Ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam

Ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành mang tính nền tảng, đánh dấu cho sự thành công của lĩnh vực du lịch. Vậy cùng tìm hiểu đặc thù ngành học này nhé.

Du lịch ngày càng phát triển tạo điều kiện cho những nhóm ngành trong lĩnh vực này có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành mang tính nền tảng, đánh dấu cho sự thành công của lĩnh vực du lịch. Ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống ngành với cái tên rất mới tuy nhiên đây là dịch vụ đã có từ lâu đời nhưng hiện nay nhằm mục đích quản trị hiện đại và phù hợp với nhu cầu xã hội càng ngày gia tăng cả về chất và về lượng. Vì vậy, ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống với những kiến thức chuyên môn hiện đại ngày càng phát triển hơn và càng có nhiều trường mở rộng đào tạo thêm ngành này. Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống bao gồm các công việc quản lý nhà hàng, nghiên cứu văn hóa ẩm thực, hội nghị, yến tiệc, tiến hành kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu tâm lý khách hàng, các kỹ thuật tiếp thị, kỹ thuật nấu các món ăn Việt Nam, nước ngoài… Có thể nói ngành này là ngành đặc thù nhất về ngành công nghiệp du lịch mang tính nền tảng cho lĩnh vực du lịch ngày càng phát triển. Sự bùng nổ dịch vụ du lịch, ăn uống tại Việt Nam trong những năm trở lại những năm gần đây là xu thế tất yếu của xã hội và tạo điều kiện cho ngành quản lý nhà hàng và dịch vụ ăn uống ngày một phát triển. Ngành này tiên phong cho sự phát triển kinh tế thời đại mới, ngành công nghiệp không khói giá trị hàng tỷ đô. Khi con người ngày càng có nhu cầu về ẩm thực ngày càng gia tăng, nhu cầu ăn ngon, thưởng thức, tận hưởng cuộc sống, hơn nữa có nguồn tài nguyên ẩm thực của nhiều nơi trên thế giới đa dạng và phong phú tạo cơ hội cho ngành này khai thác và phát triển không có điểm dừng. Theo thống kê của tổ chức Ủy ban lữ hành và du lịch thế giới, trong 10 năm tới ngành du lịch đem lại 113.400 lao động hàng năm tại Việt Nam, trong đó bao gồm các công việc tại công ty du lịch, khách sạn, Resort, khu vui chơi…. Như vậy, đây là cơ hội lớn cho cử nhân ngành này với lượng lớn cơ hội việc làm cũng như môi trường có tiềm năng phát triển. Cử nhân ngành này có nhiều cơ hội phát triển bản thân, thử sức mình không chỉ môi trường trong nước mà cả môi trường nước ngoài với lĩnh vực nhà hàng, khách sạn… trong các vị trí sau:

  • Chuyên viên pha chế rượu
  • Chuyên viên các món bánh Á – Âu
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Chuyên viên tổ chức nhà hàng, cơ sở ăn uống
  • Quản lý nhà hàng
  • Quản lý quầy bar
  • Chuyên viên dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Quản trị dịch vụ ẩm thực
  • Quản trị nhân sự trong lĩnh vực nhà hàng
  • Chuyên viên Sale và Marketing cho các cơ sở kinh doanh, chuỗi nhà hàng, chuỗi khách sạn
  • Giảng viên tham gia giảng dạy các lĩnh vực quản trị nhà hàng, quản trị khách sạn, du lịch…
  • Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch, khách sạn
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Chuyên viên quản lý, tố chức các tour, sự kiện, hội nghị
  • Có cơ hội thăng tiến thành giám đốc, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều hành nhân lực.
Học ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống có được những kiến thức, kỹ năng gì? Sinh viên ngành này được trang bị kiến thức chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vực du lịch, đặc biệt về lĩnh vực quản lý khách sạn, nhà hàng… về phương diện ẩm thực, cụ thể như:
  • Quản lý các khâu về ẩm thực
  • Kỹ năng thiết kế thực đơn cho các loại hình phục vụ ẩm thực theo phong cách Á – Âu
  • Lập, phân tích và điều hành các công việc thiết kế và vận hành nhà hàng.
  • Nghiên cứu và nắm được các kiến thức về rượu và thức uống phục vụ khách hàng
  • Kỹ năng kinh doanh các dịch vụ về nhà hàng và ẩm thực
  • Hiểu biết về các quy trình chế biến nguyên liệu
  • Kỹ năng hợp lý nguyên liệu và gia vị
  • Kỹ năng sáng tại trong chế biến và trình bày món ăn
  • Tổ chức các loại tiệc, sự kiện
  • Lập kế hoạch và tiếp thị bán hàng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn
  • Tổ chức quản lý các bộ phận về ẩm thực như quầy bar
  • Tổng hợp các kỹ năng mềm như: Kỹ năng lãnh đạo và tạo động lực lao động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán…
Những trường nào đào tạo ngànhQuản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống? Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Chúc các bạn thí sinh lựa chọn được những ngành học phù hợp với khả năng của bản thân và thành công trong kỳ thi tuyển THPT Quốc gia sắp tới.

  • TAGS
  • khối kinh tế kinh doanh
  • ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

  • Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người. Do đó mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về dịch vụ ăn uống. Nhưng cũng có một số doanh nghiệp lúc đầu khi đăng ký kinh doanh không có đăng ký ngành nghề dịch vụ ăn uống cho nên sau qua trình hoạt động muốn bổ sung thêm. Vậy cho nên lúc này nếu doanh nghiệp muốn hoạt động dịch vụ ăn uống thì cần phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống. Bởi theo quy định hiện nay doanh nghiệp chỉ được hoạt động kinh doanh với các ngành nghề đã đăng ký và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đây, Công ty Nam Việt Luật xin trình bày về trình tự thủ tục, hồ sơ bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống và chi tiết về nhóm ngành nghề dịch vụ ăn uống để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn.

    I/ Nhóm ngành nghề dịch vụ ăn uống cần bổ sung

    Khi muốn bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống doanh nghiệp cần phải biết rõ mã ngành, mô tả chi tiết cụ thể của nhóm ngành dịch vụ ăn uống để khi đăng ký thông tin cho chính xác. Cụ thể, doanh nghiệp có thể bổ sung nhóm mã ngành nghề sau:

    1. 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

    Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tới khách hàng, trong đó khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về. Nhóm này cũng gồm hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong.

    Cụ thể:

    – Nhà hàng, quán ăn;

    – Quán ăn tự phục vụ;

    – Quán ăn nhanh;

    – Cửa hàng bán đồ ăn mang về;

    – Xe thùng bán kem;

    – Xe bán hàng ăn lưu động;

    – Hàng ăn uống trên phố, trong chợ.

    Nhóm này cũng gồm: Hoạt động nhà hàng, quán bar trên tàu, thuyền, phương tiện vận tải nếu hoạt động này không do đơn vị vận tải thực hiện mà được làm bởi đơn vị khác.

    Loại trừ: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đồ ăn được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).

    Ngành nghề chi tiết Mã ngành chi tiết
    Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh). Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. Khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về.

    56101

    Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi của hàng ăn nhanh. Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại các cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh (fast-food chain). 

    56102

    Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác. Nhóm này gồm: Hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động hoặc xe kéo, đẩy bán rong như: Xe thùng bán kem và xe bán hàng ăn lưu động.

    56109

    2. 562: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác

    Nhóm này gồm: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng nhân các sự kiện như phục vụ tiệc hội nghị, tiệc gia đình, đám cưới… hoặc hợp đồng dịch vụ ăn uống cho một khoảng thời gian và hoạt động nhượng quyền dịch vụ ăn uống, ví dụ phục vụ ăn uống cho các sự kiện thể thao hoặc tương tự.

    Ngành nghề chi tiết Mã ngành chi tiết
    Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng. Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, tại địa điểm mà khách hàng yêu cầu như tiệc hội nghị cơ quan, doanh nghiệp, đám cưới, các công việc gia đình khác….

    Loại trừ:

    – Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để bán lại được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

    – Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được phân vào ngành 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). 

    5621 – 56210

    Dịch vụ ăn uống khác. Nhóm này gồm: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.

    Nhóm này cũng gồm:

    – Hoạt động nhượng quyền kinh doanh ăn uống, ví dụ cung cấp dịch vụ ăn uống cho các cuộc thi đấu thể thao hoặc những sự kiện tương tự trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồ ăn uống thường được chế biến tại địa điểm của đơn vị cung cấp dịch vụ, sau đó vận chuyển đến nơi cung cấp cho khách hàng;

    – Cung cấp suất ăn theo hợp đồng, ví dụ cung cấp suất ăn cho các hãng hàng không, xí nghiệp vận tải hành khách đường sắt…;

    – Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;

    – Hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ (ví dụ căng tin cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học) trên cơ sở nhượng quyền.

    – Hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp cho các nhà máy, xí nghiệp.

    Loại trừ:

    – Sản xuất đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn để bán lại được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);

    – Bán lẻ đồ ăn có thời hạn sử dụng ngắn được phân vào ngành 47 (Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác). 

    5629 – 56290

     3. 563 – 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống

    Nhóm này gồm: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách hàng tiêu dùng tại chỗ của các quán bar, quán karaoke, quán rượu; quán giải khát có khiêu vũ (trong đó cung cấp dịch vụ đồ uống là chủ yếu); hàng bia, quán bia; quán cafe, nước hoa quả, giải khát; dịch vụ đồ uống khác như: nước mía, nước sinh tố, quán chè, xe bán rong đồ uống…

    Loại trừ:

    – Bán lại đồ uống đã đóng chai, đóng lon, đóng thùng được phân vào các nhóm 4711 (Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp), 47230 (Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh), 47813 (Bán lẻ đồ uống lưu động hoặc tại chợ), 47990 (Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu);

    – Hoạt động của các vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ không phục vụ đồ uống được phân vào nhóm 93290 (Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu).

    Ngành nghề chi tiết Mã ngành chi tiết
    Quán rượu, bia, quầy bar. Nhóm này gồm: Hoạt động của các quán rượu phục vụ khách hàng uống tại chỗ: rượu mạnh, rượu vang, rượu cocktail, bia các loại…

    Loại trừ: Hoạt động cung cấp dịch vụ ăn và uống rượu, bia nhưng trong đó đồ ăn là chủ yếu được phân vào nhóm 56101 (Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh)). 

    56301

    Quán cà phê, giải khát. Nhóm này gồm:

    – Hoạt động của các quán chế biến và phục vụ khách hàng tại chỗ các loại đồ uống như: cà phê, nước sinh tố, nước mía, nước quả, quán chè đỗ đen, đỗ xanh…

    56302

    Dịch vụ phục vụ đồ uống khác. Nhóm này gồm: Hoạt động của xe bán rong đồ uống

    56309

    Ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam

    Cần biết mã ngành chi tiết khi bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống

    II/ Trình tự, thủ tục bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống

    Để bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống, bạn có thể tiến hanh theo quy trình sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống

    Hồ sơ cần chuẩn bị gồm các thành phần sau:

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp ( Phụ lục II-1 của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

    + Biên bản họp Hội đồng thành viên ( công ty TNHH 2 thành viên) hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông ( công ty cổ phần) về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    + Quyết định về việc thay đổi bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống.

    + Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống

    – Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống như trên đến Cơ quan đăng ký kinh doanh và sau 3 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả.

    – Doanh nghiệp sẽ được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể xác nhận thông tin đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp và dĩ nhiên sẽ có thêm các ngành nghề kinh doanh mới đăng ký.

    Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

    – Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề dịch vụ ăn uống thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày.

    – Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    >>> Lưu ý:

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;

    – Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    – Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.

    III/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Nam Việt Luật

    – Công ty Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.

    – Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo hoàn thiện hồ sơ thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. 

    – Ngoài ra, Nam Việt Luật còn thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung ngành nghề cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng

    Nếu còn vướng mắc lên quan đến thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề dịch vụ ăn uống hay thay đổi đăng ký kinh doanh quý khách hàng  có thể liên hệ qua tổng đài hoặc gửi email cho công ty để chúng tôi tư vấn miễn phí cho các bạn.