Lịch và thiên văn học ra đời như thế nào

Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là sự khởi đầu cho những phát minh vĩ đại sau này. Thiên văn học và lịch học cũng chính là hai ngành khoa học được ra đời sớm nhất do những nhu cầu về sản xuất nông nghiệp của người dân. 

Lịch và thiên văn học ra đời như thế nào

Ở các quốc gia cổ đại Phương Đông những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học được ra đời rất sớm, gắn liền trực tiếp với những nhu cầu ở trong quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân. Để có thể cày cấy đúng mùa, đúng thời vụ, những người nông dân luôn luôn cần phải dựa vào sự thay đổi của đất, trời. Dần dần từ đó họ đã biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đây cũng chính những tri thức đầu tiên về thiên văn, đặc biệt từ tri thức đó, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch. Vì vậy nên, lịch của họ là nông lịch và một năm sẽ có 365 ngày được chia ra làm 12 tháng.

Lịch và thiên văn học ra đời như thế nào

Đây cũng là những cơ sở, căn cứ để người ta tính ra được chu kì thời gian và mùa. Thời gian sẽ được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày còn ở trong năm sẽ được chia thành nhiều mùa khác nhau. Đối với mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi thích hợp nhất. Tại thời điểm đó, con người cũng đã biết đo thời gian bằng ánh sáng của mặt trời và tính được mỗi ngày sẽ có 24 giờ. Thiên văn học và lịch pháp sơ khai đã được ra đời như thế.

Sự phát triển của đời sống hàng ngày đã làm cho quan hệ của xã hội loài người càng trở nên phong phú và đa dạng hơn, từ đây người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã được diễn ra. Sự ra đời của chữ viết bắt nguồn từ những nhu cầu đó, chữ viết là một phát minh lớn, có ý nghĩa rất quan trọng của loài người.

Các cư dân phương Đông là những người đầu tiên phát minh ra chữ viết, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, tại Ai Cập và Lưỡng Hà chữ viết bắt đầu được xuất hiện. Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ biểu thị những nội dung cụ thể mà họ muốn nói ra, sau đó họ sáng tạo thêm những ký hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng, chữ viết theo cách này còn được gọi là chữ tượng hình.

Lịch và thiên văn học ra đời như thế nào

Sau này, người ta đã bắt đầu cách điệu hóa chữ tượng hình thành nhiều nét và ghép các nét lại với nhau theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách chân thực, phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý vẫn chưa tách khỏi hoàn toàn chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh được tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc và thanh điệu của con người.

Người Ai Cập đã giấy làm bằng vỏ cây papyrus để viết chữ lên, người Su-me ở Lưỡng Hà thì sử dụng một loại cây sậy vót nhọn để làm bút, sau đó họ viết lên trên những tấm đất sét vẫn còn ướt rồi nung khô hoặc đem đi phơi nắng. Còn người Trung Quốc, lúc đầu họ khắc chữ lên trên mai rùa hoặc xương của động vật, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên những dải lụa, thẻ tre.

Lịch và thiên văn học ra đời như thế nào

Do những nhu cầu về tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi đã ngập nước, tính toán ở trong quá trình xây dựng nên Toán học được ra đời rất sớm ở phương Đông. Lúc đầu, bằng những kí hiệu đơn giản, cư dân phương Đông đã biết viết từ chữ số 1 cho đến 1 triệu. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học, họ đã tính ra được số Pi bằng 3,16, tính được diện tích của hình tam giác, hình tròn, thể tích hình cầu… Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học, lúc này họ đã có thể làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu, từng bước chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn ở sau này.

Trong nền văn minh cổ đại của phương Đông, nghệ thuật kiến trúc được ra đời rất sớm và phát triển phong phú. Nhiều di tích kiến trúc lịch sử cách đây hàng nghìn năm nay vẫn còn lưu lại như: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Babilon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp ở Ấn Độ… Các công trình cổ xưa này chính là thành quả của những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

Lịch và thiên văn học ra đời như thế nào

Trên đây là tìm hiểu một số thông tin chi tiết về sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học. Hy vọng với chia sẻ của bài viết trên bạn sẽ có thêm được cho mình những kiến thức, hiểu biết bổ ích mới. Chúc các bạn thành công!

Câu hỏi: Sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học cổ đại Phương Đông?

Trả lời:

- Những tri thức về Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời từ rất sớm, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

- Họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch (nông lịch, có 365 ngày/năm, được chia thành 12 tháng).

- Tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.

- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cổ đại phương Đông nhé!

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông

Bắt đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ III (TCN), các quốc gia lớn được lần lượt hình thành bao gồm Ai Cập ở lưu vực sông Nin, Lưỡng Hà ở lưu vực sông Owphorat, Ấn Độ ở sống Hằng và Trung Quốc ở sông Hoàng Hà. Đây chính là 4 quốc gia cổ đại đầu tiên và lớn nhất ở phương Đông.

Trong quá trình phát triển, các quốc gia cổ đại này cũng bắt đầu hình thành lên những thể chế xã hội và có sự phân biệt các tầng lớp. Về cơ bản, xã hội của các quốc gia này phân ra làm 3 tầng lớp chính là nông dân công xã giữ vai trò sản xuất chủ đạo giúp tạo ra của cải cho xã hội. Tầng lớp thứ 2 là giai cấp thống trị gồm quý tộc và quan lại giữ vai trò nắm giữ của cải và có quyền thế. Cuối cùng là giai cấp nô lệ với thân phận hèn kém và bị bóc lột. Nếu xếp theo thứ tự đúng sẽ là tầng lớp nô lệ – tầng lớp nông dân công xa – tầng lớp quý tộc, quan lại.

2. Đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông đều có những đặc trưng chung của một xã hội chiếm hữu nô lệ, ví như việc phân chia xã hội thành hai giai cấp đối kháng: giai cấp quý tộc chủ nô thống trị và giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột một cách tàn nhẫn và thô bạo nhất. Nhưng các quốc gia đó cũng có nhiều đặc điểm riêng làm cho người ta có thể phân biệt chúng với các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Tây như Hy Lạp và La Mã cổ đại:

- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kỳ mà sức sản xuất xã hội đang còn ở trình độ thấp kém, vào khoảng cuối của thời đại đồ đá mới tiến lên thời đại đồ đồng. Trình độ sức sản xuất thời ấy không cho phép các quốc gia đó phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách nhanh chóng, khiến cho trước sau các quốc gia đó không trở thành những xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển thành thục và điển hình.

- Sự tồn tại dai dẳng và ngoan cố của những tổ chức công xã nông thôn (hay công xã láng giềng), tàn tích của chế độ xã hội thị tộc thời nguyên thủy, và sự phát triển rất yếu ớt của chế độ tư hữu về ruộng đất trong các xã hội cổ đại phương Đông.

- Sự bảo tồn lâu dài của chế độ nô lệ gia trưởng và của các hình thức áp bức, bóc lột kiểu gia trưởng, việc sử dụng lao động của nô lệ chưa được phổ cập trong các ngành sản xuất xã hội và vai trò của nô lệ trong sản xuất kinh tế chưa chiếm địa vị chủ đạo.

- Sự xuất hiện và phát triển của một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt, nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mạnh mẽ, gọi là chủ nghĩa chuyên chế phương Đông mà đặc trưng chủ yếu là quyền lực vô hạn của các đế vương, nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất và về thần dân trong cả nước.

Những đặc điểm của chế độ chiếm hữu nô lệ của các quốc gia cổ đại phương Đông nêu trên, đều có thể coi là những nguyên nhân gây nên tình trạng trì trệ tương đối của các xã hội cổ đại phương Đông. Tuy nhiên không thể phủ nhận hoặc đánh giá thấp vai trò và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông đối với tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đó là vì phương Đông cổ đại là nơi chôn rau cắt rốn của những nền văn minh tối cổ của nhân loại, là nơi đặt nền móng cho một nền văn hóa vật chất và tinh thần mà những thành tựu rực rỡ của nó là những cống hiến vô cùng quý báu và phong phú cho kho tàng văn hóa của thế giới cổ kim.

3. Văn hóa cổ đại phương Đông

a. Lịch pháp và thiên văn học:

Để thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của việc sản xuất, Lịch ra đời từ rất sớm, một năm có 365 ngày, họ chia thành tháng, tuần, ngày, và mỗi ngày có 24 giờ.

Họ biết được sự chuyển động của Mặt trăng, Mặt trời từ đó hình thành nên Thiên văn học.

b. Chữ viết:

Chữ viết trên thẻ tre của người Trung Quốc

- Để lưu lại và trao đổi thông tin, chữ viết ra đời, đây được cho là một phát minh lớn nhất của loài người : Chữ tượng hình xuất hiện trước dần chữ tương ý ra đời để phù hợp với mục đích của con người.

Người Trung Quốc viết lên dải tre, vải lụa, mai rùa.

Người Ấn viết trên vỏ cây papyrus.

Người Su-me viết bằng những đầu cây được vót nhọn rồi viết lên những miếng đất sét còn ướt đem nung lên.

c. Toán học:

- Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.

Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.

+ Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi=3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu,...

+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

+ Người Trung Quốc cho ra đời cuốn sách Cửu chương toán thuật được dùng làm sách giáo khoa và trở thành một tác phẩm kinh điển đối với các nhà toán học cổ Trung Quốc. Cửu chương toán thuật là một cuốn tự điển toán học độc đáo phục vụ cho những người đạc điền, nhà thiên văn, hay những người thu thuế... của Trung Quốc. Tác phẩm này gồm có 246 bài toán trình bày giả thiết rồi đến lời giải. Viết khoảng năm 152 TCN.

Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.