Cách nhận biết cho có cá

Ngày đăng:  04:34:19 - 26/04/2019 | | 4910  Lượt xem

Cá lóc hay ở nhiều địa phương khác còn có tên gọi khác là cá chuối hoa, cá quả, cá bông,… là loài cá rất phổ biến ở các vùng sông nước. theo nghiên cứu khoa học, cá lóc là loại cá có rất nhiều chất dinh dưỡng, cá không có nhiều chính vì vậy giá loại cá này khá đắt.

Với nguyên liệu cá lóc, con người có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, đặc biệt mang đậm chất sông nước Nam Bộ rất có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, mà hiện nay có rất nhiều người đi câu cá lóc.

Bài trước đã hướng dẫn chọn cần câu cá lóc, nếu chưa xem bạn có thể xem lại tại đây.

Đối với bất kỳ cần thủ nào, câu cá lóc luôn là một trải nghiệm vô cùng thú vị và rất đặc biệt. Đó là được hòa mình vào thiên nhiên bao la, rộng lớn, được hưởng không khí trong lành của thiên nhiên ban tặng, được ngồi dưới những gốc cây, vên bờ ao, hồ, sông suối… Tuy nhiên, sẽ thật buồn nếu đi câu cá lóc mà không đạt kết quả phải không nào? Vì thế, đúc kết từ việc đi câu cá lóc lâu năm và chuyên nghiệp của các cần thủ, bài viết sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm câu cá lóc hiệu quả mà rất dễ dàng.

1. Tập tính của loài cá lóc

Trước tiên, cùng chúng tôi tìm hiểu về tập tính của cá lóc nhé.

Cá lóc có tính rất háu ăn, nó ăn mồi rất bạo và nhanh. Tuy nhiên, nó lại rất đa nghi và thường dè chừng trước con mồi mà chúng định ăn tới, chỉ cần có dấu hiệu lạ thì dù đói đến mấy, cá lóc cũng không đến ăn. Vì thế, bạn nên xách theo cần câu cá lóc loại dài khi đi câu để câu cá từ xa cá sẽ không nhìn thấy bóng dáng của con người.

Đối với mồi câu cá lóc, bạn nên chọn mồi sống và để nguyên con để móc mồi không lộ lưỡi câu. Có rất nhiều loại mồi gần gũi với mồi trường sống và dễ tìm kiếm có thể sử dụng để câu cá lóc như : giun, loăng quăng, cá con, vịt…

Một yếu tố bạn nên lưu ý nữa là thời điểm ăn mồi nhiều nhất của cá lóc. Cá lóc thường ăn mồi trong không gian yên tĩnh, đặc biệt khoảng thời gian lúc sáng sớm hoặc vào lúc xế chiều là thời gian câu cá thuận lợi nhất. Khoảng thời gian mà cá lóc ít đi ăn mồi là khi trời nắng nóng hoặc mưa to, vì thế bạn nên hạn chế đi câu vào lúc này nhé, sẽ không hiệu quả đâu!

2. Dụng cụ cần chuẩn bị để câu cá lóc

Những dụng cụ quan trọng bạn nên chuẩn bị khi đi câu cá lóc như sau:

- Cần câu cá lóc: theo chia sẻ của các cần thủ, thường câu cá lóc sẽ sử dụng kiểu câu rê, câu nhắp hoặc câu cắm. Tùy vào mỗi kiểu câu, mà các bạn sắm một cần câu cá lóc phù hợp. Đa sô, cần câu cá lóc thường sử dụng cần dài, nhỏ và cầm vừa tay để có thể dễ dàng sử dụng cũng như dễ dàng di chuyển.

- Mồi câu cá lóc: nhái bầu, nhái bén, cá rô phi nhỏ, hay thằn lằn,… là những con mồi dễ dụ cá lóc nhất. Lưu ý, các con mồi này, đều phải còn sống nhé!

- Lưỡi câu cá lóc: các bạn nên sử dụng lưỡi câu có đầu uốn cong và sắc nhọn để đạt hiệu quả cao.

3. Nhận biết ao hồ có cá lóc?

Vậy làm sao để biết ao, hồ có cá lóc? Cách nhận biết ao, hồ có cá lóc là như thế nào?

Có lẽ với nhiều cần thủ chuyên nghiệp, họ đã quá dễ dàng để nhận biết ao, hồ có cá lóc rồi. Đôi khi chỉ đứng trên bờ ao, bờ ruộng quan sát là họ cũng có thể dự đoán được dưới ao, hồ đó có nhiều cá sinh sống hay không, và dễ dàng cắn mồi hay không?

