một khối hình chữ nhật lớn (chừng 40x20x40cm) và 2 khối nhỏ (chừng 30x20x30cm), các khối này làm bằng gỗ trắc, gỗ gụ, ở mép có khảm các dường kỷ hà, phần bên trong thì khảm các hình núi non, cây trái như trúc, đào, lựu, mai... Hoành phi câu đốỉ các cỡ, những vật này có trang trí đường viền khảm theo lối chữ triện, khảm hình đồng xu, hay những cành cây, chim muông... bên trong có nhưng chữ nho khảm bằng xà cừ. Rồi án thư, hòm sắc các cỡ, ống quyển, bao kiếm khảm hình rồng, thẻ bàỉ các kiểu…

- Đồ gia dụng và khánh tiết gồm các loại như đìa khảm cá hay hoa, khay, quả trầu, thường trang trí theo lối triện hay hoa dây ở mép viền, còn trên mặt khảm hoa quả, chim muông ở trong các ô ngăn cũng khảm rất tinh xảo. Hộp mỹ phẩm, khảm hoa to hoặc trang trí hoa chùm lá cuốn. Lọ hoa các cỡ khám cá ngũ sắc, bàn cờ, bình phong thì thường khảm cảnh vật 4 mùa, tranh khảm các loại lấy tích trong các truyện dân gian, sập chủ yếu khảm cảnh, núi non hoa cỏ ở vai và chân sập... Tủ chè và tủ chùa cũng được khảm rất tinh vi, thường lấy các điển tích của Trung Quốc xưa như kết nghĩa vườn đào anh hùng... Rồi các bộ ghế đủ cỡ.

Ngoài những sản phẩm kể trên, người thợ Chuôn còn khảm tùy theo yêu cầu đặt hàng của khách như cán tẩu thuốc lá, cán ba tong, khảm trai trên nậm rưưu bằng đồng đúc, trên vòng gỗ hoặc đá.Tùy theo giá trị của vật phẩm mà người thợ khảm chọn trai ốc hoặc xà cừ, những họa tiết khảm xà cừ nhìn chính diện thì óng ánh màu hồng sáng, nhìn chéo thì rực lên ánh sáng của những ngọn lửa màu ngọc lục huyền bí. Giá trị của cái đẹp vĩnh hằng ở những sản phẩm khảm Chuyên Mỹ một phần cũng ở cái ánh sáng huyền bí đó.

1.4. Nghệ nhân

          Nghề  khảm trai đòi hỏi có trình độ thẩm mỹ và năng khiếu. Việc sản xuất có nhiều công đoạn phức tạp, thường được chuyên môn hóa cao như vẽ kiểu, dũa, đục và đánh bóng. Ngày nay có một số máy móc hỗ trợ một số công đoạn, song nhiều mảnh khảm tinh xảo vẫn phải làm hoàn toàn thủ công. Nghệ nhân cho dù đã đạt danh hiệu bàn tay vàng, có thể tự làm nhiều công đoạn song sự tinh xảo, điêu luyện thì chỉ có thể đạt được ở một hai công đoạn mà thôi. Ở làng khảm trai Chuôn Ngọ, truyền thống hiếu học, thấm nhuần quan điểm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, đoàn kết giúp đỡ nhau đã được truyền từ đời này sang đời khác.

          Từ xa xưa, làng Ngọ đã có nhiều nghệ nhân nổi tiếng. Nhiều nhệ nhân của làng đã từng được triệu vào kinh thành Huế để làm đồ khảm cho nhà vua như cụ Nguyễn Văn Phú, cụ Lý Mục… Cuối thời nhà Nguyễn, nghề khảm trở nên nổi tiếng hơn nhờ việc khảm truyền thần. Theo lời kể của các cụ cao niên, người đầu tiên vẽ ảnh truyền thần trên vỏ xác khảm nền đồng là cụ Bát Nhượng (quê ở Hà Nam), sau đó cụ Lý Thực ở làng Ngọ kế nối được, rồi đến cụ Cửu Phú, cụ Nhiêu Mính, cụ Phó Loan, tiếp nữa có các nghệ nhân Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Nhiên, Trần Bá Chuyển, Nguyễn Văn Mỹ là những nghệ nhân khảm truyền thần nổi tiếng ở Chuôn Ngọ.

Những người thợ khéo tay trong nghề khảm ở Chuyên Mỹ được người dân học tập có cụ Cốc Dật, cụ Nguyễn Văn Thơm, cụ Nguyễn Văn Đẩu, cụ Nguyễn Đình Liễm, cụ Nguyễn Văn Khiển…  Thế hệ sau có các ông Nguyễn Văn Nhiễm, Trần Bá Dinh, Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Thuyết Trình…, trẻ hơn có Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Chuẩn, Vũ Văn Oanh, Trần Bá Duẩn… Thôn Ngọ Vinh có cụ Nguyễn Văn Tố và Trần Bá Chuyển được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đợt đầu tiên, sau có ông Trần Bá Dinh, Nguyễn Thuyết Trình, Nguyễn Đắc Biết.

Nghệ nhân Trần Bá Dinh:

Nghệ nhân Trần Bá Dinh đã hai lần được nhà nước phong tặng danh hiệu “bàn tay vàng”. Làm nghề từ thở niên thiếu, đến nay khi đã ngoài 70 tuổi, ông đã có hơn 50 tuổi nghề. Từ những năm 20 tuổi, nghệ nhân Dinh đã có những sản phẩm tinh xảo.  Ông đã nhiều lần được đặt làm tranh chân dung Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước như đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…. Ông từng kể lại những kỷ niệm như: Năm 1968, để chuẩn bị cho Bác Hồ sang thăm Cu Ba, các đồng chí thuộc Văn phòng của Bác đã đặt ông làm bức ảnh chủ tịch Fidel Castro. Đang làm thì ông bị ốm, ông đã được Bác Hồ gửi tặng 1kg đường và 10 gói chè để động viên. Nhận được quà của Bác, ông thấy khỏe ra, quên hết mệt mỏi và đã hoàn thành kịp thời hạn bức chân dung Ngài Chủ tịch, kịp để Bác đi thăm Cu Ba.

Năm 2003, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, bức “Chân dung Bác Hồ” đã đem đến cho ông giải thưởng Tinh hoa Việt Nam. Năm 2005 ông được phong danh hiệu Nghệ nhân dân gian và sau đó là Huy chương vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian…

Mặc dù tuổi đã cao, nhưng nghệ nhân Trấn Bá Dinh vẫn luôn tâm huyết với nghề, cống hiến cho đời những sản phẩm tinh túy. Gần đây nhất là bức tranh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông đã thực hiện một bức tranh hoành tráng  trong suốt 2 năm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng. Những kiến thức của ông được tích lũy qua nhiều năm làm nghề, bằng chính sự tự học hỏi, nghiên cứu, quan sát của riêng ông. Nhờ sự dìu dắt, chỉ bảo nghiêm khắc của người cha, nhờ sự chăm chỉ rèn luyện, không ngại khó ngại khổ, học hỏi mọi nơi, mọi lúc, nhờ sự tinh tế, nhạy bén mà ông đã có cả một kho kiến thức, kinh nghiệm, sự điêu luyện của tay nghề. Nghệ nhân Trần Bá Dinh đã luôn tâm niệm: Điều đáng quý và cần thiết đối với mỗi nghệ nhân Chuôn Ngọ là chăm lo truyền dạy nghề cho các lớp thế hệ con cháu để duy trì và phát huy được nghề truyền thống của làng. Ông đã tham gia tổ chức các lớp dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xã, trong đó có các cháu khuyết tật. Xã Chuyên Mỹ hiện nay có hàng ngàn thợ khảm, trong đó nhiều người là học trò của ông đã trở thành những thợ giỏi.

Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng:

Là một trong những người “giữ lửa“ cho làng nghề, nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng đã có gần 30 năm gắn bó với nghề khảm trai, càng làm càng say mê. Ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu từ những vỏ ốc, vỏ trai, những thứ tưởng chừng như vứt đi ấy, dần gắn bó với tuổi thơ của nghệ nhân. Những lúc rảnh rỗi, chú bé Dũng lại phụ giúp ông nội và bố làm những công việc đơn giản của quá trình khảm trai. Cứ như thế mà nghề nó ngấm vào người lúc nào không rõ.

 Nghề khảm trai đã đem lại thu nhập chính cho gia đình ông cũng như hàng ngàn hộ dân trong xã. Bàn tay tài hoa, khéo léo của ông đã chạm trổ, đặt những mảnh trai đã được cắt gọt lên bức tranh nhà Phật. Những vỏ ốc, vỏ trai vô hồn qua bàn tay của ông dần trở thành con rồng uốn lượn trên chiếc tráp cổ, những bức tranh tam quốc tinh xảo, sống động, tranh truyền thần có hồn.

1.5. Di tích làng nghề:

Đền thờ Tổ nghề khảm trai:

Đền được dựng trên một thế đất đẹp gần trung tâm làng, thờ tổ nghề khảm trai là ngài Trương Công Thành. Hồ sơ xếp hạng di tích đền thờ tổ nghề khảm trai dẫn sự tích về ngài từ các sách đã nêu là “Làng nghề làng văn” và lời kể của các cụ cao niên.

Đền có kiến trúc kiểu chính kiểu chữ Đinh (J) bao gổm phần Tiền tế và Hậu cung. Khuôn viên ngôi đền có nhiều cây cổ thụ như đa, mối, lộc vừng quanh năm xanh tốt, tạo cảnh trí tĩnh mịch, trang nghiêm. Đền được xây dựng tựa lưng vào làng, phía trước cố một hổ nước rộng, người xưa theo thuyết phong thủy cho rằng như thế cũng là thế đất sơn thủy, cảnh trí hữu tinh.

Tiền tế của ngôi đền được xây dựng ba gian, gian chính giữa treo bức đại tự “Tối linh từ” (Đền thờ rất linh thiêng) và đôi câu đối:

Ngọ ấp tứ dân ca lạc lợi

Địa linh lịch đại vĩnh truyền lưu

(Dịch: Bốn dân ấp Ngọ ca mừng cuộc sống vui, sung túc

Đất thiêng trải các đời lưu truyền mãi)

Người dân nơi đây từ xa xưa đã tự hào về mảnh đất của mình nên tại đây cũng treo đôi câu đối:

Huyền vũ cao sơn chung vượng khí

Nhuệ Giang thủy nhiễu trạc linh thanh

(Dịch: Phía Bắc có núr cao chung đúc vượng khi

Nước sông Nhuệ bao quanh dào dạt linh thiêng).

Hậu cung đền được xây dựng theo kiểu hai tầng bốn mái, bên trong cuốn vòm, trên lợp ngói ri cổ. Không gian Hậu cung là nơi linh thiêng nhất, bài trí long ngai, bài vị thành hoàng- tổ nghề và các di vật quý khác. Thường nơi này chỉ có cụ từ và các vị chức sắc hành lễ khi có lễ trọng. Tại đây có bức cửa võng chạm nổi ”Lưỡng long chầu nguyệt", được sơn son thếp vàng rực rỡ.

Để tỏ lòng thành kính với vị tổ nghề, các đồ thờ tự tại đây phần lớn đều đều sơn, khảm. Những mảnh ốc, trai đẹp nhất, mầu sắc rực rỡ nhất đã được các nghệ nhân trau chuốt chạm khảm để dâng cúng ngài. Có nghệ nhân đã khéo léo, kiên trỉ khảm cả dòng mỹ tự của Tổ nghề bằng ốc trên gồ quý để thờ ở đền.

Xưa kia, vào những dịp kỷ niệm ngày sinh ngày hóa của thành hoàng (tổ nghề), nhân dân địa phương thường rước bài vị ngài ra giữa dòng sông Nhuệ lấy nước về tắm thánh và bao sái đồ thờ, sau đó rước về đình tổ chức tế lễ. Lễ lớn vào các dịp mùng 9 tháng Giêng và mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm với các nghi lễ trang nghiêm, lễ vật dâng cúng nghiêm cẩn, sau đó đến các trò chơi dân gian, múa hát diễn xướng. Để tỏ lòng thành kính với đức thành hoàng tổ nghề, người dân kiêng húy tên ngài và đọc chệch thành “Thiềng”.

Trải qua thời gian, ngôi đền đổ nát, đến năm 2002, nhân dân địa phương đã dựng lại trên nền đất cũ. Tại đây hiện treo nhiều hoành phi, câu đối, đồ thờ do chính các nghệ nhân làng Chuôn chế tác để thể hiện lòng thành kính với đức tổ nghề.

Chùa Bối Khê:

Chùa có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, toạ lạc ở khu đất giữa làng Bối Khê, xã Chuyên Mỹ. Chùa ngoảnh hướng Tây, phía trước là sân chùa, đường làng và khu vực dân cư đông đúc. Khu di tích có những công trình kiên trúc cơ bản: Tiền đường, Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mầu và nhà khách.

