Tại sao người Việt thích bóng đá

Tinh thần thể thao bất diệt

Tinh thần thể thao – ở đây có thể nêu rõ là tinh thần đồng đội cùng tinh thần chiến đấu, cạnh tranh mạnh mẽ giữa hai đội bóng cùng thi đấu trên sân. Ở những bộ môn thể thao mang tính đối kháng cao như bóng đá, sự đoàn kết, phối hợp nhuần nhuyễn của mỗi đội chính là một trong những yếu tố mang lại chiến thắng.

11 người cùng thi đấu trên sân, mỗi người sẽ có một thế mạnh, kỹ năng và điểm yếu riêng. Cho dù bạn có là một chân sút xuất sắc đến nhường nào, bạn vẫn cần đồng đội để chiến thắng. Chỉ khi mọi thứ được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, điểm mạnh của mỗi người sẽ được thể hiện, điểm yếu cũng sẽ được khoả lấp, chiến thắng mới có thể về với đội của bạn.

Những người thua cuộc duy nhất trong bóng đá là những người bỏ cuộc.

Chơi bóng đá, bạn còn được rèn luyện tinh thần chiến đấu đến những giờ phút cuối cùng. 90 phút trên sân là 90 phút bạn phải cố gắng, nỗ lực hết mình dù thế trận đang nghiêng về đội nào. Bởi vì trong bóng đá, yếu tố bất ngờ là thứ không thể lường trước được.

Thử diễn cảnh những trận thi đấu bóng đá của người Việt

Mỗi câu lạc bộ hoặc mỗi đội thi đấu đều mang trong mình một mô thức tinh thần với các thành phần cấu thành bao gồm: linh vật như một thứ totem, màu áo thương hiệu, chiến thuật chủ đạo được vạch ra từ sự thống nhất của huấn luyện viên và ban lãnh đạo, các siêu sao, đội ngũ cổ động viên cuồng nhiệt, đội ngũ báo chí bình luận, các đơn vị quảng cáo đông đảo…

Trước mỗi trận đấu theo các giải đấu lớn, đội ngũ cổ động viên cuồng nhiệt kết hợp với đội ngũ báo chí bình luận và các đơn vị quảng cáo tạo thành chuỗi dư luận xôn xao. Tin tức giăng đầy các mặt báo với lối chụp ảnh poster phổ biến trong các phim siêu anh hùng. Hình ảnh của đội nhà luôn được nhấn mạnh bằng cách tăng sáng, đặt tương phản với ảnh của đối thủ với đường nét mờ nhạt. Nghiễm nhiên, từ bình luận viên đến cổ động viên sẽ nhắc lại “lịch sử giao đấu” giữa hai đội, với tinh thần “ôn cố tri tân”.

Tại sao người Việt thích bóng đá
Một bức ảnh cho thấy sự tương phản như một phương thức trong tuyên truyền cổ động điển hình.

Tất cả những động thái ấy có phần giống với chính sách tuyên truyền trong thời chiến, khi đối phương luôn bị đặt ở vai “phản diện”, và những người tham chiến luôn được coi là người hùng của cộng đồng. Chúng ta dễ dàng thấy một bầu không khí na ná nhau giữa những giải đấu và những cuộc chiến chống lại quân xâm lược. Đó là lúc người ta nói nhiều đến “màu cờ sắc áo”, đến tinh thần yêu nước, đến vận nước, đến niềm tự hào dân tộc.

Và rồi, những người hùng bước ra giữa sân vận động như lòng chảo, gợi nhớ đến đấu trường La Mã cổ đại, như bước vào một trận chiến. Tiếng còi của trọng tài tuýt lên bắt đầu trận đấu chính là tiếng kèn xung trận. Các cầu thủ tràn lên, tranh cướp nhau quả bóng bằng mọi giá: kỹ thuật, mưu trí, sức mạnh, tốc độ, thủ đoạn… Họ cũng không ngại chơi xấu đối phương (điều mà họ tin rằng đó là mưu trí), và nếu không may có thể bị đối phương chơi xấu (với họ đó là sự hi sinh).