Với những ao, hồ lớn, nước sâu, nước trong đến tận đáy, dù cá lóc có nhiều đến mấy thì chúng cũng không bao giờ chịu đến ăn mồi. Còn với những hồ nước đục ngầu, rong cỏ tốt tươi hoặc có nhiều hoa bèo trôi nổi trên mặt nước, đây sẽ là nơi cá tụ trung đông đến ăn mồi. Tuy nhiên, để câu được cá lóc, ngoài việc có mồi hấp dẫn, đặc trưng, thì kỹ thuật câu cũng rất quan trọng đấy.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số người câu cá lâu năm, họ múc nước ruộng, nước ao cho vào miệng ngậm một lúc. Nếu trong nước có thoang thoảng mùi tanh của nhớt cá thì cũng đủ biết để đoán được số lượng cá trong ao, hồ đó.

Hy vọng những kinh nghiệm câu cá lóc hiệu quả được chúng tôi chia sẻ ở bài viết trên, phần nào giúp các bạn có những ngày đi câu cá lóc đạt kết quả cao!

TĂM CÁ VÀO ĂN MỒI, NHẬN BIẾT LOẠI TĂM CÁ NÀO.

Tăm cá đang cày lên sùng sục như cơm sôi ở ổ câu, mà hỏi người câu mù tịt không biết là tăm cá gì ??? => đủ thấy anh ta mới tập câu, hoặc tay câu rất gà. Muốn trở thành 1 cần thủ giỏi bạn phải nhận biết đúng tăm cá cày ổ – rất quan trọng: ta phải nhận định đúng nó là loại cá gì, để có cách xử lí đánh bắt phù hợp, vì mỗi loại cá có 1 cách ăn mồi khác nhau, tính cách khác nhau, nếu ta ko nắm được là tăm cá gì sẽ rất khó câu, ví dụ cá trôi vào cày ổ ta lại đoán là cá chép, cá trắm cày ổ ta lại đoán là cá Rôphi, hay chép, xử lí nhanh hay chậm 1 vài giây đồng hồ là hỏng, “Xem nhạc điệu, đoán chương trình” một cần thủ thì phải nắm bắt được điều quan trọng này, dù bạn không thể nhìn xuyên qua làn nước, nhưng nếu bạn nắm được những tín hiệu này, tức là bạn đã thấy rõ lũ cá đang ẩn trốn dưới nước : – Tăm Chép: đám tăm đùn dày, tròn nhỏ đều nhau ( mỗi tăm chỉ nhỏ bằng hạt đỗ xanh ) tăm nổi lên chậm, lờ đờ, tăm cày theo vệt, chạy dài dưới nước, mỗi đám tăm chừng vài chục cái.. lẩn quẩn lúc xa lúc gần ổ, khi không thấy tăm lên nữa là chép chuẩn bị ăn mồi, nếu có tín hiệu phao, cũng phải bình tĩnh, chớ nóng vội, vì chép ăn mồi rất chậm chạp, tư thế giật. tăm cá diếc cũng vậy nhưng số lượng tăm ít hơn 1 chút so với tăm chép. – Tăm cá trê, Cá dọn bể, Tra, lươn: Y như tăm chép, tăm đùn dày, tròn nhỏ, tăm cày theo vệt, chạy dài dưới nước, mỗi đám tăm chừng vài chục cái..nhưng chỉ khác: tăm dày sít thành từng cụm liền nhau, nổi lên rất nhanh, đùn theo từng mảng bùn bã ( vì cá trê, dọn bể, lươn hay chui rúc sâu dưới lớp bùn ) sàu lên như bọt bia, rất lâu tan, tăm nhỏ hơn tăm chép ( nhỏ như hạt gạo ) Trê đã vào ổ thì ăn mồi nhanh, nhưng đã ăn là ăn rất sâu và say mồi. cứ bình tĩnh không nôn nóng, vội vàng. Chỉ có điều bọn cá da trơn, bò ngạnh này vào ổ là cá chép, trắm biến sạch. Mà giống cá da trơn này nó chỉ thích mùi tanh, ổ thính càng nhiều mùi tanh, chua ( như ốc…) nó càng vào nhiều phá ổ, cá chép, trôi và các loại cá khác sợ chạy mất.. – Tăm Cá trôi, trắm trắng: tăm đùn từng đám như bông hoa nở hơi thưa, tròn, to nhỏ không đều nhau ( tăm to lên trước bằng ngón tay, sau đó tăm nhỏ dần như đầu đũa ) tăm cày theo vệt, chạy dài dưới nước, mỗi đám tăm chừng chục cái..phải cầm sẵn cần, dúi phao là đóng ngay, vì trắm trắng, trôi ăn mồi rất nhanh như chớp. chậm là mất cơ hội. – Tăm cá rôphi: tăm lên 1 cái một, không lên theo đám, tăm to bằng ngón tay trỏ ( hay bằng hột lạc ), tròn xoe, con rô phi càng to thì tăm càng to..rôphi ăn mồi nhanh như chớp, vì vậy sẵn sàng đóng ngay nếu có tín hiệu phao, vì thằng Rôphi hớp mồi cũng rất nhanh, để lâu nó rỉa sạch, phao giập giập là múc.. – Tăm Cá trắm đen: tăm đùn từng đám như bông hoa nở hơi thưa, tròn, to bằng hạt lạc đều nhau, tăm cày theo vệt, chạy dài dưới nước, mỗi đám tăm chừng gần chục cái..Tăm đùn lên mặt nước nổ, vỡ ngay => trắm đen đang rất đói đi sục ăn mồi, nếu tăm lên không nổ ngay => trắm đen đang lượn quanh ổ, dò xét thận trọng, bạn phải chú ý trật tự, chớ gây ồn ào, riêng trắm đen phải cầm sẵn cần, đóng ngay, phao dúi xuống hay giập như giã gạo là phịt luôn, chậm là mất cơ hội. – Tăm ốc bươu vàng: Tăm lẩn quẩn ổ như cá to, mãi chả thấy tín hiệu phao, tăm bằng ngón tay út, lên 3 cái chụm vào nhau, rời rạc, ít di chuyển, đứng im 1 chỗ, không tin bạn thử lội xuống kiểm tra sẽ vớt lên cả 1 đống ốc.

