Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là gì

Ngày hỏi:12/03/2020

Tôi đang tim hiểu về các hoạt động luật sự, tôi được biết luật sư có thể hành nghề tại các văn phòng hoặc công ty luật hoặc hành nghề với tư cách cá nhân. Cho tôi hỏi trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì có được tư vấn pháp lý cho cá nhân không? Xin cảm ơn!

  • Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là gì
  • Căn cứ Khoản 19 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau:

    - Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

    - Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

    - Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

    => Như vậy, căn cứ quy định trên thì Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động. Trừ trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ!

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Ngày hỏi:03/05/2022

Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân thì có phải gia nhập vào đoàn luật sư hay không? Hồ sơ gia nhập đoàn luật sư cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ gì? Em đang là sinh viên luật, em có dự định sau khi tốt nghiệp đại học thì em sẽ học luật sư, anh chị cho em hỏi nếu như em hành nghề luật sư với tư cách cá nhân thì em có phải gia nhập vào đoàn luật sư hay không? Cảm ơn anh chị đã tư vấn.

  • Tại Điều 11 Luật Luật sư 2006 có quy định về điều kiện hành nghề luật sư như sau:

    Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

    Theo đó, nếu bạn hành nghề luật sư với tư cách cá nhân thì bạn vẫn phải gia nhập vào đoàn luật sư.

    Hồ sơ gia nhập đoàn luật sư cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ gì?

    Tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 có quy định về gia nhập Đoàn luật sư như sau:

    1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư.

    2. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có:

    a) Giấy đăng ký gia nhập Đoàn luật sư;

    b) Sơ yếu lý lịch;

    c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư;

    d) Phiếu lý lịch tư pháp;

    đ) Giấy chứng nhận sức khoẻ.

    3. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định việc gia nhập Đoàn luật sư; nếu người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 87 của Luật này.

    ...

    Như vậy theo quy định hiện hành, hồ sơ gia nhập đoàn luật sư cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ được liệt kê như trên.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Mục lục bài viết

  • 1. Hình thức hành nghề của luật sư là gì?
  • 2. Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân là gì?
  • 3. Thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân như thế nào?
  • 4. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam là gì?
  • 4.1. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài
  • 5.2. Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài
  • 4.3. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
  • 5. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ở Việt Nam là gì?
  • 6. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

Kính chào công ty luật Minh Khuê. Theo tôi được biết một cá nhân đủ điều kiện hành nghề luật sư có thể lựa chọn hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân. Đối với trường hợp hành nghề với tư cách cá nhân, theo quy định pháp luật cần tiến hành thủ tục đăng ký như thế nào? Rất mong nhận được tư vấn từ công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Hoàng Huế - Cà Mau

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900 6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

- Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012)

- Thông tư số 17/2011/TT-BTP

- Nghị định 1213/2013/NĐ-CP

1. Hình thức hành nghề của luật sư là gì?

Điều 23 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) quy định về hình thức hành nghề của luật sư như sau:

''Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:

1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;

2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này.”

2. Hành nghề luật sư với tư cách cá nhân là gì?

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. (khoản 1 Điều 49 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012)

Tại khoản 2 điều 49 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) quy định về luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, theo đó, trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.

3. Thủ tục đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân như thế nào?

Tại Điều 50 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) quy định về việc đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Theo đó:

Thứ nhất, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.

Thứ hai, hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân:

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải nộp hồ sơ tới Sở Tư pháp. Hồ sơ gồm có

- Đơn đề nghị hành nghề luật sư theo mẫu quy định của Bộ tư pháp

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;

- Bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức.

Thứ ba, thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, gửi thông báo bằng văn bản kèm theo Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên:

Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

Trường hợp luật sư chuyển Đoàn luật sư thì phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hành nghề, nộp lại Giấy đăng ký hành nghề luật sư đã được cấp trước đó và thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà mình chuyển đến. Thủ tục đăng ký thực hiện giống như khi đăng ký lần đầu.

Trường hợp luật sư chấm dứt việc hành nghề thì Sở Tư pháp thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư.

4. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam là gì?

Thưa luật sư, tôi tên là Nguyễn Hiếu hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi có người bạn là người Anh, hiện tại bạn tôi có nhu cầu sang Việt Nam hành nghề luật sư. Bạn tôi có hỏi tôi về điều kiện được hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam nhưng tôi không hoạt động về pháp lý nên không nắm được chính xác quy định pháp luật. Tôi mong luật sư tư vấn cụ thể giúp tôi quy định pháp luật hiện hành về điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài ở Việt Nam là gì? Rất mong nhận được tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Nguyễn Hiếu - TP.HCM

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

4.1. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài

Tại Điều 74 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) quy định về điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài. Theo đó;

Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:

- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

- Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

- Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

5.2. Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài

Theo quy định tại Điều 75 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) thì luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

1. Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

2. Làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.

Như vậy, luật sư nước ngoài khi hành nghề tại Việt Nam không được hành nghề luật sư với tư cách cá nhân.

Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài tuân thủ theo quy định tại Điều 76 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012) như sau:

- Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế;

- Được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài;

- Được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam;

- Không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.

4.3. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài

Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây:

- Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 75 của Luật luật sư

- Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

- Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;

-Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư, nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật này; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;

- Có mặt thường xuyên tại Việt Nam;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ở Việt Nam là gì?

Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được quy định tại Điều 68 Luật luật sư hiện hành. Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;

- Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

6. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 69 Luật luật sư hiện hành dưới các hình thức sau đây:

- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);

- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).

Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chính phủ quy định việc hợp nhất, sáp nhập các công ty luật nước ngoài cùng loại; chuyển đổi chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê