Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật là gì

Sau 06 năm StartUp, mình trở lại làm việc trong môi trường "platform". Sau 06 tháng, có một câu hỏi lớn nhất:

Kỹ năng quan trọng nhất khi làm trong môi trường "platform" là gì?

Nếu thay đổi ngôn từ, câu hỏi này sẽ là:

Dù bạn là ai, là nhân viên hay quản lý cấp trung, khi làm việc trong môi trường platform và chỉ được lựa chọn duy nhất một đáp án, thì kỹ năng quan trọng nhất mà bạn chọn ra là gì?

Nếu bạn làm công việc về HR/đào tạo nội bộ, câu hỏi này sẽ là:

Trong số 1 danh sách ngắn (shortlist) các kỹ năng cần nâng cấp cho toàn bộ nhân viên, và bạn chỉ được một lựa chọn duy nhất về một kỹ năng để tập trung vào đó, vậy, lựa chọn của bạn lúc đó là gì?

Môi trường làm việc platform

Trong bài này, các môi trường làm việc như #Momo #Lazada #Shopee #Tiki được hiểu là môi trường làm việc platform. Không đề cập đến mặt kỹ thuật hay công nghệ, môi trường làm việc platform ở đây được hiểu gồm các đặc điểm quan trọng sau:

  • Sự phức tạp về Business Model: Ví dụ, để tính ra được 1 đồng doanh thu trong busines Model canvas, thì có rất nhiều thứ phức tạp phía sau. Nó không giống như một doanh nghiệp bán Mỳ tôm. Cứ mỗi gói Mỳ bán ra với giá 1000 đ, thì nguồn thu công ty được tính là 1 x 1000 đ = 1000 đ (Revenue streams).
  • Sự phức tạp về cải tiến sản phẩm: Hoạt động cải tiến sản phẩm diễn ra nhanh, liên tục. Cuối mỗi chu kỳ đánh giá, ví dụ là một năm, chỉ số cải tiến sản phẩm trong môi trường làm việc platform thường được đo bằng đơn vị số lượng tính năng mới phát hành / 1 ngày, liên tục trong 1 năm và/hoặc tổng số tính năng mới phát hành chia đều cho tổng số tất cả nhân viên hoặc chỉ các nhân viên ở khu vực làm sản phẩm.

#AWS là một ví dụ. Vào năm 2019, AWS platform công bố mỗi năm họ phát hành mới (new release/update) hơn 20 ngàn chức năng. Tính trung bình, mỗi ngày có hơn 55 "thứ mới" sinh ra.

  • Sự phức tạp về giao tiếp nội bộ: Đây chính là kết quả sinh ra từ 02 sự phức tạp nói trên.

Cho dù trong các môi trường làm việc platform, công cụ làm việc nhóm và công cụ hỗ trợ giao tiếp và giao việc, có tốt đến như thế nào chăng nữa, thì sự giao tiếp trong nội bộ vẫn luôn luôn phức tạp. Mỗi một cải tiến sản phẩm hoặc mỗi một đồng doanh thu tăng thêm, luôn liên quan đến rất rất nhiều người từ nhiều phong ban khác nhau.

Tưởng tượng bạn là một nhân viên của AWS. Trong ví dụ nói trên, làm sao bạn có thể cập nhật, nắm bắt hết được hết "55 thứ mới" sau mỗi ngày trôi qua?

Sự phức tạp trong giao tiếp nội bộ, lại là tiền đề dẫn đến một thực tế.

Tình trạng họp hành liên miên, ở tất cả các khu vực, các phòng ban. Đặc biệt là đối với các bạn quản lý cấp trung trở lên.

Họp. Họp nữa. Họp mãi.

Khi áp dụng quy tắc: Phải viết thông cáo báo chí về sản phẩm và dịch vụ dự định ra mắt, từ trước khi bắt đầu huy động bất cứ người ở các team khác bỏ thời gian vào một dự án mới nào đó, chắc hẳn Amazon đã đo lường rõ nhất tác hại của việc họp, họp nữa, họp mãi.

