Bài thơ học tên tác giả tác phẩm văn học năm 2024

- Người tiên phong khai đường mở lối và xác lập một vị thế vững chắc cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam.

Cây đại thụ trong làng văn học Việt Nam

7. Nguyễn Minh Châu

- Vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới

- Người mở đường tinh anh và tài năng

- Người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này.

- Nhà văn của những “nỗi quan hoài thường trực”

- Người cố gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người.

8. Lưu Quang Vũ

- Nhà viết kịch tài năng nhất của văn học hiện đại

- Ngòi bút vàng của nền sân khấu Việt Nam

- Tượng đài của nền kịch nghệ Việt Nam

- Một trong những người đi tiên phong trong phong trào đổi mới văn hoá văn nghệ

- Chiến binh nhân ái của thơ ca và sân khấu

9. Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Người thả hoài niệm vào dòng sông

- Người thổi hồn vào ký

- Một thi sĩ của thiên nhiên.

- Nhà văn của những dòng sông

- Một nhà văn gắn bó sâu sắc với xứ Huế

10. Nguyễn Trung Thành

- Người suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng

- Người tạo ra được bản sắc, phong cách và cá tính sáng tạo độc đáo của nền văn học Việt Nam hiện đại

- Nhà văn của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn

11. Nguyễn Thi

- Nhà văn của người nông dân Nam Bộ

- Một trong những ngòi bút cá tính và đặc sắc nhất trong thời kì kháng chiến chống Mỹ

- Cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ

Thời đi học ai cũng sẽ mang nỗi ám ảnh về một môn học nào đó. Đối với các học sinh ban tự nhiên nói riêng và nhiều học sinh nói chung, chắc hẳn luôn thường trực sự sợ hãi với 2 chữ: Ngữ văn. Không ít những học sinh cứ nhìn thấy những tác phẩm dài đằng đẵng là buồn ngủ hay thậm chí đọc đi đọc lại cũng không thể thuộc nổi 1 bài thơ.

Thấu hiểu điều này, một thầy giáo đã sáng tác đoạn thơ lục bát tổng hợp toàn bộ tên các tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh ra đời… của các tác phẩm truyện, thơ Việt Nam hiện đại lớp 9. Đặc biệt, thầy giáo này còn cực “có tâm” khi sắp xếp các câu thơ theo đúng trình tự thời gian để học sinh dễ học, dễ nhớ hơn.

Từ những chất liệu tưởng như khô khan và nhỏ nhặt, thầy giáo đã tạo nên một đoạn thơ lục bát mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Lời thơ giản dị, dễ hiểu có lẽ chính là điểm cộng để đoạn thơ này đến gần hơn với các bạn học sinh: Bài “Làng” tác giả Kim Lân - Viết năm 48 (1948), gian truân bão bùng, “Đồng chí” những vị anh hùng - Chính Hữu 48 (1948) sống cùng chúng ta... Việc lồng ghép hoàn cảnh sáng tác chỉ bằng những câu thơ ngắn vừa dễ nhớ mà vẫn giúp các bạn học sinh nắm được nội dung chính của mỗi bài.

Bài thơ học tên tác giả tác phẩm văn học năm 2024

Đoạn thơ phổ từ thông tin các tác phẩm Văn học gây bão MXH

Được biết, đoạn thơ này được sáng tác và chia sẻ bởi thầy giáo Lương Hải Đăng, giáo viên khoa Ngữ Văn của trường Spring Hill - ngôi trường song ngữ liên cấp nằm cách Hà Nội 40km.

Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, thầy Hải Đăng viết: “Sau một thời gian ngâm cứu, với mong muốn giúp các con lớp 9 dễ dàng ghi nhớ các mốc thời gian, tên gọi, nội dung,...mình viết ra đôi dòng lục bát đơn sơ giản dị này. Thân tặng các học sinh của thầy, hy vọng món quà nhỏ này sẽ giúp các con có hứng thú hơn, dễ dàng khám phá chiều sâu rộng của văn chương.”

Ngay sau khi đăng tải, đoạn thơ độc đáo này nhanh chóng nhận được sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng, đa phần đều tỏ ra vô cùng thích thú và ngưỡng mộ trước sự tâm huyết của thầy giáo.

Bạn Đ.N để lại bình luận: “Dễ nhớ dễ thuộc quá thầy ơi”.

Bạn T.T bình luận: “Thầy giỏi và tâm huyết quá ạ”.

Bạn M.T bày tỏ: “Giá như năm ấy thầy gửi con bài này!”

Đáng chú ý còn có bạn trẻ đối thêm câu thơ dành tặng thầy giáo: “Hải Đăng văn chương sáng ngời - năm hai mốt ấy nhẹ nhàng thiết tha”.

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu và kiến thức trong quá trình học tập. Bài viết dưới đây, VUIHOC sẽ giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học, bên cạnh đó là bài soạn Ôn tập trang 35 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1 hay và chi tiết nhất.

1. Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân

1.1 Giới thiệu về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tên tác phẩm văn học/nghệ thuật: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Thể loại: Bút kí

Tên tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:

Ai đã đặt tên cho dòng sông? của tác giả (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không chỉ đơn thuần là tác phẩm miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên sông nước quê hương mà qua đó tác phẩm còn thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà tác giả dành cho dòng sông quê hương nói riêng, và cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước nói chung.

Bài thơ học tên tác giả tác phẩm văn học năm 2024

  • Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:

Nội dung: Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích mang đầy chất thơ về dòng sông Hương. Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế mang vẻ đẹp vừa thơ mộng, nhẹ nhàng, dịu êm; vừa bao la,mênh mông, hoang dã, hùng vĩ. Vẻ đẹp ấy thật biết cách làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương, đất nước ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, lòng tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên nơi quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê nhà của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nghệ thuật: Ngôn ngữ độc đáo phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ rõ cảm xúc. Nhiều biện pháp được sử dụng như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Bên cạnh đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan chính là sự trải nghiệm của bản thân, còn khách quan chính là đối tượng được miêu tả - dòng sông Hương. Ngôn ngữ giàu hình tượng cùng văn phong mê đắm tài hoa của tác giả kết hợp hài hòa thống nhất với chất trí tuệ, chất trữ tình. Cùng với đó là sự am hiểu nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lí, âm nhạc, thơ ca, xen thêm những cảm xúc dạt dào, tha thiết và cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn.

  • Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:

Chủ đề của tác phẩm: kể về dòng sông Hương mà thiên nhiên ban tặng riêng cho xứ Huế mộng mơ. Dòng sông Hương ấy hiện lên lúc phóng khoáng, man dại như một cô gái Digan, lúc lại rất thơ mộng và trữ tình.

Thông điệp của tác phẩm: Biết yêu thương, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê hương, xứ sở, đất nước. Bên cạnh đó là bài học về việc trân trọng, nâng niu và cần phải biết bảo vệ thiên nhiên môi trường.

  • Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/xem/nghe tác phẩm:

Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về dòng sông Hương mà thiên nhiên ban tặng riêng cho xứ Huế mộng mơ. Dòng sông Hương ấy hiện lên lúc phóng khoáng, man dại như một cô gái Digan, lúc lại rất thơ mộng và trữ tình. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái mới lớn, ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần dịu dàng, mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề bị lặp mình trong những cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ mặc cho từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về vẻ đẹp của cảnh quan cùng sự gắn bó của sông Hương gắn với địa lí, tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà sông Hương xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

1.2 Giới thiệu về tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Thể loại: Truyện ngắn.

Tên tác giả: Tô Hoài

  • Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật

“Vợ chồng A Phủ” được đánh giá là truyện ngắn hay, đặc sắc và tiêu biểu nhất của Tô Hoài viết về đời sống của người dân miền núi phía Bắc. Giá trị của truyện không chỉ thể hiện ở nội dung diễn tả được cảnh sống khốn cùng của người dân miền núi khi bị áp bức, bóc lột, dám vùng lên phản kháng mãnh liệt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng một cách khéo léo trong văn bản.

Bài thơ học tên tác giả tác phẩm văn học năm 2024

  • Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật

Nội dung: Tác phẩm đã phản ánh một cách chân thực số phận của những người dân nghèo khổ miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến tàn bạo. Sự vạch trần của tác giả Tô Hoài đã giúp người đọc thấy rõ sự độc ác, tàn bạo của bọn chúa đất áp bức, tiêu biểu trong tác phẩm chính là cha con nhà thống lí Pá Tra. Chúng bóc lột, hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần những người dân lao động nghèo. Bên cạnh đó, thông qua cuộc đời của nhân vật Mị và A Phủ, Tô Hoài đã diễn tả sinh động quá trình thức tỉnh để vươn lên đi tìm ánh sáng cách mạng của người dân nghèo miền núi phía Bắc.

Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của nhà văn Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng biệt. Những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ, chất tình. Bên cạnh đó là lối kể chuyện tự nhiên, sinh động và hấp dẫn cùng với kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý của truyện. Tác giả rất biết cách dẫn dắt những tình tiết đan xen và kết hợp chúng một cách khéo léo, tạo sức lôi cuốn. Không chỉ vậy, nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng được tác giả đưa vào rất thành công. Mỗi nhân vật đều được sử dụng một bút pháp riêng để khắc họa tính cách mặc dù họ đều có chung số phận và hoàn cảnh sống. Cách miêu tả ngoại hình, tâm lý cũng được Tô Hoài thể hiện một cách tinh tế. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc miền núi, giọng điệu trần thuật có sự pha trộn giữa giọng người kể với giọng nhân vật tạo nên chất trữ tình.

  • Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:

Chủ đề của tác phẩm: phản ánh số phận đau thương và quá trình tìm đến với con đường tự do, con đường cách mạng của người dân miền núi Tây Bắc.

Thông điệp : Vợ chồng A Phủ là một bản tố cáo đanh thép đối với những thế lực thực dân phong kiến tàn bạo, luôn áp bức bóc lột, đọa đày những người dân nghèo miền núi. Đồng thời khẳng định sự khát vọng về một cuộc sống tự do hạnh phúc, với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động.

1.3 Trình này một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/ xem/ nghe tác phẩm:

Tô Hoài đã xây dựng nên hai nhân vật đại diện cho những con người dù có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu số phận đau khổ, bất hạnh. Mị tiêu biểu cho kiểu nhân vật tâm trạng còn A Phủ tiêu biểu cho kiểu nhân vật hành động. Cuộc hành trình của 2 vợ chồng Mị và A Phủ trong truyện ngắn không chỉ là hành trình giữa những ngọn núi và rừng rậm, mà còn là hành trình tìm đến sự tự do, lòng dũng cảm và tình yêu thương. Tô Hoài biết cách tận dụng sự chi tiết từ nhân vật đến ngôn ngữ để tạo nên một bức tranh sống động về sự đoàn kết, về tình người và lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu chuyện này không đơn giản chỉ là một trang văn học mà còn là một món quà tinh thần của tác giả khắc sâu vào tâm hồn độc giả, đem lại niềm tin, niềm hy vọng vào khả năng vượt qua mọi khó khăn thử thách của con người.

Đăng ký ngay để được thầy cô tổng hợp kiến thức trọn bộ kiến thức Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp THPT

Bài thơ học tên tác giả tác phẩm văn học năm 2024

2. Ôn tập trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

2.1 Câu 1 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo

Nêu điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen.

Điểm tương đồng về nội dung của 3 tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá và Trăng sáng trên đầm sen là: Cả 3 tác phẩm này tác giả đều lấy cảm hứng và viết chủ đề miêu tả về thiên nhiên quê hương, xứ sở.

2.2 Câu 2 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình theo gợi ý.”

Nội dung so sánh

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Cõi lá

Trăng sáng trên đầm sen

Dấu hiệu nhận biết sự kết hợp

Kết hợp miêu tả con sông Hương trước khi về vùng châu thổ cùng các biện pháp tu từ - Phép so sánh: sông Hương trước khi về vùng châu thổ - “bản trường ca của rừng già” - Phép nhân hóa: “Sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm…”

Trong văn bản, tác giả kết hợp giữa việc miêu tả, tự sự cùng cùng câu văn bày tỏ cảm xúc về vẻ đẹp của khung cảnh, thiên nhiên, sự vật khi hè chớm sang “bẽ bàng mùa xuân đến muộn”, “lạ thế”...

Bên cạnh việc miêu tả vẻ đẹp đêm trăng bên đầm sen, tác giả đã đan xen vào những cảm nhận, những đánh giá của mình trước cảnh đẹp đêm trăng “trăng đêm nay đầy đặn như thế này”....

Nội dung tự sự

“Trước khi về đến châu thổ êm đềm, nó là…” …….

“khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè”.... “những chiếc lá non đu đưa trong gió” ……

ánh trăng như nước chảy, lặng lẽ tỏa xuống mặt lá sen và hoa sen”....

“Xung quanh đầm sen từ xa đến gần, từ cao đến thấp đều là cây cối…” ……

Yếu tố trữ tình

“dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” “chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế”.... “tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch”....

“tôi cảm thấy như vậy là vừa phải - ngủ say là việc không thể thiếu được”

“...còn tôi thì lòng trống rỗng” ....

Tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc

Sự kết hợp này giúp cho con sông Hương ở ngoài châu thổ hiện lên trước mắt người đọc có hồn, gợi hình gợi cảm,dễ hình dung.

Đồng thời thể hiện sự trân trọng, tài quan sát tinh tế của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường trước cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Làm cho văn bản nhuốm một màu xao xuyến, bồi hồi trước khoảnh khắc giao mùa. Làm cho đoạn văn bản trở nên sinh động, giàu sức truyền cảm, tạo cho người đọc cảm xúc như chính tác giả, được chứng kiến, cảm nhận dư vị giao mùa.

Sự kết hợp làm cho đoạn văn bản trở nên sinh động, như hiện ra trước mắt người đọc. Khung cảnh đêm trăng sáng bên bên đầm sen ấy như hiện ra trước mắt người đọc. Đêm trăng thanh tịnh, yên bình, êm ả, nên thơ, trữ tình. Đồng thời bằng yếu tố trữ tình, tác giả gửi gắm lòng mình tới người đọc: đó là cảm xúc say sưa ánh trăng, say đắm cái đẹp thanh lặng của khung cảnh đêm đầm sen.

2.3 Câu 3 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên. Liên hệ với những văn bản trong bài học để thấy cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn”.

Tùy bút “ Người lái đò Sông Đà” của (Nguyễn Tuân) viết về đề tài thiên nhiên. Cách tiếp cận của tác giả có vài nét khác so với các tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, Cõi lá, và Trăng sáng trên đầm sen. Với tùy bút “Sông Đà”, Nguyễn Tuân không chỉ tập trung miêu tả nguyên cảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ tợn mà rất đỗi đẹp đẽ, bình yên, êm ả; bên cạnh đó, ông còn diễn tả sinh động hình ảnh con người lao động mạnh mẽ, cứng cỏi, không chiu khuất phục trước khó khăn, thử thách.

2.4 Câu 4 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau và xác định cách giải thích đã dùng”.

  • Phẳng lặng: diễn tả trạng thái êm ả, không có một chút xáo động hay chuyện bất thường nào. Từ này thường được dùng để chỉ trạng thái của sự vật.

→ Từ được giải thích bằng cách chỉ ra nội dung nghĩa của từ đồng thời đưa ra phạm vi sử dụng của từ.

  • Nhấp nháy: ánh sáng lóe lên rồi ngay lập tức tắt vụt nhanh chóng.

→ Giải thích nghĩa của từ bằng cách chỉ ra được nội dung nghĩa của từ.

  • Cổ thi: đây là từ Hán Việt, cổ ở đây có nghĩa là cổ kính, thi là thơ. Cổ thi được hiểu là thơ xưa.

→ Giải thích nghĩa của từ bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từng từ ngữ tạo thành.

  • Chật chội: sự gò bó, nhỏ hẹp, diện tích quá nhỏ dẫn đến tình trạng phải chen chúc lẫn nhau.

→ Giải thích nghĩa của từ bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa.

Đăng ký ngay để nắm trọn 9+ môn Văn tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Bài thơ học tên tác giả tác phẩm văn học năm 2024

2.5 Câu 5 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Hãy viết văn bản thuyết minh (có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm) về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm”.

Từ xưa đến nay, nón lá là đồ vật thân thuộc với phụ nữ Việt Nam ta. Bên cạnh việc có công dụng như một thứ để che chắn nắng hàng ngày, nón lá còn là một món phụ kiện làm tăng thêm nét duyên dáng, dịu dàng, nữ tính cho người phụ nữ.

Nói về chiếc nón lá, chúng ta đều biết nó đã xuất hiện từ rất sớm trong dòng lịch sử của dân tộc ta. Cụ thể, hình ảnh chiếc nón đã được chạm khắc ngay trên trống đồng Ngọc Lũ và thạp đồng Đào Thịnh từ những năm 2000-3000 trước công nguyên. Cho đến ngày nay, nón lá vẫn là một sản phẩm được làm thủ công được duy trì tại những làng nghề nổi tiếng như Dạ Lê (Hương Thủy), Phủ Cam (Huế), Đồng Di (Phú Vang). Những nơi này nay đã trở thành điểm du lịch hút khách bởi chính những sản phẩm thủ công tinh tế được sản sinh ra tại đây – nón lá. Nón lá được làm ra từ lá dừa hoặc lá cọ. Lá dừa phải lược phơi khô và xử lí đặc biệt. Tuy vậy nhưng người ta vẫn chuộng lá cọ hơn vì chỉ lá cọ mới tạo nên chiếc nón lá hoàn mĩ nhất. Lá cọ được chọn làm nguyên liệu phải là lá non vừa với gân lá xanh và màu lá trắng. Sau khi lá được hơ trên bếp than và phơi sương khoảng 4 tiếng, lá sẽ có màu trắng xanh và hiện rõ vân lá có màu xanh nhẹ. Tiếp đến công đoạn chằm nón, đòi hỏi sự khéo tay của những người thợ. Họ phải chằm bằng sợi cước dẻo và đều tay, sau đó cố định nón lại bằng nan tre đã uốn khéo thành vòng tròn và cuối cùng cố định chóp nón. Cuối cùng chỉ cần quét lên vài lớp dầu bên ngoài lớp lá để chiếc nón hoàn chỉnh thêm bóng đẹp và cài thêm dải lụa làm quai đeo để nón thêm duyên dáng. Vậy là ta đã có một chiếc nón lá hoàn mĩ. Để có thể giữ gìn sự hoàn mĩ ấy, chỉ nên dùng nón khi trời nắng, tránh nước và khi không dùng đến thì để ở những nơi râm mát.

Như đã nói, nón lá không chỉ có tác dụng che mưa che nắng mà còn có tác dụng thẩm mỹ, tô điểm cho sự yêu kiều của người phụ nữ. Hình ảnh những người dân lao động, những cô bán nước ngồi tại gốc đa đầu làng, tay đưa phe phẩy chiếc nón để làm dịu mát những ngày hè oi ả đã vô cùng thân thuộc ở nông thôn xưa. Ngày nay, khi đất nước và xã hội hiện đại hơn, chiếc nón cũng ít xuất hiện trong cuộc sống đô thị đời thường nhưng nó lại đi vào những điệu múa dân gian truyền thống, những vở kịch hay những câu hát dân ca. Không chỉ vậy, chiếc nón lá còn trở thành món quà mang đậm truyền thống văn hóa Việt Nam dành tặng cho khách du lịch nước ngoài, trở thành món đồ lưu niệm lưu giữ những nét đẹp của đất nước và con người đồng thời thể hiện lòng hiếu khách của người dân Việt Nam.

Với những công dụng thiết thực và những ý nghĩa vô vùng sâu sắc mà chiếc nón lá mang lại, ta cần duy trì nghề làm nón và những làng nghề làm nón lâu đời. Như vậy, chúng ta không chỉ bảo tồn được một vật dụng đẹp đẽ hữu ích mà còn chung tay lưu giữ được nét đẹp văn hóa nước nhà.

2.6 Câu 6 trang 35 SGK Văn 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Để giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều gì?”

Để giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt những nội dung khi thuyết trình và quan điểm của người nói được hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Đầu tiên, cần phải hiểu rõ điều mà mình muốn nói, đối tượng nghe là ai, và lí do họ nghe …
  • Sau khi đã trả lời được các câu hỏi : Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao?, cần biết cách biến ý hiểu của mình thành một lời văn mạch lạc, hoàn chỉnh, trơn tru.
  • Khi diễn đạt, nội dung bài cần ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhưng vẫn phải mạch lạc, rõ ý và có sự liên kết với nhau.

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Bài thơ học tên tác giả tác phẩm văn học năm 2024

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích - Ôn tập trang 35 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!