Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện

  • Xác định thành phần (ion, phân tử) trong các dung dịch HF, HCL, H2SO4, KOH, BA(OH)2, KCL, NA2S

    08/09/2022 |   0 Trả lời

  • Cho 17,55g kim loại M hoá trị 2 tác dụng vừa đủ với 200ml đ H2SO4 x M, thu đc đ X chứa y gam muối và 6,048l CO2 thoát ra. Tìm tên kim loại M và tính giá trị x,y.

    08/09/2022 |   0 Trả lời

  • CuCl2 là chất điện li mạnh hay yếu?

    11/09/2022 |   0 Trả lời

  • Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện

    Trộn 400ml dung dịch HCl, có pH = 2 với 200ml dung dịch NaoH 0,02 M . Ph của dung dịch thu được sau khi trộn là?

    15/09/2022 |   0 Trả lời


SGK Hóa học 11 – Bài 1 – Trang 3

1. Mục tiêu

Khảo sát độ dẫn điện của dung dịch muối NaCl với nồng độ khác nhau

2. Chuẩn bị lý thuyết

Chất điện li là những chất tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện được. Liên kết hóa học trong phân tử NaCl là liên kết ion. Trong tinh thể muối ăn, các ion Na+ và Cl– hút giữ nhau bằng lực hút tĩnh điện nên không di chuyển tự do được. Vì vậy, tinh thể muối ăn không dẫn điện được.

Khi cho tinh thể muối ăn vào nước, những ion ở lớp bề mặt tinh thể bị hút mạnh bởi các phân tử H2O phân cực ở xung quanh: ion Na+ bị hút về phía đầu âm, ion Cl– bị hút về phía đầu dương của phân tử nước làm cho lực hút giữa các ion đó bị yếu đi. Kết quả là chúng tách khỏi tinh thể, kết hợp với một số phân tử H2O rồi phân tán vào nước. Quá trình này tiếp tục diễn ra với những ion ở lớp trong làm cho muốn ăn tan dần ra.

Trong dung dịch NaCl, các ion Na+ và ion Cl– di chuyển tự do, vì vậy dung dịch dẫn điện được.

3. Thí nghiệm với thiết bị Addestation

Dụng cụ

1 aMixer MGA, 1 cảm biến độ dẫn, 1 aMatrix, các aBridges: 3 pin, 1 đèn, 2 dây nối (với chân cắm quả chuối – kẹp cá sấu), 1 cốc 250 ml gắn nhãn ‘R’, 1 cốc 250 ml gắn nhãn ‘T’ (để làm thí nghiệm), 2 miếng đồng (khoảng 2 hoặc 3 cm), 1 cân điện tử, 1 thìa

Hóa chất

Muối, giấy thấm

4. Tiến hành

Bước 1: Mở MGA, kết nối cảm biến độ dẫn  vào CH1 của MGA. Bảo đảm rằng cảm biến độ dẫn được bật ở thang 20000. Chọn “Độ dẫn (0-20000μS/cm ) như hình bên dưới và nhấn vào nút “Chạy”.

Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện
Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện

Bước 2: Nhấn vào biểu tượng

Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện
 để chọn hiển thị dạng đồng hồ kim. Màn hình MGA sẽ hiện 4 đồng hồ, đồng hồ đầu tiên (khoanh ô vuông) sẽ hiển thị kết quả thu được từ cảm biến pH khi thu thập dữ liệu. Nhấn vào biểu tượng số 1 (được khoanh tròn) để mở rộng đồng hồ ra toàn màn hình.

Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện
Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện

Bước 3: Lắp đặt một mạch điện như hình bên dưới, gắn 3 pin và 1 đèn vào bảng điện aMatrix. Gắn dây nối vào mạch điện như hình dưới.

Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện

Bước 4: Dùng 2 kẹp cá sấu kẹp vào 2 miếng đồng. Nhúng cảm biến độ dẫn vào trong cốc ‘R’ và khuấy đều khoảng 10 giây. Rút đầu cảm biến ra và lau bằng giấy thấm.

Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện
Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện

Bước 5: Nhấn vào nút

Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện
 trên MGA để bắt đầu thu thập dữ liệu. Nhúng đầu cảm biến độ dẫn vào cốc ‘T’ (Thí nghiệm) khuấy trong khoảng 5 s. Ghi lại giá trị thu được vào Bảng 1. Khuấy đều khoảng 10 giây. Ghi lại giá trị hiển thị trên màn hình vào Bảng 1. Nhấn nút
Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện
 để dừng thu thập dữ liệu.

Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện

Bước 6: Rút cảm biến ra khỏi cốc ‘T’ và nhúng vào cốc ‘R’ rồi lau khô đầu cảm biến. Nhúng 2 kẹp cá sấu đã kẹp miếng đồng vào cốc ‘T’. Mỗi miếng đồng cách nhau khoảng 1 cm. Quan sát độ sáng của bóng đèn trên mạch điện aMatrix và ghi lại vào bảng 1.

Tại sao dung dịch muối ăn lại dẫn điện

Bước 7: Thêm 0.1 g muối vào trong cốc ‘T’ rồi dùng muỗng khuấy đều đến khi muối tan hết. Lặp lại bước các bước 5 và 6 và ghi giá trị vào bảng 1.

Bước 8: Thêm 0.3 g muối vào trong cốc ‘T’ và làm giống bước 7.

5. Kết luận

Từ kết quả đo được ta có thể đưa ra kết luận so sánh về độ dẫn của dung dịch và độ sáng của đèn.