Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng

Những vị trí tưởng chừng như không hào nhoáng tại khách sạn, nhà hàng như phục vụ bàn, tiếp tân, phụ bếp, nhân viên buồng phòng lại là bước đệm hoàn hảo cho sự thăng tiến của mỗi cá nhân trong tương lai. “Làm thế nào để thăng tiến lên vị trí cấp cao hơn?” là nỗi niềm mà bất cứ ai làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn đều “canh cánh trong lòng”. 

Bổ sung kỹ năng và kinh nghiệm

Một trong những ngộ nhận thường thấy của không ít nhân viên nhà hàng, khách sạn chính là làm lâu năm thì sẽ dễ thăng tiến, nói nôm na là “sống lâu lên lão làng”. Tuy nhiên, Nhà hàng – Khách sạn là ngành năng động và luôn biến chuyển, đổi mới từng ngày, từng giờ với áp lực công việc và thử thách không ngừng tăng lên. Do đó, người trong nghề phải ý thức được việc cải tiến bản thân để thích nghi với những thay đổi đó.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng

Trang bị càng nhiều kỹ năng, bạn càng có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Tham gia các chương trình đào tạo Quản trị Nhà hàng – Khách sạn là cách tốt nhất để bạn bổ sung những kỹ năng mới cần thiết, tạo bước đà mạnh mẽ cho cú nhảy thăng tiến của bạn sau này. Kiến thức, kỹ năng về quản trị, quản lý công việc là chìa khóa mở toang cánh cửa hướng bạn đến nấc thang cao hơn trong lộ trình sự nghiệp tại nhà hàng, khách sạn.

Đầu tư trình độ học vấn

Nếu như mục tiêu cao nhất của bạn là trở thành chuyên viên quản lý nhà hàng, khách sạn thì chứng chỉ từ các khóa học nghiệp vụ và quản trị sẽ bảo chứng rằng bạn được đào tạo bài bản và có khả năng tư duy, tức kiến thức chuyên môn và năng lực cá nhân của bạn đã được công nhận. Bằng cấp giá trị sẽ là lợi thế giúp bạn trở nên nổi bật khi ứng tuyển vào chiếc ghế quản lý cấp cao.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng

Kiến thức chuyên ngành là bước đệm vững chắc cho con đường thăng tiến

Tuy nhiên, thành tích mà bạn cần phần đấu hướng đến không chỉ đơn giản là một tấm bằng. Bạn cần ý thức được việc nghiêm túc tích lũy kiến thức chuyên ngành, bồi dưỡng khả năng giám sát, lãnh đạo bởi đó là công cụ đắc lực hỗ trợ tiến thân nếu bạn muốn vươn đến vị trí cao hơn.

Tăng cường học tiếng Anh

Khả năng giao tiếp tiếng Anh vốn dĩ đã là tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên ngay từ khi bạn mới chỉ nộp CV ứng tuyển vào nhà hàng, khách sạn cao cấp. Trong quá trình làm việc tại các nhà hàng, khách sạn quốc tế, hiển nhiên bạn sẽ luôn trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc, xử lý mọi khiếu nại từ khách hàng thông qua ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Nếu bạn không thể giải quyết tình huống nghiệp vụ đó bằng tiếng Anh, bạn buộc phải “cầu cứu” quản lý.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng

Tiếng Anh thành thạo sẽ rút ngắn thời gian thăng tiến trong ngành Nhà hàng – Khách sạn

Vậy điều gì khiến nhà quản lý trở thành “vị cứu tinh” của bạn vào khoảnh khắc đó? Trong những tình thế như vậy, rõ ràng nhà quản lý hơn bạn không chỉ ở kinh nghiệm xử lý vấn đề mà quan trọng hơn, anh ta giao tiếp tiếng Anh tốt hơn bạn, hiểu rõ nhu cầu của khách hơn bạn. Do đó, nếu bạn mong muốn trở thành “vị cứu tinh” của đồng nghiệp trong tương lai, hãy nhanh chóng trang bị cho mình kỹ năng sử dụng tiếng Anh thật thành thạo.