Tiền đường chùa Bối Khê xưa kia có bốn mái đao cong, xung quanh thưng ván, cửa bức bàn theo kiểu kiến trúc của thời Lê. Đến năm Tự Đức thứ 32 (1879) thời Nguyễn thì được sửa lại như hiện nay dạng tường hồi bít đốc, hai mái chảy lợp ngói ri, song vẫn giữ kiểu cửa bức bàn. Đây là nơi để các phật tử ngồi lễ Phật và chiêm bái. Hai bên gian hồi có ban thờ hương hồn các liệt sĩ là người con ở quê hương Bối Khê đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cạnh đó có tấm bia đá thời Nguyễn và quả chuông đồng thời Tây Sơn (1795).

Thượng điện nối từ gian giữa Tiền đường kéo dài về phía sau thành hình chuôi vồ. Tại đây xây bệ nhiều cấp cao dần để đặt tượng Phật nên gọi là toà Tam bảo. Kiến trúc khung vì ngôi nhà này còn hoàn toàn dấu tích thời Lê. Đó là một bộ vì sát hồi làm hình thức chữ đinh. Hai bộ vì ngoài làm hình thức chồng rường. Những bộ vì thượng làm theo kiểu chữ đinh và chồng rường là những đặc điểm cua bộ vì thời Lê. Bài trí tượng tại Thượng điện gồm: Lớp thứ nhất là 3 pho tượng Tam thế; lớp thứ hai là tượng Phật Thích ca giáo chủ, Đại thế chí Bồ tát và Đức Quan thế âm Bồ tát; lớp thứ ba là tượng Phật A di đà; tiếp theo là toà Cửu long và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là là Quan âm chuẩn đề, trên thân có 12 cánh tay, hai bên là thị giả; cuối cùng là toà Cửu long được làm bằng chất liệu đồng với hình tượng Thích ca sơ sinh trong tư thế đứng, hai bên có vị Thánh tăng và Long thần.

Hai gian bên giáp đầu hồi nhà Thượng điện có bàn thờ: Bên tả là bàn thờ Đức ông toạ giữa, hai bên là thị giả. Bên hữu là bàn thờ Đức Thánh hiền toạ giữa, hai bên là thị giả của ngài.

Nhà Tổ có ba gian, là nơi thờ các vị Tổ chùa.

Nhà Mẫu nằm phía sau Thượng điện, có bàn thờ Mẫu với Tam toà thánh Mẫu có tượng Đức thánh Trần.

Nhà khách: Hướng ra sân vườn, là nơi tiếp đón khách đến chiêm bái di tích.

Hệ thống tượng chùa Bối Khê là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng tròn của hai thời đại triều Lê và triều Nguyễn. Tượng thời Lê còn lại những pho tượng sau: tượng Phật Tam thế, tượng A di đà, tượng Thích Ca giáo chủ và Đại thế chí bồ tát. Số tượng còn lại phần lớn được làm vào đầu thời Nguyễn. Đây là những di sản văn hoá quý của cổ nhân để lại cho.

Ngoài ra, chùa Sùng Nghiêm còn quả chuông đồng đúc vào triều Tây Sơn năm Cảnh Thịnh thứ ba (1795). Đây là một trong những hiện vật thời Tây Sơn còn lại trong các ngôi chùa cổ.

Là ngôi chùa thờ Phật theo phái Đại thừa thuần túy, vào những ngày tuần tiết, những khóa lễ theo quy định của nhà Phật như lễ Thượng Nguyên, lễ vào hè, lễ Vu Lan, lễ Phật Đản, lễ Trừ tịch, rồi những ngày giỗ các vị Tổ… tại chùa làng Bối Khê đều diễn ra những nghi lễ thờ cúng rất trang nghiêm, thành kính, lành mạnh.

Vật phẩm dâng lên cúng Phật là những nông sản thanh khiết đất trời qua cần cù làm lụng của người dân với tấm lòng thành kính và cái tâm trong sáng dâng lên tòa tam bảo cao minh.

Người dân và Phật tử địa phương đến chùa lễ Phật vào các ngày sóc vọng và các dịp lễ trong Đạo. Họ bước vào của Thiền sau khi đã gạt đi những khổ não và vất vả đời thường; họ lắng tâm xuống nghe lời kinh, tiếng chuông, tiếng mõ và ngước lên nhìn đức Phật nở nụ cười từ bi mà tìm đến với sáng láng trí tuệ và thanh nhẹ cõi lòng. Chính từ đây, những chân lý nhiệm màu của đạo Phật thấm vào họ rồi biểu hiện ra bằng đạo lý, tình cảm và đối nhân xử thế hết mực nhân văn trong cuộc sống đời thực.