Kỹ năng quan trọng nhất

03 sự phức tạp nói trên + thực tế họp hành liên miên, dẫn đến một kết quả cho câu hỏi đã đặt ra.

Kỹ năng quan trọng nhất khi làm việc trong môi trường platform là gì?

Là Critical Thinking. Kỹ năng và tư duy phản biện. Đây là lựa chọn của mình. Bạn nghĩ sao?

Diễn đàn Kinh Tế Thế giới (WeForum) là một trong những website mình rất thích và thường xuyên vào đọc. Trên đây cập nhật hàng loạt các thông tin thú vị về kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa và đặc biệt là thi thoảng lại có những bài viết về kỹ năng cho người trẻ. Tuần này mình ghé thăm WeForum và có đọc được một bài chia sẻ về cách nuôi dưỡng tư duy học cả đời (Lifelong learning) cho những ai muốn có được việc làm như ý trong thị trường công nghệ (Technology), kỹ thuật số (Digital). Thật trùng hợp khi mà blog của mình và suy nghĩ của mình cũng là học cả đời (Form Your Soul – Where to Become a Lifelong Learner), ngay cả cái tên Fanpage của mình cũng vậy nè (Form Your Soul – Lifelong Learners).

Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật là gì

Mình đã lược dịch các ý chính trong bài viết trên WeForum và cập nhật thêm những thông tin khác mình tìm được để bạn tham khảo. Nếu bạn cũng thích làm việc trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số thì hãy chuẩn bị hành trang thật kỹ lưỡng nhé. Cơ hội sẽ đến cho những ai có sự chuẩn bị sẵn sàng và dám dấn thân nhất.

Tại sao là môi trường làm việc kỹ thuật số (Digital workplace)?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng các văn phòng, trụ sở, hay một địa điểm bất kỳ trên mặt đất không còn môi trường làm việc duy nhất nữa. Sự dịch chuyển sang môi trường làm việc kỹ thuật số đang trở thành xu hướng.

Trong rất nhiều năm liền, các nhà lãnh đạo của các tập đoàn lớn và các chuyên gia phân tích đã thảo luận về ‘tương lai của môi trường làm việc kỹ thuật số’ và nó có tác động như thế nào đến cách mà chúng ta làm việc. 

Ở một mức độ nào đó, bạn đã và đang được tham gia vào môi trường làm việc kỹ thuật số rồi. Slack, Trello, Skype, Google Hangouts, Viber, Telegram…, các ứng dụng mà công ty bạn đang sử dụng để quản lý và giao tiếp giữa các nhân viên với nhau đều là một phần của một môi trường đó.

Vậy chính xác môi trường làm việc kỹ thuật số là gì?

Môi trường làm việc kỹ thuật số hợp nhất con người trong một tổ chức và các công nghệ họ đang sử dụng trong hệ sinh thái đó, giúp làm việc thuận tiện hơn, cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên, và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. – Theo Simon Dance, CEO của Interact Software.

Như vậy gia nhập vào môi trường làm việc kỹ thuật số nghĩa là bạn chuẩn bị hiểu biết và kỹ năng làm việc với công nghệ, các công cụ, ứng dụng, phần mềm để có thể hòa nhập vào môi trường làm việc đó. Với người trẻ, điều này có thể là dễ dàng, nhưng với những người mà có thói quen làm việc với giấy tờ, ít tiếp xúc với máy tính, công nghệ, hoặc không nhạy bén với công nghệ, hoặc không dành thời gian để cập nhật bản thân với các công cụ, ứng dụng thì sẽ có rất nhiều cản trở khi làm việc trong một môi trường mà coi công nghệ là then chốt.

