Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, thực hiện chức năng quản lý. Nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. Vậy bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào

1. Bản chất của nhà nước là gì?

Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước đây nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là nhà nước kiểu mới về bản chất, khác hẳn với các kiểu nhà nước từng có trong lịch sử. Bản chất bao trùm chi phối mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính nhân dân của nhà nước.

Điều 2 Hiếu pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1 Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

Đây là bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh cách mạng. Trải qua bao hy sinh gian khổ làm nên cách mạng Tháng Tám năm 1945,. Nhân dân tự mình lập nên nhà nước. Nhà nước CHXHCN Việt Nam ngày nay là sự tiếp nối sự nghiệp của Nhà nước Việt Nam DCCH. Là nhà nước do Nhân dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức. Tự mình định đoạt quyền lực nhà nước.

Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là Nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định:

  • “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.

Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào

Xem thêm: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2 Tính dân tộc

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam là vấn đề có truyền thống lâu dài. Nó là nguồn gốc sức mạnh của nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại. Điều 5 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

“ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc. Phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện. Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

2.3 Hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

Trong các kiểu nhà nước cũ, quan hệ giữa nhà nước và công dân là mối quan hệ lệ thuộc. Người dân bị lệ thuộc vào nhà nước, các quyền tự do dân chủ bị hạn chế.

Ngày nay, khi quyền lực thuộc về nhân dân thì quan hệ giữa nhà nước và công dân thay đổi. Công dân có quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời làm tròn nghĩa vụ trước nhà nước. Pháp luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân; Quyền của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước; Nghĩa vụ của công dân là quyền của nhà nước.

2.4 Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền

Dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của thời đại. Nó đòi hỏi tính nguyên tắc, nảy sinh từ bản chất dân chủ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Thực chất của dân chủ XHCN là thu hút người lao động tham gia một cách bình đẳng. Ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của nhà nước và của xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng nhà nước phải là quá trình dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời phải cụ thể hóa tư tưởng dân chủ thành các quyền của công dân; quyền dân sự; chính trị cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát huy được quyền dân chủ của nhân dân ngày càng rộng rãi là nguồn sức mạnh vô hạn của nhà nước.

Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào

Xem thêm:

Dân chủ bao giờ cũng gắn với pháp luật. Đó là bản chất của nhà nước pháp quyền. Vì vậy, toàn bộ cơ quan nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tất cả đều phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, bằng pháp luật. Nhà nước ban hành pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhưng nhà nước và cơ quan nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật. Cơ quan nhà nước “chỉ được làm những điều pháp luật cho phép”; Bảo đảm và phát triển quyền tự do dân chủ của nhân dân, còn nhân dân“. Được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”.

Những đặc điểm mang tính bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và pháp luật chế định một cách chặt chẽ. Tóm lại, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức hoạt động của mình. Đồng thời, Nhà nước ta cũng mang tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. Đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Bài viết trên Luận Văn Việt đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về bản chất của nhà nước nói chung và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?


- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng  pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

- Sở dĩ, nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc là bởi vì:

  • Về tính nhân dân rộng rãi được thể hiện trong việc:
    • Nhà nước của dân, do dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí.
    • Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
    • Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
  • Tính dân tộc sâu sắc được thể hiện:
    • Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
    • Có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
    • Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.


Trắc nghiệm công dân 11 bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: Nhà nước pháp quyền, nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc sâu sắc.