Sân thi đấu bóng đá có cấu trúc giống đấu trường La Mã thời cổ đại.

Hãy để ý đến cách người ham mê bóng đá đặt tên cho lưới nhà: khung thành. Nếu bóng lọt lưới nhà tức xâm phạm vào khung thành thì đội nhà nhận một bàn thua. Mọi kỹ thuật điêu luyện tranh cướp bóng chỉ nhằm mục đích tấn công khung thành. Tương tự ở chiến trường, sự tranh đoạt tang thương giữa hai phe nơi sa trường không quan trọng bằng chiếm được khu thành chủ chốt của đối phương. Và rồi tiếng hò reo thắng trận vang lên sau mỗi cú sút thành công, lao nhao – ồn ã – phấn chấn – khích lệ nhau tiến công.

Đội ngũ bình luận viên, đội ngũ cổ động viên chỉ là quân cờ của thế cục mà các người anh hùng (hoặc bàn tay ngầm nào đó, Chúa hoặc các ông trùm cá độ) đã sắp đặt. Họ lảm nhảm về những cú sút thành công nhiều tới mức bỏ qua lỗi chơi xấu vô đạo đức. Và nếu chẳng may thua trận, đặc biệt là thua nhục nhã, họ sẽ tìm một cái cớ để đổ lỗi, mà có lẽ trọng tài bao giờ cũng là nạn nhân. Ô kìa, lại giống lịch sử về các cuộc chiến tranh, chính sử nằm trong tay bên thắng cuộc.

Người Việt Nam có yêu bóng đá không?

16:01 30/03/2017
Sau khi đặt câu hỏi: "Người Việt Nam có yêu bóng đá không?", CSTC nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận. Để khép lại vấn đề này, chúng tôi xin trích đăng 3 ý kiến tiêu biểu của 3 nhà báo thể thao có nhiều năm quan sát bóng đá Việt Nam và thế giới.

  • Người Việt Nam có yêu bóng đá?


Nhà báo Trương Anh Ngọc (Thông tấn xã Việt Nam): Chỉ là ngộ nhận

Người Việt chúng ta có thực sự yêu bóng đá không? Theo tôi là có, nhưng không hẳn là yêu cuồng nhiệt như chúng ta vẫn lầm tưởng.

Chúng ta có yêu, nhưng tình yêu bóng đá hiện tại của nhiều người thiếu quá nhiều điều để có thể khẳng định rằng, đấy là một tình yêu trong sáng, đẹp đẽ và thực sự, vì tôi tin, họ yêu bản thân họ hơn bóng đá nói chung và đội bóng của họ nói riêng. Họ chỉ mượn bóng đá để trở nên mạnh mẽ hoặc cho có bạn. Họ thiếu cá tính và bản lĩnh trong đời thực. Điều này xảy ra ở rất nhiều các bạn trẻ hiện tại.

Việc thiếu một văn hóa và kĩ năng tranh luận cũng như ý thức tôn trọng quan điểm của người khác là một trong những lí do khiến nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn và mạng xã hội trở thành các cuộc chửi bới lẫn nhau giữa các cổ động viên hoặc các nhóm cổ động viên.

Người ta mượn danh bảo vệ đội bóng để lăng mạ hoặc làm nhục người khác. Người ta cãi vã chỉ vì vài chuyện nhỏ nhặt và vớ vẩn nhất liên quan đến một tình huống trong trận đấu nào đó. Bóng đá, thay vì là điểm kết nối tình yêu của tất cả, lại là cái cớ để các mối quan hệ chết đi ngay khi người ta còn chưa gặp nhau ngoài đời.

Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới và chứng kiến cách mà người ta yêu bóng đá. Có tình yêu theo kiểu đam mê, có tình yêu lại sâu lắng hoặc đau đớn, có cả việc bạo lực và sự cực đoan đã lan tỏa và chi phối bóng đá thế nào, vì nhiều lí do chính trị và xã hội.

Nhưng tình yêu đó trên thực tế ăn sâu và bén rễ trong các gia đình, qua nhiều thế hệ, gắn bó với các đội bóng ở các cấp độ khác nhau. Ở ta thì khác, có những thế hệ yêu bóng đá khi truyền hình trực tiếp bóng đá còn là thứ xa xỉ, có những thế hệ trẻ lớn lên cùng với bóng đá quốc tế qua truyền hình.

Cái gốc xã hội kết nối họ với bóng đá rất khác các nền bóng đá khác và không cung cấp đủ cho đa số các bạn trẻ tri thức và khả năng ứng xử để thể hiện hoặc bảo vệ tình yêu bóng đá của mình.

Tại sao người Việt thích bóng đá
Không phải trận đấu nào khán đài cũng chật cứng người.

Nhà báo Trần Thắng (Truyền hình cáp Việt Nam): Chưa đủ yêu thương nên cứ xây rồi… phá

Cá nhân tôi biết, có những người Việt Nam yêu bóng đá. Họ là một số cầu thủ hay HLV mình đã gặp qua, nói chuyện và hiểu tương đối về con đường để tới với các trận đấu hay băng ghế chỉ đạo.

Họ là một vài cổ động viên mà mãi mãi, mình chỉ thấy hình ảnh của họ, gắn liền với thắng thua của 1 CLB qua nhiều năm tháng - có lẽ là một số fan Thể Công ít ỏi, tôi từng biết từ hơn 12 năm trước, và họ cũng lặng lẽ chìm đi, theo cái quyết định xoá sổ Thể Công.

Họ là một số nhà báo, nhưng số ít thôi, vẫn ngày đêm trăn trở, một mặt đưa tin phản ánh đời sống bóng đá, mặt khác mang tới những tiếng nói xây dựng, những ý kiến có tính phản biện cao, đồng hành góp phần hoàn thiện toàn bộ nền bóng đá Việt.

Ở khía cạnh những ông chủ đội bóng, tôi nghĩ, cá nhân tôi không đủ trải nghiệm và thông tin để đánh giá về tình yêu thực sự. Tới đây mới nói, bởi yêu theo tôi nghĩa là sống chết thuỷ chung, bởi yêu ngoài cái bất thình lình sét đánh, còn cần thời gian, khó khăn thử thách và nếu có trót yêu 1 ai đó xấu, sẽ bằng tình yêu mà thứ tha, cảm hoá rồi hướng thiện. Nên không nhiều người trong nhóm đối tượng nêu trên thoả mãn thứ gọi là "tình yêu"; thay vào đó, một phần đông, vẫn đi chung con đường với bóng đá, đơn giản vì đó là công việc, là nghĩa vụ, là trách nhiệm, hay là hình thức để mưu sinh. Những ai không liên quan tới nghề, ở đây tôi hiểu là khán giả, là cổ động viên, là người hâm mộ.

Có lẽ họ thích chơi bóng đá, thích xem bóng đá, thích cảm giác của người chiến thắng dù chỉ đứng ngoài đóng vai cổ động. Thích thôi chứ không yêu, nên hết thích thì chán, chán là bỏ, không đến, không xem, quay lưng, đổi ý thích, đang fan đội này, lại ủng hộ đội kia. Nôm na là fan phong trào. Thích thắng chứ không thích thua, nên thắng thì vui, lôi kéo tới sân hò reo cổ vũ. Thua thì vứt bỏ cờ phướn, bực bội về sớm, mà thua vài trận là mất hút không thấy tới sân nữa.

Không chỉ thích kiểu hiếu thắng, người ta còn thích vì hiếu kì. Chuyện này có lẽ rõ nhất là ở năm Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giới thiệu lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường…. mùa 2015. Thoả sự tò mò, HAGL cũng thua nhiều hơn thắng. Thế là chấm dứt cơn sốt xếp hàng mua vé nơi có những cầu thủ này tới chỉ sau có 1 lượt đi 13 vòng.

