Make yourself là gì

Make yourself là gì
Biểu tượng này là gì?

Biểu tượng cấp độ ngôn ngữ cho thấy mức độ thông thạo của người dùng đối với các ngôn ngữ họ quan tâm. Thiết lập cấp độ ngôn ngữ của bạn sẽ giúp người dùng khác cung cấp cho bạn câu trả lời không quá phức tạp hoặc quá đơn giản.

  • Gặp khó khăn để hiểu ngay cả câu trả lời ngắn bằng ngôn ngữ này.

  • Có thể đặt các câu hỏi đơn giản và có thể hiểu các câu trả lời đơn giản.

  • Có thể hỏi các loại câu hỏi chung chung và có thể hiểu các câu trả lời dài hơn.

  • Có thể hiểu các câu trả lời dài, câu trả lời phức tạp.

Đăng ký gói Premium, và bạn sẽ có thể phát lại câu trả lời âm thanh/video của người dùng khác.

Make yourself là gì

Mệt mỏi vì tìm kiếm? HiNative có thể giúp bạn tìm ra câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm.

Khi thấy gia chủ chuẩn bị nhiều món ăn cầu kỳ để thết đãi, bạn có thể nói “You shouldn’t have!”.

Bạn đang xem: Make yourself at home là gì

Dưới đây là những cách nói thể hiện tính lịch sự mà bạn có thể tham khảo dù là khách hay chủ nhà.

I’m so glad you could come! Chủ nhà có thể nói câu này khi bạn vừa đến.

Thank you for inviting me. Đây là lời cảm ơn để đáp lại câu trên. Họ có thể tiếp tục nói “It’s our pleasure to have you”.

Please make yourself at home. “Cứ tự nhiên như ở nhà nhé”.

Xem thêm: At Present Là Thì Gì - 12 Thì Trong Tiếng Anh Và Dấu

Your home is very beautiful! Bạn nên dành lời khen cho ngôi nhà mình vừa bước vào hoặc để ý một vài chi tiết nhỏ và nhận xét tích cực.

Make yourself là gì

Ảnh: Reader’s Digest

Here are some flowers for your wife. Khách ghé thăm thường mang theo món quà nhỏ để thể hiện thành ý như bó hoa, rượu hoặc món tráng miệng.

You shouldn’t have! Câu này có nghĩa “Anh bày vẽ quá!”, dành để cảm ơn gia chủ vì đã chuẩn bị nhiều thứ khi đón bạn tới thăm.

Would you like a second helping? Chủ nhà hỏi khách có muốn ăn thêm một chút không.

It was delicious, but I really couldn’t eat any more! Đây là câu từ chối lịch sự.

How do you take your coffee? Người nói muốn hỏi khách cần cho ít hay nhiều đường, sữa vào cốc cà phê. Bạn có thể đáp “one milk, two sugars, please”.

Thanks for your hospitality. Trước khi ra về, hãy dành lời cảm ơn sự hiếu khách của gia chủ.

Thùy Linh – Theo EF English Live


Post navigation


Previous Previous post: Danh sách & lịch thi TOEIC quốc tế IIG ngày 30/10

Theo như tôi đã hoc cấu trúc: Make + Object + V-infinitive. Nhưng tôi không hiểu tại sao người ta lại dùng: "I CAN MAKE MYSELF UNDERSTOOD PRETTY WELL IN ENGLISH.'' Và cấu trúc "S + see + O + V-inf / V-ing" . Tai sao lại dùng: "WE SAW OUR FAVOURITE BALLET PERFORMED AT THE THEATER LAST NIGHT." Xin quý đài giải đáp hộ. Xin chân thành cám ơn.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến VOA.

Bạn hỏi tại sao người ta dùng I CAN MAKE MYSELF UNDERSTOOD PRETTY WELL IN ENGLISH.

Và:

WE SAW OUR FAVOURITE BALLET PERFORMED IN THE THEATER LAST NIGHT.

* Thường thì ta thấy cấu trúc sau: SEE + OBJ + V-INFINITIVE (without to) hay V-ing

- I saw her cross the street. (Tôi thấy cô ta băng qua đường. Hành động băng qua đường đã xong khi tôi thấy cô ta).

- I saw her crossing the street (Tôi thấy cố ta đang bằng qua đường. Hành động băng qua đường đang diễn tiến khi tôi thấy cô ta.)

- I made her do the exercises again=Tôi bắt cô ta làm lại bài tập.

* Nhưng khi dùng với động từ to make oneself + past participle thường là hai chữ UNDERSTOOD hay HEARD.

- Thí dụ: I can’t speak Chinese, but I can make myself understood=Tôi không nói được tiếng Trung Hoa nhưng tôi có thể làm người ta hiểu tôi muốn nói gì.

- She had to shout to make herself heard=Cô ấy phải gào to mới làm người ta nghe thấy cô ấy.

(Past participle trong thí dụ trên có nghĩa ý thụ động (passive) nghĩa là “tôi làm cho người ta hiểu tôi muốn nói gì” và “cô ta làm cho người ta nghe thấy tiếng cô nói.”)

* Subject + Vt + Direct Object + Past participle: Dùng cấu trúc theo sau bởi Past Participle một chuyện do người khác làm:

- I heard my name repeated several times=Tôi thấy người ta lập lại tên tôi nhiều lần. (Tên tôi được người ta lập lại nhiều lần)

- Cấu trúc câu này giống như câu thứ hai của bạn: We saw our favourite ballet performed at the theater last night=Chúng tôi xem vũ khúc ballet được trình diễn ở hí viện tối qua. (Vũ khúc ballet được trình diễn)

- Have you ever heard this opera sung in Italian?=Bạn đã từng nghe vở kịch này hát bằng tiếng Ý chưa? (được hát bằng tiếng Ý)

- You must make your views known=Bạn phải nói cho mọi người biết quan điểm của bạn.

- When I come back I want this letter translated=Khi tôi trở về thì lá thơ này phải đưọc dịch xong.

- They got the program changed=Họ đã đòi đổi chương trình.

* Ðôi khi passive form dùng với present progressive để chỉ hành động đang diễn tiến.

- I watched the tree being cut down=Tôi nhìn thấy cây đang bị cưa xuống.

- I woke up to see the bedroom door being opened slowly=Tôi giật mình tỉnh giấc tỉnh ngủ thấy nắm đấm cửa phòng từ từ “được” vặn.

Tóm tắt: Nếu mình tự mình làm cho người khác hiểu hay nói to để người khác nghe thấy tiếng mình nói thì dùng Make oneself + UNDERSTOOD hay HEARD.

- Make oneself + Clear: (nói cho người khác hiểu rõ) Do I make myself clear to you that you may not use my car without my permission?=Bạn có hiểu rõ ý tôi là không được dùng xe của tôi mà không có phép không?

- She is so deaf that I had to shout at her ears to make myself heard=Bà ấy điếc quá nên tôi phải nói to bên tai bà mới nghe thấy tôi nói gì.

- Hình thức Have + past participle ngụ ý thụ động, một việc làm bởi người khác. I went to the mall to have my hair cut=Tôi phải vào thương xá để hớt tóc. (Việc hớt tóc bạn không làm lấy; bạn nhờ người khác làm hộ)

Nên học cấu trúc này như một cấu trúc đặc biệt và dùng nhiều sẽ quen.

Chúc bạn tiến bộ trong việc trau giồi Anh ngữ.

* Quý vị muốn nêu câu hỏi/ ý kiến/ thắc mắc, xin vui lòng vào trang Hỏi đáp Anh ngữ của đài VOA để biết thêm chi tiết.