Như công ty của mình là một công ty công nghệ, lúc nào cũng phải làm việc với máy tính, đòi hỏi tính đào sâu nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi từ nước ngoài rất nhiều nên bọn mình cũng cần có sự nhạy bén với công nghệ. Bọn mình dùng các công cụ, phần mềm để giao tiếp giữa các thành viên, quản lý công việc, deadline. Nếu không làm quen với chúng thì rất khó để theo dõi được các đầu việc chứ chưa nói đến làm việc hiệu quả.

Tư duy học cả đời và môi trường làm việc kỹ thuật số

Trong bản báo cáo về Tương lai nghề nghiệp năm 2018, Klaus Schwab, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới khẳng định việc mỗi người có một cách tiếp cận siêu chủ động (proactive) đối với việc học cả đời của họ là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, các công ty và chính phủ cần chủ động hỗ trợ các lực lượng lao động trong việc học hỏi và phát triển. Tự động hóa và trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ tạo ra sự thịnh vượng và hàng triệu nghề nghiệp mới, nhưng cũng khoảng 375 triệu người trên thế giới sẽ cần chuyển đổi ngành nghề và nâng cấp kỹ năng trong thời gian chuyển tiếp. 

Chúng ta cần tài năng – bao gồm tài năng của những người mà đã có một thời gian nghỉ dài hay các nhân viên cấp cao – những người mà đã hoàn thành việc học cách đây một thời gian rất lâu nhưng có thế giới quan độc đáo, và đặc biệt, những người mà có background (nền tảng học vấn) khác nhau. Chúng ta may mắn khi thị trường lao động kỹ thuật số mang đến cho chúng ta những cơ hội mới để tự đổi mới bản thân, để tiếp tục học hỏi và cạnh tranh. Nếu muốn tận dụng cơ hội này và giành được một vị trí như ý trong lĩnh vực kỹ thuật số, chúng ta cần có một kế hoạch học tập cả đời.

Các kỹ năng sẽ được đòi hỏi nhiều nhất trong tương lai?

Học viện toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute) đã khảo sát 3.031 nhà lãnh đạo ở Canada, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ để tìm hiểu xem các kỹ năng nào sẽ cần nhiều nhất cho đến năm 2030. Họ nhận ra các công ty sẽ ngày càng đòi hỏi nhân viên sở hữu các kỹ năng về nhận thức (cognitive skill), cảm xúc, xã hội, và công nghệ. Tuy nhiên, những kỹ năng mang tính cơ bản, thủ công, làm việc chân tay nhiều sẽ không được chú trọng nhiều nữa.

Tổ chức Vodafone đã khảo sát 1.700 công ty và các nhà phân tích ngành. Trong bản báo cáo Global Trends Barometer 2019, họ kết luận các kỹ năng về công nghệ kỹ thuật số là các kỹ năng quan trọng nhất trong 3 đến 5 năm nữa, quan trọng hơn rất nhiều so với các kỹ năng bán hàng hay nghệ thuật. Họ cũng cảnh báo một số kỹ năng có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời.

Như bạn có thể thấy, các kỹ năng về công nghệ kỹ thuật số có nhu cầu cao nhất, khoảng 69%. Một số kỹ năng có nhu cầu tăng cao trong một số lĩnh vực cụ thể, như các kỹ năng giao tiếp trong ngành chăm sóc sức khỏe và dược, các kỹ năng con người/thấu hiểu con người trong ngành công nghệ và truyền thông, hay các kỹ năng ngôn ngữ trong lĩnh vực sản xuất. 

Vodafone cũng đưa ra hai cảnh báo đáng chú ý như sau:

  • Thời gian tồn tại của các kỹ năng ngày càng bị rút lại, với hơn 70% các công ty cho thấy các kỹ năng lỗi thời nhanh hơn trước đó.
  • Các công ty lớn cũng đồng ý rằng kỹ năng của các nhân viên của họ ngày càng nhanh bị tụt hậu.

Nâng cấp kỹ năng: Tại sao bạn cần, và tại sao cần làm bây giờ?

Bất cứ ai cũng có thể rèn luyện các kỹ năng kỹ thuật số, chứ không phải chỉ những người đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Chẳng hạn, nếu bạn có một nền tảng về lĩnh vực marketing, bạn có thể rèn luyện để trở nên xuất sắc về Digital Marketing. Điều tương tự cũng áp dụng với những người có nền tảng về bán hàng, nhân sự hay tài chính. 

Một số kỹ năng cần thiết cho môi trường làm việc kỹ thuật số:

  1. Phân tích kinh doanh kỹ thuật số (Digital business analytics)
  2. Content marketing (woohoo, chính là cái mình đang làm nè. Đọc thêm về công việc của mình nha).
  3. Digital marketing
  4. Lên kế hoạch và chiến lược
  5. Lập trình, phát triển các ứng dụng, web
  6. Thiết kế kỹ thuật và minh họa dữ liệu (Digital design và Data visualisation)
  7. Quản lý dự án kỹ thuật số (Digital project management)
  8. Quản lý sản phẩm kỹ thuật số (Digital product management)
  9. Khoa học dữ liệu và phân tích dữ liệu (Data science và data analytics)
  10. Ra quyết định (Decision making)

Việc chuẩn bị bản thân sẽ mang đến cho bạn những cơ hội trong môi trường làm việc kỹ thuật số. Bạn có thể phát triển ở công việc hiện tại hay tìm kiếm một công việc mới tốt hơn. Theo Báo cáo về Tương lai Nghề nghiệp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2018, những người có kỹ năng làm việc tốt sẽ được tuyển dụng và được đào tạo lại, và có mức lương tăng lên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta nên dành thời gian để cập nhật, làm mới kỹ năng của bản thân. 

Nếu bạn tìm thấy thứ mà bạn đam mê, bạn có thể có nhiều cơ hội bởi vì chưa chắc đã có nhiều người có kỹ năng về thứ đó như bạn hoặc kinh nghiệm từ cách đây 10 năm trước của họ có thể sẽ không còn áp dụng được nữa.

Hãy sẵn sàng cho hôm nay!

Ngày hôm nay bạn nên làm gì? Dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể tham khảo nhé:

  1. Xem lại CV của mình, xem thử hồ sơ của bạn đã mạnh chưa, bạn có điểm gì đặc biệt mà sẽ gây ấn tượng nhà tuyển dụng? Các kỹ năng của bạn đã có liên quan tới công nghệ nhiều chưa: tốc độ đánh máy nhanh, kỹ năng làm việc với các ứng dụng, phần mềm, kỹ năng thiết kế với Photoshop, Adobe Illustrator, kỹ năng code, lập trình, kỹ năng tìm kiếm trên Internet…
  2. Tìm kiếm các nguồn trực tuyến để học tập và rèn luyện, chẳng hạn, Microsoft Learn, Udemy, Udacity Nanodegrees, Coursera, FutureLearn, LinkedIn Learning, và Google Digital Garage. Đối với những người đã đi làm, rèn luyện thực tế rất quan trọng. Bạn học tập ngay tại nơi bạn đang làm việc và từ những đồng nghiệp xung quanh bạn.
  3. Cập nhật các xu hướng ngành mới. Follow những người có ảnh hưởng, blog (chẳng hạn blog của mình
    Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật là gì
    )
    , xây dựng network trực tuyến, gặp gỡ trực tiếp những người mà có cùng mối quan tâm với bạn. Bạn cần có hiểu biết về ngành và điều gì đang diễn ra trong lĩnh vực bạn muốn theo đuổi.
  4. Cập nhật thông tin trên LinkedIn và các mạng xã hội việc làm. Mình đã từng viết một bài hướng dẫn rất chi tiết về cách xây dựng thương hiệu cá nhân và tìm được công việc như ý trên LinkedIn, bạn thử đọc xem nhé.

Tương lai dành cho những người mà có tư duy học cả đời. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.

Bài viết có sử dụng thông tin từ các nguồn: