Mẹo chữa hóc dị vật

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, việc xử lý không quá khó, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách sơ cứu cho trẻ. Thậm chí, việc sơ cứu sai cách có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóc dị vật ở trẻ nhỏ, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lơ là, thiếu kiểm soát của người lớn:

  • Trẻ còn quá nhỏ, không phân biệt được đồ vật với thức ăn nên thường có thói quen cho những vật nhỏ vào miệng.
  • Trẻ bị hóc do ăn các thực phẩm như xương cá, xương gà, các loại hạt cứng, quả có hạt như nhãn, vải, chôm chôm,...
  • Trẻ nhỏ thường thích ăn thạch rau câu, đây là loại thực phẩm mềm, trơn, dễ bị trôi tuột vào cổ họng khi chưa kịp nhai.
  • Trẻ vừa ăn vừa chơi, khóc, dẫn đến bị sặc, hóc thức ăn.

Việc phát hiện sớm tình trạng trẻ bị nghẹt đường thở do hóc dị vật là vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần cần nghĩ tới dị vật đường thở khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên có các biểu hiện như: ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự hết khi dị vật đã được đưa ra ngoài, tuy nhiên nếu không xử trí kịp thời trẻ có thể ngưng thở và tử vong ngay sau đó.

Biểu hiện trẻ bị nghẹt đường thở

Rất nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi sơ cứu cho trẻ bị hóc dị vật, khiến tình trạng của bé không giải quyết được mà còn nặng hơn, những cách sơ cứu sai thường gặp như:

  • Cho tay hoặc các vật khác vào miệng trẻ để móc dị vật ra: Việc làm này có thể gây nguy hiểm cho trẻ, bởi dị vật có thể xuống sâu hơn, nếu dùng vật khác móc dị vật ra có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây xước niêm mạc họng.
  • Vuốt xuôi ngực: Mỗi khi trẻ sặc hay nghẹn, nhiều người thường vuốt ngực cho trẻ, tuy nhiên đây là cách làm sai vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở.
  • Sử dụng một số mẹo dân gian như: cho trẻ nuốt cơm, hoa quả,... điều này có thể khiến trình trạng hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn.

Để tránh trẻ bị hóc dị vật, hãy để các vật nhỏ tránh xa tầm tay trẻ em, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ và luôn chú ý trông chừng trẻ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi.

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.

Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không khó thở, vẫn khóc được hoặc nói được thì khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn.

Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành sơ cứu kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

Sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi:

  • Đặt trẻ ở tư thế đầu thấp trên một cánh tay hoặc đùi của bạn.
  • Lấy ngón tay mở miệng của em bé mở ra và lấy gót bàn tay vỗ vào vùng giữa lưng của trẻ 5 lần vào chỗ giữa hai bả vai. Kiểm tra giữa mỗi lần vỗ xem trẻ đã hết tắc nghẹn chưa.
  • Nếu tình trạng tắc nghẽn vẫn còn, lật ngửa trẻ lại, ấn ngực 5 cái bằng hai ngón tay ở 1⁄2 dưới xương ức. Mỗi lần ấn ngực, kiểm tra xem đã khai thông được chỗ bị nghẹn chưa.
  • Nếu trẻ vẫn bị nghẹn, hãy đập lưng bé 5 lần xen kẽ với ấn dứt khoát lên ngực bé 5 lần cho đến khi dịch vụ cấp cứu đến nơi.

Đối với trẻ lớn hơn:

  • Bảo đứa trẻ cúi người xuống và lấy ức bàn tay của bạn vỗ mạnh và dứt khoát ở chỗ giữa hai bả vai của trẻ. Trước khi vỗ tiếp, kiểm tra xem đã khai thông được chỗ bị nghẹn chưa.
  • Nếu vẫn chưa hết nghẹn, sau khi vỗ 5 lần hãy sử dụng phương pháp ấn ngực.
  • Đặt một bàn tay ở giữa lưng và đặt tay kia ở giữa ngực đứa trẻ. Lấy ức bàn tay đang đặt trên ngực, ấn ngực xuống 5 lần - tương tự như cách ấn ngực hồi sinh tim phổi (CPR) nhưng chậm hơn và dứt khoát hơn. Sau mỗi lần ấn ngực, kiểm tra xem đã khai thông được chỗ bị nghẹn chưa.
  • Nếu trẻ vẫn còn bị nghẹn, hãy gọi cấp cứu rồi thực hiện thao tác vỗ lưng 5 lần và ấn ngực 5 lần thay đổi nhau cho đến khi bác sĩ cấp cứu tới nơi.

Khi đã làm xong các bước sơ cứu, điều quan trọng là phải kiểm tra xem sự thông đường thở bằng cách:

  • Xem cử động của lồng ngực
  • Lắng nghe tiếng thở và cảm nhận hơi thở.

Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật trẻ bị hóc được lấy ra thì vẫn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ lưỡng, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.

Tóm lại, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ. Bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, nhất là những vật nhỏ, cứng, vì trẻ nhỏ có thể nhầm giữa đồ chơi và đồ ăn, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa, không la mắng khiến trẻ khóc khi ăn vì có thể gây sặc. Khi cho trẻ ăn thịt, cá cần loại bỏ hết xương để tránh gây hóc xương. Nếu trẻ không may bị hóc dị vật, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh, gọi cấp cứu và trong thời gian chờ đợi thì áp dụng các biện pháp sơ cứu như hướng dẫn trên.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở

XEM THÊM:

1. Dị vật họng là gì? – Dị vật họng là một cấp cứu tai mũi họng thường gặp trong các trường hợp dị vật đường ăn, gặp ở cả nam và nữ, ở trẻ em và người lớn. – Dị vật họng thường hay xảy ra trong sinh hoạt vì đường vào là đường miệng, cấu trúc họng gồm nhiều khe, rãnh, hố nên dị vật dễ rơi vào. – Vị trí của dị vật họng: + Phần lớn vướng lại ở họng miệng với những dị vật nhỏ, nhọn sắc bén như: xương dăm cá, đầu tăm, mảnh thủy tinh, kim khâu,… thường cắm vào amydale khẩu cái, đáy lưỡi, rãnh lưỡi thanh thiệt. + Một số ít có thể đi lên vòm họng do bị sặc khi ăn (xương cá, xương heo, xương vịt, gà, hạt cơm,…).

+ Một số dị vật lớn mắc lại ở hạ họng, đáy xoang lê như: đồ chơi, khuy áo, đồng xu, mảnh xương lớn lẫn thịt, hàm răng giả.

2. Những nguyên nhân gây nên dị vật họng? – Nguyên nhân của dị vật họng là do sử dụng và chế biến xương không hợp lý như chặt quá nhỏ, vằm quá lớn, nấu các món dễ hóc như xương nấu với miếng, bún cá,… – Do ăn vội vàng, cười đùa trong khi ăn, ăn ẩu nuốt vội. – Ngậm các dị vật vô tình nuốt hoặc do răng kém, không có răng ở người già, trẻ em.

– Ngoài ra có thể gặp ở bệnh nhân tâm thần, do không nhận thức được đồ vật.

3. Triệu chứng, điều trị và biến chứng của dị vật họng?
3.1. Dị vật ở họng miệng
3.1.1. Triệu chứng
– Sau khi bị hóc, bệnh nhân thấy nuốt vướng, nuốt đau ngay và kéo dài ở một vị trí nhất định. Khi ăn hay uống đau nhói tăng lên rõ. Ở trẻ em có chảy nước bọt, quấy khóc và ho khạc liên tục.

