Luận văn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học

Home Forums > Khoa Học Xã Hội > Chuyên Ngành Kinh Tế > Chuyên Ngành Quản Lý Kinh Tế >

Tags:

(You must log in or sign up to reply here.)

Tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học" có mã là 214717, file định dạng pdf, có 16 trang, dung lượng file 462 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Tổng hợp. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 16 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 15 - 2009Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 87CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC.Trần Văn Quí, Cao Hào ThiTrường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCMTÓM TẮT: Thực tế đã ghi nhận có không ít học sinh cuối cấp 3 ở Việt Nam chưa xácđịnh rõ ngành học và trường mình sẽ dự thi. Theo kết quả khảo sát của Báo Người Lao Động trên 60% học sinh thừa nhận rằng mình không được hướng nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký tuyến sinh đại học [1]. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là xác định, đánh giá tác động của các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (THPT). Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học 2008-2009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi phản ánh cho thấy 5 yếu tố bao gồm yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học; yếu tố về bản thân cá nhân học sinh; yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và yếu tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 5 yếu tố trên với quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả nghiên cứu này, đềxuất một số kiến nghị nhằm giúp đỡ gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục có biện pháp thiết thực nhằm định hướng có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh THPT lựa chọn trường một cách tốt nhất có thểTừ khóa: yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn trường, quyết định chọn trường đại học,học sinh trung học phổ thông, Việt Nam.1. GIỚI THIỆUTheo thống kê gần đây mỗi năm có khoảng 1,1 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp THPT ở Việt Nam nhưng hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp chỉ có thể tiếp nhận khoảng 20%-30% số học sinh tốt nghiệp THPT. Tìnhhình này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề cho các học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyênnghiệp hàng năm, số thí sinh mỗi năm mỗi tăng cao [2]. Bên cạnh đó, theo thống kêcủa Bộ Giáo dục và đào tạo tháng 8 năm 2006, có khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm [3]. Kết quả khảo sát của đề tài trọng điểm cấp Bộ do ĐH Sư Phạm TP HCM cho thấy việc học tập không định hướng dẫn đến hơn50% sinh viên tốt nghiệp phải được đào tạo lại khi được tuyển dụng [4]. Việc định Science & Technology Development, Vol 12, No.15 - 2009Trang 88 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCMhướng như thế nào cho các công dân trẻ tuổi này nhận thấy sự quan trọng của công việc mình đã chọn, tương lai của họ sẽ nhưthế nào với sự lựa chọn đó cũng như tạo ra một lòng nhiệt tâm trong công việc là một trong những vấn đề đã và đang tồn tại. Những câu hỏi lớn được đặt ra là học sinh đã chọn ngành nghề cho mình như thế nào? Họ dựa vào đâu để chọn trường đại học cho mình? Để trả lời các câu hỏi này,mục tiêu của đề tài nghiên cứu này sẽ xác định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT vừa tốt nghiệp và từ đó giúp các trường phổ thông hay các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên cũng như thầy cô, gia đình, bố mẹ có biện pháp thiết thực nhằm định hướng vàtạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT lựa chọn trường đại học.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC GIẢTHUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊNCỨU2.1. Cơ sở lý thuyếtD.W.Chapman [5] đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trườngđại học của các học sinh. Dựa vào kết quảthống kê mô tả, ông cho thấy có 2 nhómyếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhânhọc sinh. Thứ hai là một số yếu tố bênngoài ảnh hưởng cụ thể như các cá nhânảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh. Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W. Chapman [5] và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. Cabera và La Nasa (được bởi trích M. J. Burn [6]) đã nghiên cứu mô hình 3 giai đoạn lựa chọn trường đại học của học sinh dựa trên nền tảng của mô hìnhchọn trường của D.W.Chapman [5] và K.Freeman (được trích bởi M. J. Burn [6]) vàtừ kết quả nghiên cứu, Cabera và La Nasanhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng làmột nhóm yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.M. J. Burn [6] đã ứng dụng các kết quả từ các nghiên cứu của Chapman (1981) vàCabera và La Nasa (2000) vào một trường đại học cụ thể tại Mỹ một lần nữa khẳng định các kết quả nêu trên, đó là mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh.Tóm lại, tổng hợp các nhóm yếu tố ảnh TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 15 - 2009Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 89hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh đã được tổng quan ở trênsẽ là cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu của đề tài này.2.2. Các giả thuyết nghiên cứuCăn cứ vào các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, kết hợp với các yếu tố đặc trưng của học sinh tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất 7 giả thuyết với 32 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của các học sinh.2.2.1. Yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh.Theo D.W.Chapman [5], trong việc lựa chọn trường đại học, các học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyênnhủ của bạn bè và gia đình của chính họ. Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3 cách sau: (1) Ý kiến của họ ảnh hưởng đến mong đợi về một trường đại học cụ thể nàođó là như thế nào (2) Họ cũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nêntham dự thi (3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Theo Hossler và Gallagher [7] một lần nữa khẳng định ngoài sự ảnh hưởng mạnh mẽ của bố mẹ, sự ảnh hưởng của bạn bècũng là một trong những ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn trường của học sinh.Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher [7] còncho rằng ngoài bố mẹ, anh chị và bạn bè,các cá nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trường của học sinh. Xét trong điều kiện giáo dục của Việt Nam, cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của học sinh chính là thầy cô của các học sinh. Do vậy, gia đình, bố mẹ, anh chị, bạn thân và các thầy cô phổ thông chính lànhững nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của học sinh. Dựa vào nhóm yếu tố về cá nhân ảnh hưởng này, giả thuyết H1 đượcphát biểu như sau:Giả thuyết H1: Sự định hướng của các thân nhân của học sinh về việc dự thi vàomột trường đại học nào đó càng lớn, xuhướng chọn trường đại học đó của học sinh càng cao.2.2.2. Yếu tố về đặc điểm của trường đạihọc.Trong nghiên cứu của mình,D.W.Chapman [5] cho rằng các yếu tố cốđịnh của trường đại học như học phí, vị tríđịa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môitrường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đếnquyết định chọn trường của học sinh.M.J. Burns và các cộng sự [6] đã bổsung thêm một số các yếu tố về đặc điểmcủa trường đại học có ảnh hưởng đến quyếtđịnh chọn trường của học sinh. Cụ thể hơn,yếu tố về học bổng, sự an toàn trong điềuScience & Technology Development, Vol 12, No.15 - 2009Trang 90 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCMkiện ký túc xá, chất lượng của sinh viên tạitrường, mức độ nổi tiếng và uy tín củatrường, tỷ lệ chọi đầu vào, điểm chuẩn củatrường và mức độ hấp dẫn của ngành họcsẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh chọn trường của học sinh.Dựa vào nhóm yếu tố về đặc điểm củatrường đại học, giả thuyết H2 được phátbiểu như sau:Giả thuyết H2: Đặc điểm của trườngđại học càng tốt, xu hướng lựa chọn trườngđại học đó càng cao.2.2.3. Yếu tố về bản thân cá nhân họcsinhD.W.Chapman [5] cho rằng, các yếu tố của tự thân cá nhân học sinh là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của bản thân họ. Trong những yếu tố đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh là 2 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học rõ nhất. Dựa cơ sở trên 2 yếu tố năng lực và sở thích của học sinh, giả thuyết H3 đượcphát biểu như sau:Giả thuyết H3: Sự phù hợp của ngànhhọc với khả năng học sinh hay với sở thích của học sinh càng cao, học sinh sẽ có khuynh hướng chọn trường đại học đó càng lớn.2.2.4. Yếu tố về cơ hội học tập cao hơntrong tương laiD.W.Chapman [5] và Cabrera và LaNasa (được trích bởi M.J.Burns [6]) đều đãkhảo sát sự ảnh hưởng của sự mong đợi về học tập trong tương lai đến quyết định chọn trường của họ. Dựa trên cơ sở yếu tố mong đợi học tập trong tương lai của các học sinh, giả thuyết H4 được phát biểu như sau:Giả thuyết H4 : Cơ hội học tập trong tương lai của học sinh ở một trường đại học nào đó cao hơn những trường khác,học sinh có khuynh hướng chọn trường đại học đó nhiều hơn.2.2.5. Yếu tố về cơ hội việc làm trongtương laiTheo Cabera và La Nasa (được trích bởi M.J.Burns [6]), ngoài mong đợi về học tập trong tương lai thì mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. S.G.Washburn và các cộng sự [8] còncho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làmsau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.Từ những yếu tố trên dẫn đến giả thuyết H5 được phát biểu như sau:Giả thuyết H5: Tỷ lệ có việc làm hoặc TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 12, SỐ 15 - 2009Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 91cơ hội có việc làm thu nhập cao của sinh viên sau khi tốt nghiệp của các ngành ở một trường đại học nào đó cao hơn những trường khác, học sinh chọn trường đại học đó nhiều hơn.2.2.6. Yếu tố về nỗ lực giao tiếp với họcsinh của các trường đại họcD.W.Chapman [5] sau nghiên cứu của mình cũng đặc biệt nhấn mạnh sự ảnh hưởng của nỗ lực giao tiếp của các trường với học sinh đến quyết định chọn trườngcủa các học sinh. Trong những nỗ lực ấy, sự cải thiện hình ảnh của trường thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá hìnhảnh đến các học sinh; phát triển các chiến lược thu hút học sinh như giới thiệu học bổng, học bổng du học hay đăng quảng cáo, lên tạp chí, TV hoặc thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao để lôi kéo sự quan tâm của các học sinh và gia đình của họ. Hossler và Gallagher [7] còn cho rằng việc tham quan trực tiếp trường học hay các buổi giới thiệu về trường cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.D.W.Chapman [5] còn cho rằng, các tài liệu có sẵn cũng tác động đến quá trìnhchọn trường của học sinh. Chọn trường làmột quyết định không đầy đủ thông tin của học sinh. Vì thế, chất lượng thông tin và sự sẵn sàng của thông tin trong tài liệu có sẵn như Website hay các tài liệu in khác sẽ làmột hỗ trợ không nhỏ trong quyết định chọn trường của học sinh. Dựa trên các yếu tố về nỗ lực giao tiếp của trường với học sinh như tham quantrường, tham gia các buổi giới thiệu về trường, giới thiệu học bổng, quảng cáo trênbáo, tạp chí hay TV và sự đầy đủ và chất lượng của thông tin được cung cấp trong các tài liệu có sẵn, giả thuyết H6 được phátbiểu như sau:Giả thuyết H6: Sự nỗ lực trong giao tiếp của một trường đại học với các học sinh càng nhiều, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn.2.2.7. Yếu tố đặc trưng giới tính của họcsinhMô hình nghiên cứu của Ruth E. Kallio [9] còn cho thấy rằng giới tính cũng có tác động đến quyết định chọn trường. Mức độ tác động của các nhóm yếu tố trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ của đặc trưng về giới tính của học sinh. R.E.Kallio [9] chorằng giới tính khác nhau sẽ có mức độ tác động gián tiếp khác nhau lên quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. Dựa trên yếu tố đặc trưng giới tính, giả thuyết H7 được phát biểu như sau:Giả thuyết H7: Quan hệ giữa đặc trưnggiới tính của học sinh với quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh là quanScience & Technology Development, Vol 12, No.15 - 2009Trang 92 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCMhệ gián tiếp. Độ mạnh tác động của 6nhóm yếu tố trên đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố đặc trưng về giới tính của học sinh.2.3. Mô hình nghiên cứuDựa trên cơ sở 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh với 32 yếu tố đại diện nêu trên.Mô hình nghiên cứu ở Hình 1 được đề xuất với 7 giả thuyết từ H1 đến H7. Trong đó, các nhóm yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H6 là các biến độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là quyết định chọn trường đại học của học sinh. Yếu tố giới tính trong giả thuyết H7 là biến định tính sẽ tác động gián tiếp lên mối quan hệ giữa các biến độc lập nêu trên và biến phụ thuộc trong mô hình.Hình 1.Mô hình nghiên cứu3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu chỉ bao gồm các học sinh phổ thông trung học tại các trường trung học tại tỉnh Quảng Ngãi bởi Quảng Ngãi là một tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện giáo dục ở mức khá phổ biến của các tỉnh thành trong cả nước.Theo thống kê của Tổng cục Thống kê thìtrung bình từ năm 2001 đến 2007, hằng năm Quảng Ngãi có 85% học sinh tốt nghiệp THPT so với tỷ lệ trung bình 89%