* Kết luận: Tăm của cá to vào ổ => số lượng tăm rất nhiều, dày, lên sùng sục, đẩy theo cả bùn bã đục ngầu, tim bạn đập thình thịch, chớ vội vã hãy nhớ lại và phán đoán xem nó là loại cá gì, tỉnh táo để xử lí tình huống cho hợp lí và hiệu quả nhé, khi nào tăm còn đùn xung quanh ổ là cá còn lượn lờ thăm dò, khi không thấy tăm nữa thì chỉ có 2 tình huống xảy ra: 

– Cá chuẩn bị ăn mồi, tư thế giật..

– Cá bỏ ổ đi mất, tư thế…móm.

Rất nhiều cần thủ chuyên câu cá chép bỗng một ngày chán câu chúng trong các hồ câu dịch vụ, bởi “câu lâu thành tinh”, họ đã dần thuộc hết những đặc tính của loài cá này trong các hồ câu, từ vị trí đàn cá, kích cỡ hay trọng lượng, chỉ cần nhìn là chỉ được con cá chép đang nằm đâu rồi, hay câu chép trong hồ này thì phải dùng mồi này, mồi kia…

Sau khi chán câu hồ, thì điều tất yếu cần thủ sẽ dần tiến ra các khu vực câu cá tự nhiên. Và tất nhiên các cần thủ gặp ngay trở ngại đầu tiên: tìm cá chép ở đâu bên ngoài thiên nhiên rộng lớn thế kia?

Câu trả lời quả thật sẽ không quá khó nếu cần thủ nắm được một số kiến thức về các loài động vật sinh sống trong tự nhiên. Giờ thì tìm hiểu qua 1 ít về đặc tính sinh sống của cá chép đã. Từ đó sẽ đúc rút ra được những nơi có thể có cá chép.

Đặc tính sinh học của cá chép

Cá chép cũng giống rất nhiều loài cá khác, đó là chúng thường hoạt động nhiều lúc nước ấm lên và hoạt động ít đi vào những thời điểm nhiệt độ nước hạ dần.

Tại các nước châu Á, cụ thể tại Việt Nam, thời điểm cuối tháng 10 nhiệt độ nước bắt đầu tăng, nhiệt độ nước tuyệt vời để đi câu cá là từ 24 độ đến 32 độ C, các loài cá chép bắt đầu lộ diện để đi săn mồi, vì đây cũng là thời điểm nhiều loài cá nhỏ khác ra ngoài để đi kiếm ăn.

Và ngoài ra thời gian này cũng là thời gian loài cá chép tích trữ năng lượng để chuẩn bị cho mùa giao phối và sinh sản vào tháng 11-12. Sau thời gian này thì cần thủ đừng mong ngóng chuyện câu được cá chép, bởi chúng gần như không đi tìm kiếm mồi nữa.

Đến cầu xuân chúng lại kéo nhay từng đàn từng đàn để tìm kiếm thức ăn. Đến hè, loài cá chép bị ảnh hưởng lớn bởi nhiệt độ nước, thời điểm hè, nhiệt độ ước khá cao ảnh hưởng đến tiêu hóa của chúng,, vì thế chúng ăn rất ít và thường chỉ đi ăn lúc trời dịu đi, tức chiều tối hay đêm.

Tìm cá chép ở đâu là hiệu quả nhất?

Câu hỏi chính của vấn đề là đây, và câu trả lời là đây: Nghĩ thử xem, khi đói những con cá chép đi đâu? Chúng sẽ thường đến những nơi mà chúng thường tìm thức ăn, những nơi tập trung nhiều loại thức ăn khoái khẩu như ấu trung của muỗi, những côn trùng như giun, dế hay các loài giáp xác như ốc, hến, tôm…

Khi mùa xuân đến, các loài cá tập trung lại thành các đàn chép kéo nhau đi khắp mọi nơi để tìm kiếm thức ăn. Nơi chúng thường đến có độ sâu vừa phải, từ 1m5 đến 2m5, bởi ở những nơi này có ảnh sáng mặt trọng, tạo môi trường cho các loài thủy sinh sinh sôi nẩy nở nhanh chóng.

Đồng thời vào các tháng 11-12 thì là thời điểm cá chuẩn bị cho mùa sinh sản, chúng sẽ tìm kiếm những nơi có bèo, sen, cỏ cao… trong nước để sinh sản.

Chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về một số đặc tính sinh sống của loài cá chép tại Việt Nam và một vài cách nhận biết vị trí của chúng dựa vào nhiệt độ nước hay mùa. Ở phần 2 này chúng ta sẽ dựa vào một số đặc điểm khác để tìm kiếm chúng.

Nhìn tăm và những cú phóng mình

Mặc dù dự đoán vị trí của cá chép theo các đặc điểm sinh sống là khá tốt. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tìm kiếm sự hiện diện của cá chép chính là quan sát, là phải nhìn thấy những dấu hiệu của chúng.

Loài cá chép là loài rất tinh khôn, chúng có thể nói là loài có giác quan thứ 6 trong các loài cá nước ngọt, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa rằng chúng có thể ẩn giấu được sự xuất hiện của mình ở khu vực đó, mà 1 hành động nhìn thấy rõ ràng nhất đó chính là những cú phóng mình khỏi mặt nước, thường vào hoàng hôn hay bình minh.

Ngoài ra, các con cá chép mỗi khi sục tìm kiếm mồi ở đáy bùn cũng để lại những chuỗi tăm rất dễ nhận thấy, các chuỗi tăm nối đuôi nhau trồi lên mặt nước và cách nhau khoảng vào chục tất.

Lúc chúng tìm kiếm thức ăn sẽ sử dụng miệng và đuôi để quậy tung lớp bùn hay các lớp cát sỏi nằm ở đáy nước lên để tìm kiếm thức ăn, nếu ở những nơi nước trong thì bạn thậm chí có thể nhìn thấy chúng đang lùng sục thức ăn, rất thú vị.

Địa điểm tìm cá chép ở sông

Khi tìm chép ở sống thì chúng ta nên có 3 lưu ý mà các loài cá chép thường xuyên quanh quẩn như sau: Những nơi nước chảy chậm Đáy nước không quá sâu, dưới 2m5 Ở những nơi có có chổ trú ẩn và nhiều côn trùng, sau bọ như lau sậy, trang, bèo

Dễ nhận thấy các địa điểm câu như trên sẽ nằm ở gần bờ, cá chép rất tinh ranh, vì thế khi câu thì nhớ nhẹ nhàng và kín đáo để tránh để lộ sự hiện diện của chúng ta khiến chúng đề phòng.

Khi đặt thẻo câu thì nên đặt phía sau lớp bèo và hướng về phía giữa sông, bởi nếu để hướng lưỡi câu vào bên trong tức bạn đang đặt thẻo câu ngay dưới chân. Cá chép khi ăn mắc lưỡi câu sẽ lao thẳng ra vùng nước sâu, lúc này nếu thẻo câu nằm dưới chân sẽ rất khó đóng cá.

Câu cá chép tại các ao hồ thiên nhiên

Cũng tương tự các vị trí khác, cá chép luôn tìm thức ăn ở các vị trí mực nước không quá sâu, nhiều thức ăn và thường xuyên được chiếu sáng bởi ánh mặt trời. Vì thế cần thủ cũng cần tìm những địa điểm phù hợp như trên, khi đặt thẻo câu cũng phải hướng về nơi sâu nhất là hướng vào giữa hồ.

Một điều quan trọng nữa, địa điểm câu phải tránh có gió lạnh thổi từ hướng bắc và hướng đông, bởi các cơn gió lạnh thế này sẽ khiến cho nhiệt độ mặt nước bị hạ xuống một cách nhanh chóng, làm các hoạt động của loài chép giảm đi nhanh chóng.

Video liên quan

Chủ đề