Nuốt vướng, đau là một trong những triệu chứng của di vật họng

3.1.2. Chẩn đoán – Khám họng: dị vật thường cắm ở amiđan khẩu cái hay amiđan đáy lưỡi, rãnh lưỡi – amiđan. – Nếu dị vật nhỏ, ngắn hoặc do người bệnh vẫn tiếp tục ăn uống sau khi mắc dị vật hoặc lấy tay ngoáy, móc, sờ trong họng sẽ làm cho bác sỹ khó thấy khi thăm khám. Trường hợp này cần gây tê tốt vùng họng miệng bằng Lidocain 10% xịt tại chỗ để giảm nôn ọe, dùng móc đầu tù vén trụ amiđan để quan sát được tốt và dò tìm dị vật. Sử dụng ống nội soi họng 70 độ để quan sát tìm dị vật.

– Trường hợp bệnh nhân khai mắc dị vật nhưng qua thăm khám không phát hiện dị vật hoặc chỉ thấy dấu niêm mạc bị trầy xướt, bề mặt có giả mạc. Khả năng bệnh nhân bị loạn cảm họng hoặc có thể mắc dị vật nhưng đã tự trôi và để lại vết xây xướt niêm mạc.

3.1.3. Điều trị – Đối với những dị vật ở vị trí dễ lấy, bác sỹ có thể dùng kẹp khủy, kelly thẳng để gắp dị vật.

– Trường hợp dị vật nằm vị trí khó và sâu hơn thì Bác sỹ sẽ sử dụng Kelly cong hoặc kềm Frankel để gắp dị vật.

3.1.4. Biến chứng nếu không điều trị sớm. – Viêm nhiễm tại chỗ. – Viêm tấy áp xe amydale.

– Áp xe thành sau họng.

3.2. Dị vật hạ họng
3.2.1. Triệu chứng
– Bệnh nhân nuốt rất đau, không thể ăn, uống được, miệng chảy nhiều nước bọt, nếu dị vật to có thể gây khó thở.

3.2.2. Chẩn đoán
– Soi hạ họng thanh quản bằng ống nội soi 70 độ có thể thấy dị vật cắm vào đáy xoang lê, nẹp phễu thanh thiệt, rãnh lưỡi thanh thiệt, sụn phễu.

3.2.3. Điều trị – Lấy dị vật qua nội soi bằng Kelly cong hoặc kềm Frankel sau khi gây tê tại chỗ (nếu cần thiết).

– Trường hợp dị vật nằm ở sâu, dụng cụ khó tiếp cận, bệnh nhân không hợp tác với bác sỹ để gắp dị vật, hoặc dị vật ở vị trí dễ rơi vào đường thở gây dị vật đường thở thì Bác sỹ sẽ thực hiện lấy dị vật qua gây mê tại phòng mổ. Bộ dụng cụ dùng để gắp trong phòng mổ là bộ nội soi thanh quản treo.

3.2.4. Biến chứng – Viêm thanh quản. – Viêm tấy áp xe quanh họng. – Phù nề vùng cổ. – Nuốt đau, khó thở.

– Nhiễm trùng máu.

4. Phòng tránh mắc dị vật họng – Thận trọng khi chế biến và ăn thức ăn có xương. – Không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn. – Bỏ thói quen ngậm các vật dụng, đồ chơi…ở miệng.

– Đặc biệt lưu ý trẻ nhỏ khi ăn vì rất khó phát hiện và xử trí.

Cần cẩn thận khi cho trẻ chơi đồ chơi, cầm nắm đồ vật

– Khi bị hóc hay nghi bị hóc dị vật, nên đến ngay cơ sở tai mũi họng, không nuốt thêm thức ăn hoặc nhờ người đẻ ngược cào vì dễ làm dị vật găm sâu hơn, xuống vị trí thấp hơn gây khó khăn khi lấy dị vật.
– Không dùng ngón tay hay vật cứng móc, ngoáy họng vì như vậy sẽ gây sang chấn, tai biến.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Video liên quan

Chủ đề