Nguồn: ST

    Mục lục ( - )

  • 1. Cơ hội làm việc của nhân viên ngành nhà hàng

  • 2. Cách tính bảng lương nhân viên nhà hàng

    • 2.1. Bộ phận Nhà hàng

    • 2.2. Bảng lương nhân viên nhà hàng bộ phận Bếp

    • 2.3. Bộ phận quầy Bar

    • Sự chênh lệch mức lương

  • 3. Những yêu cầu đối với nhân viên nhà hàng

    • 3.1. Nắm rõ kĩ năng nghiệp vụ của mình

    • 3.2. Ngoại hình dễ nhìn và sức khỏe tốt

    • 3.3. Có thái độ và đạo đức tốt trong nghề nghiệp

    • 3.4. Kĩ năng ngoại ngữ tốt

  • 4. Lộ trình thăng tiến của một nhân viên nhà hàng

Nhà hàng – khách sạn đang thu hút rất nhiều lao động trẻ. Vậy bảng lương nhân viên nhà hàng ở mức bao nhiêu? Vì sao nhiều người lại lựa chọn ngành nghề này?

Trong bài viết này, Vinapad sẽ cung cấp tới anh/chị mức lương cơ bản cho các vị trí trong nhà hàng. Đừng vội bỏ lỡ nhé!

Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng
Nhân viên nhà hàng – Bộ phận quan trọng của mỗi khách sạn.

1. Cơ hội làm việc của nhân viên ngành nhà hàng

Tính hội nhập cao, môi trường làm việc năng động, cơ hội thăng tiến và mức lương hấp dẫn, đây là tiền đề khiến ngành nhà hàng thu hút nhiều đối tượng lao động.

Trong một khách sạn, bộ phận nhà hàng F&B (Food & Beverage Service) rất quan trọng. Nhà hàng tăng doanh thu khách sạn, chất lượng phục vụ sẽ quyết định tới sự hài lòng của du khách.

Với đặc thù nghề nghiệp, bảng lương nhân viên nhà hàng có gì khác so với các nghề khác?

Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng
Phục vụ nhà hàng lương có cao không? Cách tính lương nhân viên phục vụ nhà hàng như thế nào?

Bộ phận nhà hàng thường được chia thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm nhân viên quản lý nhà hàng
  • Nhân viên phục vụ bếp
  • Nhân viên phục vụ quầy bar

2. Cách tính bảng lương nhân viên nhà hàng

Ngành dịch vụ là một ngành đặc biệt. Khi mà tất cả moi người tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần bên gia đình, đó là lúc những nhân viên nhà hàng sẽ bận rộn hơn.

Khi chúng ta nghỉ tết hay nghỉ lễ đầm ấm bên gia đình, nhân viên nhà hàng chính là người sẽ tận tâm phục vụ mọi người giải trí. Vì thế cách tính lương của ngành này cũng có tiêu chuẩn khác biệt một chút với số đông.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng
Mức lương quản lý nhà hàng khách sạn chênh lệch như thế nào với nhân viên bình thường?

Cách tính bảng lương nhân viên nhà hàng sẽ tùy theo giờ làm việc và số giờ làm thêm:

Lương được nhận = Lương làm việc giờ hành chính + Lương làm việc vào giờ ban đêm + Lương làm thêm giờ

Trong đó:

  • Tiền lương làm ban đêm = 1,3 – 1,5 lương làm giờ hành chính
  • Lương làm thêm giờ vào ngày lễ Tết; cuối tuần; ban đêm = 1,5 – 3 lần lương theo giờ hành chính.

Mức này tùy thuộc vào chính sách mỗi khách sạn khác nhau.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng
Cách tính lương ngoài giờ của mỗi nhà hàng khách sạn có thể khác nhau, song chúng không chênh nhau quá nhiều.

2.1. Bộ phận Nhà hàng

Bảng lương nhân viên nhà hàng khác nhau giữa từng khách sạn, giữa các cấp. Lương càng cao, trách nhiệm càng lớn.

Ví dụ: Lương của quản trị nhà hàng khách sạn sẽ cao hơn mức lương phục vụ nhà hàng.

Giám đốc bộ phận Ẩm thực và Đồ uống(F&B Director) Từ 1000 USD/tháng đối với người Việt
Từ 2.000 USD/ tháng đối với

người nước ngoài

Quản lý bộ phận Ẩm thực & Đồ uống(F&B Manager) Từ 1000 USD/tháng đối với người Việt
Từ 2.000 USD/ tháng đối với người nước ngoài
Trợ lý Giám sát bộ phận Ẩm thực & Đồ uống (Assistant F&B Manager) Từ 16 – 20 triệu đồng/ tháng
Quản lý Nhà hàng (Restaurant Manager) Từ 13 – 17 triệu đồng/ tháng
Trợ lý Quản lý Nhà hàng

(Assistant Restaurant Manager)

Từ 10 – 12 triệu đồng/ tháng
Giám sát Nhà hàng (Restaurant Supervisor) Từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng
Trưởng ca (Shift Leader/ Captain) Từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng
Nhân viên bồi bàn (Waiter/ Waitress) Từ 3,5 – 4,5 triệu đồng/ tháng
Nhân viên chạy món (Busboy/ Food Runner) 3 – 4,5 triệu đồng/ tháng

2.2. Bảng lương nhân viên nhà hàng bộ phận Bếp

Muốn nhà hàng hoạt động trơn tru, đem lại hiệu quả công việc cao, bộ phận Bếp cũnggóp phần công sứckhông nhỏ. Tuy không trực tiếp tiếp xúc khách hàng, song áp lực mà bộ phận này chịu đựng cũng không hề kém cạnh.

Bếp trưởng Điều hành (Executive Chef) Từ 25 triệu đồng/ tháng
Bếp phó Điều hành (Executive Sous Chef) Từ 20 – 25 triệu đồng/ tháng
Bếp trưởng (Head Chef) Từ 14 – 20 triệu đồng/ tháng
Bếp phó (Sous Chef) Từ 9 – 13 triệu đồng/ tháng
Tổ trưởng/ Ca trưởng bếp (Chef de Partie) Từ 7 – 9 triệu đồng/ tháng
Tổ phó Ca phó bếp Từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng
Đầu bếp (Cook) Từ 4,5 – 6 triệu đồng/ tháng
Phụ bếp (Kitchen Helper) 3,5 – 4,5 triệu đồng/ tháng

2.3. Bộ phận quầy Bar

Nhà hàng – Bếp – Bar là bộ ba “thân thiết” trong khách sạn. Nghe có vẻ không mấy liên quan nhưng các bộ phận này luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình hoạt động.

Bảng lương nhân viên nhà hàng – bếp – bar tất nhiên sẽ có chênh lệch nhau. Hãy cùng soi kỹ hơn bảng lương của bộ pận Bar.

Quản lý bộ phận Đồ uống (Beverage Manager) Từ 12 – 15 triệu đồng/ tháng
Trợ lý Quản lý bộ phận Thức uống

(Assistant Beverage Manager)

Từ 10 – 12 triệu đồng/ tháng
Giám sát bộ phận Đồ uống

(Beverage Supervisor)

Từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng
Trưởng ca/ Tổ trưởng (Shift Leader) Từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng
Nhân viên Pha chế (Bartender) Từ 4 – 5 triệu đồng/ tháng
Phụ quầy bar (Barboy) Từ 3 – 4 triệu đồng/ tháng

Sự chênh lệch mức lương

Mức lương cơ bản của ngành khách sạn có thể chia thành hai mức:

  • Lương cho nhân viên tại khách sạn 4 – 5 sao
  • Lương nhân viên khách sạn 1 – 3 sao

Tính lương nhân viên nhà hàng có thể dựa trên phần trách nhiệm, khối lượng công việc mà mỗi cá nhân cần làm.

Tại các khu vực không phải trọng điểm du lịch, xa thành thị,.. bảng lương nhân viên nhà hàng có thể thấp hơn do lượng khách không đều & nhiều.

3. Những yêu cầu đối với nhân viên nhà hàng

Với một ngành nghề đặc thù và nhiều điểm thú vị như nhân viên nhà hàng, chắc chắn rằng yêu cầu đưa ra cũng rất rõ ràng. Mỗi nhân viên nhà hàng đạt chuẩn phục vụ đều có các tiêu chuẩn đánh giá nhất định.

3.1. Nắm rõ kĩ năng nghiệp vụ của mình

Đây chính là điều quan trọng nhất với mỗi nhân viên nói chung và nhân viên nhà hàng khách sạn nói riêng. Điều này quan trọng với nhân viên của từng cấp.

Nhân viên cấp bậc quản lý

  • Cần có tố chất của một người lãnh đạo.
  • Thông thạo quy trình và tính chất công việc của toàn bộ cấp dưới mình.
  • Quyết đoán, linh hoạt, có kỹ năng xử lý các tính huống bất ngờ
  • Có khả năng truyền lửa và đam mê cho nhân viên
Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng
Lương ngành quản trị nhà hàng khách sạn chênh lệch khá lớn với bảng lương nhân viên nhà hàng bởi áp lực & trách nhiệm lớn hơn.

Nhân viên phục vụ nhà hàng

  • Nắm vững quy trình làm việc : đón tiếp khách, ghi order, lên món, v..v..
  • Có sự thấu hiểu và nhẫn nại với khách hàng
  • Hỗ trợ tốt đồng nghiệp

Nhân viên quầy bar

  • Trang bị vững vàng các kiến thức về pha chế
  • Đảm bảo vệ sinh, sự ngăn nắp trong quầy bar
Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng
Bảng lương nhân viên nhà hàng bao nhiêu? Mức lương ngành quản trị nhà hàng khách sạn có xứng với công sức và trách nhiệm?

3.2. Ngoại hình dễ nhìn và sức khỏe tốt

Nghề nghiệp thuộc ngành dịch vụ luôn yêu cầu một ngoại hình sáng láng và sức khỏe tốt đi kèm. Ngoại hình chỉ cần đạt chiều cao yêu cầu, không mắc các dị tật thân thể. Cùng một sức khỏe ổn định, có thể đáp ứng được nhịp độ làm việc khá nhanh và dày.’

3.3. Có thái độ và đạo đức tốt trong nghề nghiệp

Điều quan trọng nhất để trụ vững lâu dài với ngành dịch vụ đó chính là một thái đô đúng đắn và thực sự yêu nghề. Chỉ có thái độ đúng và tình yêu với nghề mới có thể giúp bạn thành công hơn. Với những yêu cầu đơn giản như sau:

  • Luôn thẳng thắn, trung thực.
  • Nhiệt tình nhưng tinh tế và lịch sự.
  • Hòa đồng, hỗ trợ trong làm việc theo nhóm.
  • Nâng cao tinh thần sẵn sàng phục vụ khách hàng.
Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng
Bảng lương nhân viên nhà hàng trả bao gồm sức lao động và thái độ với công việc.

3.4. Kĩ năng ngoại ngữ tốt

Cuối cùng là kĩ năng ngoại ngữ có thể giúp bạn tiến nhanh và xa hơn trong con đường sự nghiệp. Đối với bất kì ngành nghề nào, ngoại ngữ cũng là một điều rất quan trọng.

Nếu đã yêu thích ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn, tại sao lại không chuẩn bị cho mình một vốn ngoại ngữ hữu dụng đúng không nào?

4. Lộ trình thăng tiến của một nhân viên nhà hàng

Ai cũng mong muốn có một công việc tốt, mức lương cao và cơ hội thăng tiến rõ ràng.

Nhà hàng khách sạn – môi trường năng động và linh hoạt, chắc chắn sẽ mang tới cho anh/chị nhiều cơ hội.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên nhà hàng
Lộ trình thăng tiến trong công việc và bảng lương nhân viên nhà hàng.

Lộ trình công danh bộ phận Ẩm thực (F&B)

Học nghề (2 – 3 năm đầu tiên)

  • Thực tập sinh (intern)
  • Nhân viên phục vụ (waiter/waitress)
  • Nhân viên pha chế (bartender)
  • Nhân viên tiệc (banquet waiter/waitress)

Nâng cao kỹ năng nghề (2 – 3 năm)

  • Giám sát nhà hàng (supervisor)
  • Trưởng nhóm (captain)
  • Quản trị viên tập sự (management trainee)

Lãnh đạo phòng, bộ phận (5 – 6 năm tiếp theo)

  • Trưởng nhà hàng (outlet management/restaurant manager)
  • Trưởng bộ phận tiệc (banquet manager)

Lãnh đạo khối (7 – 8 năm tiếp theo)

  • Trợ lý giám đốc ẩm thực
  • Giám đốc Ẩm thực

Lộ trình thăng tiến có thể dài hoặc ngắn hơn, tùy vào sự nhanh nhạy và tiến bộ trong công việc.

Hãy luôn học hỏi và nâng cao kỹ năng chuyên ngành, bởi chỉ có không ngừng học tập mới giúp anh/chị thăng tiến trên con đường công danh.

Vậy là Vinapad vừa cung cấp tới anh/chị bảng lương nhân viên nhà hàng mức cơ bản cùng lộ trình thăng tiến. Hy vọng, anh/chị sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về ngành nghề này.

Cảm ơn anh/chị đã theo dõi!

>> Xem thêm:

1. Lễ tân khách sạn lương bao nhiêu?

2. Báo giá 10 set nội thất phòng ngủ khách sạn

NỘI THẤT KHÁCH SẠN: 10 Mẫu đã thi công + Báo giá + Sự khác biệt

Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Vinapad Việt Nam

Factory:Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP:Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Website:https://vinapad.com

Email:

Hotline:091.468.2106

VINAPAD – CÙNG NHAU PHÁT

Tham khảo thêm:

Thiết bị vệ sinh phòng tắm DK chất lượng

Phòng maketing thuê ngoài Bissbrand

Nội thất sento giá rẻ tốt nhất hiện nay

Giá kệ zatec tốt nhất hiện

Rate this post