Có thể nhiều người nghĩ khác, lí giải khác, nhưng tựu chung lại, với cách nghĩ " tình yêu" là sống chết, thiêng liêng, là trước sau chung thuỷ, sẵn sàng hiến dâng, thứ tha, cảm hoá để hướng thiện kể cả với cái xấu nếu đã trót yêu, tôi nghĩ người Việt ta thực sự yêu bóng đá ít lắm. Không hết lòng yêu thương sao được đền đáp xứng đáng.

Bao năm, bóng đá Việt vẫn khắc khoải tìm đường, tìm cúp, tìm một vị trí trong khu vực. Chưa đủ yêu thương nên người ta thiếu kiên nhẫn, thiếu niềm tin, cứ loay hoay xây rồi lại phá, phá rồi lại xây!

Tại sao người Việt thích bóng đá
Có nhiều thời điểm, khán giả Việt Nam đến sâu rất đông, nhưng...

Nhà báo Phan Đăng (Báo Công an nhân dân): Người Việt Nam không yêu bóng đá

Cách đây gần chục năm, tôi cùng nhiều bạn nghề khác thường xuyên ngồi ở khu VIP sân Hàng Đẫy và thường xuyên nghe thấy những tiếng thế này: "Trọng tài ngu thế!", "Thằng này chuyên ăn vạ", "Cho nó cái thẻ cho hết đường về quê đi"… Đấy là tiếng phụ nữ.

Mà không chỉ một phụ nữ, có cả một dàn phụ nữ gần như tuần nào cũng ngồi trên ghế VIP sân Hàng Đẫy xem bóng đá và vô tư bình luận bóng đá theo cách ấy. Hỏi ra mới biết các bà là mẹ, là vợ, là họ hàng, người thân của một ông bầu nọ. Với họ, chắc chắn đến sân xem đá bóng không phải để…xem đá bóng, mà đến sân xem đá bóng vì… người thân của mình.

Sau này, khi người thân của họ rút chân khỏi làng bóng, tuyệt nhiên tôi không thấy họ đến sân bao giờ nữa. Dạo đó tôi hay thắc mắc: Trong số những người đang ngồi trên sân kia, bao nhiêu phần trăm thực sự đến đây để… xem đá bóng, bao nhiêu phần trăm đến đây vì… người thân, bao nhiêu phần trăm đến đây cho nó… có phong trào?

Chịu, vì chỉ có một cuộc điều tra xã hội học tử tế mới có thể cho ra câu trả lời chính xác. Nhưng có một căn cứ khác giúp chúng ta ít nhiều giải đáp được thắc mắc này: cứ để ý mà xem, khi một đội bóng Việt Nam chơi thăng hoa, đặc biệt là những đội bóng tỉnh, chứ không phải những đội bóng của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (nơi có cả tá những loại hình giải trí thú vị), thì các fan hâm mộ luôn đến sân cực kỳ đông đảo. Nhưng chỉ cần sau 3,4 trận đội nhà đá dở thì lập tức cái sân vân động vắng như chùa Bà Đanh.

Sẽ có người phản biện: Vì trong bóng đá Việt Nam cái "dở" nhiều lúc rất gần với cái "giả" - thực thực, ảo ảo, không biết đâu mà lần. Vậy xin hỏi, kể từ khi lứa cầu thủ HAGL của những Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh… trình làng, có ai nghi ngờ về tính trung thực của họ tí tẹo nào không? Câu trả lời là không!

Thế thì tại sao lúc đầu, khi họ thi đấu thăng hoa, các fan cổ vũ họ cuồng nhiệt, tâng bốc họ lên mây, thậm chí có nhiều người còn bảo: "Chưa bao giờ yêu một đội bóng Việt đến như thế", nhưng bây giờ, khi thành tích của họ đi xuống, đến ngay cả cái sân nhà Pleiku cũng luôn trong tình trạng vắng hoe vắng hoắt. Yêu nhau gì mà lạ thế?

Bản chất của tình yêu là cảm xúc. Biết rồi. Nhưng một tình yêu tử tế và bền chặt phải được kết giữ bằng một thứ cảm xúc đủ mạnh kết hợp với một lý trí đủ sâu sắc, bởi chỉ có như thế người ta mới có thể yêu nhau ngay trong những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn nhất của nhau, chứ không phải chỉ yêu nhau trong một cơn rung cảm thần tiên nào đó rồi… chấm hết.

Hãy nhìn sang một số sân cỏ châu Âu và Nam Mĩ, ở đó, một đội bóng có thể bết bát, có thể xuống hạng, có thể đứng trước nguy cơ giải tán, nhưng ngay cả trong những lúc nguy nan ấy, các cổ động viên có tình yêu thực sự với đội bóng vẫn luôn ở bên cạnh đội bóng, và luôn đổ đầy các sân vận động.

Thêm một điều quan trọng nữa, để yêu thực sự và yêu bền bỉ, người ta cần hiểu nhau. Yêu mà không hiểu, hoặc chưa hiểu kỹ rất dễ dẫn đến kiểu… tình yêu lầm lạc. Cá nhân tôi có một kỷ niệm riêng trong vấn đề này.

Một buổi sáng nọ, tôi mở mắt và thấy phần tin nhắn trong facebook của mình một lời chửi rủa thậm tệ của một người tự xưng là fan hâm mộ Liverpool. Người này bảo: "Tại sao mày dám bảo Liverpool của tao chưa bao giờ lọt vào top 3 giải Ngoại hạng Anh?". Tôi hỏi: "Anh nghe thông tin này ở đâu?". Trả lời: "Tao thấy các diễn đàn Liverpool trên mạng nói thế. Mày đã nói thế trên truyền hình, cãi làm sao được"!

Chẳng là, trong một chương trình tôi có nói: "Năm nay Liverpool khó vào tóp 3". Không hiểu bằng cách nào mà nhận định "năm nay khó vào top 3" đã được hô phong hoán vũ thành "chưa bao giờ vào top 3", rồi được bắn đi với một tốc độ khủng khiếp trên Internet. Và thế là nhiều fan hâm mộ Liverpool ở xứ mình tin ngay. Nếu thực sự yêu Liverpool thì khi nghe một nhận định liên quan đến "tình yêu" của mình người ta phải tìm hiểu cho cặn kẽ, chứ không thể chỉ nghe loáng thoáng rồi… "lên cơn" một cách không giống ai như vậy được!

Người Việt Nam yêu bóng đá không? Sẽ có người bảo: Yêu chứ, yêu theo cách của người Việt Nam. Ừ thì "yêu theo cách của người Việt Nam" - nói đến thế thì chịu rồi, hết lý. Nhưng nếu căn cứ vào những điều kiện để tạo nên một tình yêu lâu dài tử tế thì tôi nghĩ, người Việt Nam thực ra không hề yêu bóng đá.

Người Việt Nam chỉ tưởng là mình yêu bóng đá mà thôi!

# bóng đá góc nhìn người Việt nhà báo Thể thao yêu
Facebook Twitter Link gốc

Ảnh: Đội bóng Triều Tiên hạ gục Italy và dẫn trước Bồ Đào Nha năm 1966

VOV.VN - Tại kỳ World Cup 1966 ở Anh, đội bóng đá của Triều Tiên đã hạ gục đội Italy với tỷ số 1-0 và dẫn trước Bồ Đào Nha tới 3 bàn chỉ trong nửa tiếng.

Ngoài ra còn có yếu tố may mắn trong việc tạo bất ngờ cho bóng đá. Nhiều khi bóng chỉ cần đi lệch sang trái thêm chút xíu là vào gôn, tạo ra bàn thắng. Hoặc chỉ cần thủ môn nhanh nhạy thêm chút xíu là cản được bóng, tránh được bàn thua. Tức là một chút may rủi cũng có thể quyết định cục diện thắng thua hoặc hòa của trận đấu.

Một yếu tố khác đóng góp vào sự khó dự đoán của bóng đá là trọng tài. Có những tình huống mà trọng tài khó xác định đúng hay sai, có đáng bị phạt penalty hay không. Và có những lúc trọng tài xử không đúng (do không quan sát chính xác, do có cầu thủ dùng tiểu xảo qua mặt được họ, hoặc do tác động tiêu cực nào đó từ bên ngoài...). Nghe như vậy thì bóng đá dường như bớt độ chính xác và công bằng. Tuy nhiên, điều này lại phản ánh đúng thực tiễn cuộc sống khắc nghiệt vốn luôn tiềm ẩn rủi ro. Đội bóng bản lĩnh sẽ phải lường trước điều đó và tìm cách thích ứng.

Các yếu tố kể trên góp phần làm cho bóng đá nhiều khi không có tính bắc cầu và hoàn toàn bất ngờ với những người cá độ.

4. Tính nghệ thuật

Yếu tố hồi hộp có thể giảm đi nhiều khi ta xem lại một trận cầu chất lượng mà ta đã biết kết quả. Nhưng tính nghệ thuật của nó thì vẫn còn đó, vẫn đủ làm ngây ngất người xem.

Cầu thủ bóng đá không chơi bóng bằng tay (ngoại trừ thủ môn). Dùng chân để điều khiển bóng sẽ khó hơn là dùng tay. Nhưng đó là cơ hội để các cầu thủ “làm xiếc” đầy tài tình với trái bóng.

Trong siêu phẩm “Bàn thắng Thế kỷ”, cầu thủ huyền thoại Maradona (đội Argentina) đã một mình xoay sở trong không gian hẹp (do bị vây kín), dẫn bóng lắt léo và tốc độ qua 4 cầu thủ đối phương (trong đó một người cố chặn Maradona 2 lần) rồi lừa nốt qua thủ môn để đưa bóng vào lưới của đội Anh tại kỳ World Cup 1986.

Trong nhiều khoảnh khắc đặc biệt, các “nghệ sĩ sân cỏ” còn cống hiến cho khán giả những đường sút bóng đẹp mắt, trong đó bóng bay theo đường thẳng như kẻ chỉ vào góc hiểm khung thành hoặc theo quỹ đạo cong vô hiệu hóa hoàn toàn hàng rào cầu thủ của đối phương.

5. Mức độ giải trí cao

Bản thân việc đưa bóng vào khung thành đã rất thú vị hấp dẫn, gây hứng khởi cho người xem. Cảnh trái bóng rê đi rê lại, bật qua bật lại trước cầu môn gây kích thích cực mạnh. Trong suốt trận đấu, khán giả sẽ thường xuyên ở trong trạng thái hưng phấn.

Nhìn rộng ra, sân vận động bóng đá cỡ lớn với những tiếng hò reo cổ vũ chẳng khác nào đấu trường La Mã cổ đại, nơi các võ sĩ giác đấu phải chiến đấu quyết liệt với nhau, thường là đến hơi thở cuối cùng. Tất nhiên trong đấu trường bóng đá ngày nay, không ai phải chết về mặt sinh học một cách nghiệt ngã như thời kỳ chiếm hữu nô lệ cả.

Không những vậy, hoạt động thi đấu bóng đá mang tính bề nổi và rất dễ xem (do không gian thi đấu rộng), cả tại sân vận động và qua truyền hình. Đây là sự khác biệt lớn với các môn thể thao khác, nhất là cờ vua – bộ môn đòi hỏi sự yên tĩnh. Các đấu trường cờ vua không quá lớn, khán giả không thể bu kín quanh bàn cờ nhỏ xíu của 2 kỳ thủ mà phải nhìn lên bàn cờ lớn cập nhật các nước đi, hoặc xem màn hình trực tiếp tại đó. Khi thấy những nước cờ hay, người hâm mộ cũng chỉ khẽ xuýt xoa mà thôi, không thể gào to đầy phấn khích như khi xem bóng đá.

Cùng một tác giả:

>> Nghề báo chẳng khác nào nghề đánh cá

>> Xin đừng ghẻ lạnh từ Hán Việt

>> Giải mã Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lịch sử

Về mặt thời gian thi đấu, trận bóng đá thường gói gọn trong 90 phút (không quá dài để gây chán nản và giảm chú ý ở khán giả), trong khi ván cờ vua tiêu chuẩn có thể kéo dài vài tiếng và một kỳ thủ có thể dành hàng chục phút chỉ cho một nước đi.

Trên phương diện này, bóng đá rõ ràng có tác dụng xả stress và mang mọi người xích lại gần nhau, là liều thuốc giúp họ tạm quên những bộn bề lo toan và phiền muộn trong cuộc sống hằng ngày.

Tôi còn nhớ, có những người hay so sánh sự đón chào có phần lặng lẽ dành cho các học sinh Việt Nam đoạt giải trong các cuộc thi khoa học quốc tế với sự đón chào rầm rộ cùng nhiều phần thưởng lớn về tiền bạc dành cho các tuyển thủ bóng đá của chúng ta đoạt huy chương từ nước ngoài về. Họ thắc mắc rằng các em học sinh có phần thiệt thòi so với các cầu thủ, dù cả hai nhóm đều mang vinh quang về cho đất nước ta.

Nhưng bóng đá không chỉ là vinh quang cho Tổ quốc, nó còn là giải trí nữa. Và sự giải trí này là dễ cảm nhận, như đã phân tích ở trên. Bóng đá rất bình dân, nó dành cho quảng đại quần chúng cùng thưởng thức, đồng thời liên kết họ với nhau. Đó chính là vai trò và ý nghĩa xã hội to lớn của bóng đá.

6. Đơn giản

Sức sống của bóng đá còn nằm ở các quy tắc khá đơn giản của môn thể thao này. Đại khái có hai phe nỗ lực giành và đưa bóng vào gôn của nhau. Bên nào chỉ gần ghi nhiều hơn bên kia một bàn thắng là sẽ thắng chung cuộc. Tất nhiên còn có những điều tỉ mỉ khác nữa nhưng người nào chưa biết gì về bóng đá chỉ cần xem đấu bóng một lát là có thể nắm được phần cơ bản nhất của luật chơi và khi đó họ có thể tận hưởng cuộc đấu bóng đầy kịch tính và cùng hò reo cổ vũ cho đôi bên.

Tôi đã chứng kiến những người không hiểu rõ việt vị là gì, “bật tường” và “chọc khe” ra sao nhưng khi có dịp ngồi xem bóng đá thì cũng tự nhiên bị lôi cuốn vào trận đấu, và reo lên như bị thôi miên “Ơ, vào vào...” hoặc nói giọng đầy tiếc rẻ “Úi xừ, tí nữa thì vào”.

Bóng đá cũng không cầu kỳ về dụng cụ để chơi. Chỉ một trái bóng, mấy viên gạch làm cọc là có thể tạm đá bóng, trên sân đất, trên bãi bồi, thậm chí trên đường phố. Nó cũng không tốn kém như chơi các môn golf, bowling, bắn súng hay bắn cung. Tất nhiên, chơi bóng đá chuyên nghiệp thì mức độ yêu cầu sẽ cao hơn.

Về mặt vóc dáng cầu thủ, bóng đá cũng không quá kén chọn. Với chiều cao khiêm tốn, các danh thủ Maradona và Messi có lẽ sẽ khó thi đấu chuyên nghiệp cho các bộ môn như bóng chuyền, bóng rổ hay bóng bầu dục. Nhưng với bóng đá, họ vẫn có thể tỏa sáng./.