Một người được coi là phạm tội khi nào năm 2024

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa “tội phạm” và “phạm tội”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội phạm được quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý...”. Theo đó, tội phạm phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi đó có lỗi; hành vi đó xâm phạm đến khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ.

Như vậy, nếu như “tội phạm” theo quy định của BLHS phải có đầy đủ các yếu tố trên, thì “phạm tội” là hành động thực hiện tội phạm, nhưng có thể do người không có năng lực TNHS thực hiện và không bị coi là tội phạm.

Từ những phân tích trên đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 250 BLHS năm 1999: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Trong tình huống tác giả đã nêu Nguyễn Văn H (sinh ngày 12/7/2001) ngày 04/5/2017, lấy trộm 02 chiếc điện thoại tổng trị giá 10.100.000 đồng. Như vậy, hành vi của Nguyễn Văn H có dấu hiệu của tội: Trộm cắp tài sản, quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999. Tuy chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm do chủ thể chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự đối với tội Trộm cắp tài sản, nhưng đủ cơ sở để kết luận hành vi đó là phạm tội. Do đó, khi Trần Tiến T mua 02 chiếc điện thoại của Nguyễn Văn H trộm cắp, T biết rõ là tài sản do H trộm cắp mà có đã phạm vào tội: Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, quy định tại Điều 250 BLHS.

1. Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện. Việc người phạm tội tự khai ra hành vi phạm tội của mình là biểu hiện sự ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình nên được khoan hồng, nhưng mức độ khoan hồng mà để được xem xét miễn trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả đã xảy ra, thái độ khai báo, sự góp phần vào việc phát hiện và điều tra tội phạm

2. Người tự thú phải khai rõ sự việc tức là khai báo đầy đủ, rõ ràng tất cả hành vi phạm tội của mình, cũng như của đồng phạm (nếu có và nếu biết), không giấu diếm bất cứ tình tiết nào của vụ án, giúp Cơ quan điều tra phát hiện tội phạm. Không được coi là người phạm tội đã khai rõ sự việc nếu người này khai báo không đầy đủ, rõ ràng về hành vi phạm tội của mình, không khai báo về đồng phạm (nếu có) và hành vi phạm tội của đồng phạm mà họ biết.

3. Người phạm tội phải góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện, điều tra tội phạm thông qua việc cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ cho việc điều tra tội phạm hoặc thực hiện các hoạt động khác, như vận động đồng phạm ra đầu thú, giúp Cơ quan điều tra tiếp cận, bắt giữ đồng phạm (nếu có)...

4. Việc cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm được hiểu là người phạm tội đã cố gắng hết khả năng của mình thực hiện những công việc, nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra hậu quả của hành vi phạm tội hoặc hạn chế sự phát triển của hậu quả đã xảy ra, như: Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho người bị hại về những hậu quả có thể tiếp tục xảy ra để có biện pháp ngăn chặn; tự mình thực hiện các công việc nhằm ngăn chặn hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể tiếp tục xảy ra và kết quả là hậu quả thực tế của tội phạm đã giảm thiểu tối đa so với khả năng xảy ra thiệt hại thực tế nếu không có các hành vi này.

5. Ngoài việc tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm thì người phạm tội còn phải lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Tội phạm là hành vi vi phạm mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội và trật tự xã hội. Các cá nhân, tổ chức phạm tội khi bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm và sẽ phải chịu các hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự.

Theo cách hiểu trên, tội phạm là hành vi gây tổn hại cho xã hội. Một cá nhân tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình sẽ gay ra thiệt hại cho một cá nhân khác hoặc tập thể khác về vật chất hoặc nghiêm trọng hơn là sinh mệnh con người.

Tội phạm ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Chương III Điều 8 của bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 100/2015/QH13 quy định:

  1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
  2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Đặc điểm của tội phạm[sửa | sửa mã nguồn]

Tính nguy hiểm cho xã hội (khác với Tính trái với luật hình sự của Bộ luật Hình sự Việt Nam Cộng Hòa năm 1972)

Tính có lỗi (lỗi cố ý hoặc vô ý).

Do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (về độ tuổi, năng lực nhận thức...).

Phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó (chịu hình phạt tù...).

Tại Việt Nam một hành vi được xem là tội phạm khi nó có đầy đủ các yếu tố sau: hành vi đó phải được quy định (có thể mô tả hành vi) trong bộ luật hình sự năm 1999, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi đó xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có thể là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin). -Tính nguy hiểm cho xã hội: đây là đặc điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất.

Phân loại tội phạm[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam chia tội phạm thành bốn loại:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Tội phạm nghiêm trọng.
  • Tội phạm rất nghiêm trọng.
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ở các quốc gia khác[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết luật pháp của các quốc gia đều quy định những hành vi được xem là tội phạm trong luật hình sự của nước mình.