Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

Những ngày kỉ niệm hay các buổi tiệc họp mặt, gia đình và bạn bè hội tụ cùng nâng ly chúc mừng. Bạn có để ý rằng một số người sau khi uống rượu, bia thì luôn bị đỏ mặt, trong khi những người khác thì không. Vậy tại sao điều này lại xảy ra và nó có nghĩa là gì? Liệu có phải hội chứng đỏ mặt khi uống rượu bia tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe sau này? Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng này nhé.

Show

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

1, Nguyên nhân gây ra hội chứng đỏ bừng mặt sau khi uống bia rượu

Khi chúng ta uống rượu, gan sẽ thực hiện nhiệm vụ phân hủy và chuyển hóa chất cồn. Trong khi làm điều đó, nó tạo ra một chất độc gọi là acetaldehyde, chất này tiếp tục bị phân hủy thành axit axetic không độc. Axit axetic cuối cùng bị phân hủy thành carbon dioxide và nước.

Ngoài yếu tố cơ địa, những người đỏ mặt khi uống rượu bia còn được cho là có liên quan đến di truyền. Cụ thể tình trạng này xảy ra do sự thiếu hụt một loại enzyme dẫn đến việc da dễ bị ửng đỏ khi sử dụng các loại thức uống chứa cồn. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do mang biến thể di truyền enzyme aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2).

Hay nói cách khác, đỏ da có thể xem như là 1 phản ứng xấu của cơ thể đối với cồn. Nếu người bị đỏ da vẫn tiếp tục hấp thu cồn thì cơ thể có thể sẽ phát bệnh.

Khi cơ thể thiếu hụt enzyme giúp phân giải acetaldehyde - một chất có trong rượu (ALDH2), chất này sẽ tích tụ nhiều hơn trong cơ thể. Quá nhiều acetaldehyde có thể khiến bạn không dung nạp được rượu.

Đỏ bừng mặt là một triệu chứng, song những người bị tình trạng này cũng có thể gặp phải các tình trạng khác như:

Tim đập nhanh

  • Huyết áp thấp
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

2, Hội chứng đỏ mặt do bia rượu có nguy hiểm không?

Đỏ mặt sau khi uống bia rượu có nguy hiểm không? Mặc dù bản thân việc đỏ mặt không có hại nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những rủi ro sức khỏe khác.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 tại Hàn Quốc đã cho thấy sự khác biệt về huyết áp giữa những người bị đỏ mặt khi uống rượu và những người có biểu hiện bình thường. Cụ thể, những người “đỏ mặt” uống nhiều hơn 4 loại đồ uống có cồn mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn so với những người không uống chút nào.

Tăng huyết áp chính là “kẻ giết người thầm lặng”, nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Không những thế, những người đàn ông mắc hội chứng này còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn ở những người bình thường, đặc biệt là ung thư thực quản.

3, Có giải pháp nào giúp khắc phục tình trạng này không?

Không may hội chứng này phổ biến nhất ở người Đông Á, trong đó có người Việt chúng ta. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia, cách duy nhất là tránh hoặc hạn chế uống rượu. Đây chắc hẳn là một ý tưởng hay ngay cả khi bạn không gặp phải vấn đề với việc đỏ bừng mặt này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 5% số ca tử vong trên toàn thế giới do rượu gây ra. Hơn thế nữa, rượu được xem là "yếu tố nhân quả" trong hơn 200 bệnh lý và chấn thương.

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Bệnh gan
  • Một số bệnh ung thư
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tim hoặc đột quỵ
  • Vấn đề về trí nhớ
  • Vấn đề tiêu hóa
  • Nghiện rượu

Nếu bạn uống rượu, hãy cố gắng uống trong mức vừa phải. Cụ thể, nam giới chỉ nên uống tối đa hai ly mỗi ngày và nữ giới tối đa một ly mỗi ngày.

Hiện nay, gói giải mã gen tại Genetica thực hiện phân tích 300 gen để hiểu rõ mọi thứ về cơ thể của bạn, bao gồm hội chứng đỏ mặt do rượu bia. Từ kết quả giải mã gen, bạn có thể thay đổi thói quen, điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ tập thể dục và chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất cho bản thân.

4, Nên làm gì sau khi uống rượu bia?

Một số mẹo dưới đây sẽ giúp ích cho bạn sau khi uống rượu bia:

  • Uống nhiều nước lọc để tránh mất nước
  • Uống trà gừng giúp giảm nhẹ tình trạng buồn nôn sau khi uống rượu
  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C
  • như trái cây họ cam quýt, chanh…

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

Nói tóm lại, đỏ mặt khi uống rượu là tình trạng xảy ra do sự thiếu hụt ALDH, điều này có thể làm cho việc uống rượu có hại cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn bị đỏ bừng mặt khi uống rượu, tốt nhất hãy cố gắng hạn chế hoặc tránh uống rượu bia.

Trong các buổi gặp mặt, liên hoan, sinh nhật… thì rượu, bia là thức uống không thể thiếu. Uống rượu, bia bị đỏ mặt là nỗi ám ảnh của nhiều người. Dưới đây là tổng hợp 13 cách để uống rượu bia không đỏ mặt đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

I - Trước khi uống

1. Ăn nhẹ lót dạ để uống rượu không bị đỏ mặt

Trước khi bắt đầu bữa tiệc, đặc biệt là những bữa tiệc có sử dụng bia rượu, bạn hãy chắc chắn rằng bụng mình không bị rỗng trước khi uống. Hãy ăn nhẹ lót dạ trước khi uống rượu bia để cơ thể có một “lớp lót” trước khi tiêu thụ và hấp thu rượu bia. Nên sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây để có hiệu quả tốt nhất.

1.1. Các thực phẩm giàu chất béo

Nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo như bơ, phô mai, dừa, socola đen… Những loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày trong việc giảm tác động xấu từ rượu bia. Thực phẩm giàu chất béo sẽ tạo một lớp bảo vệ tại niêm mạc dạ dày, thành ruột. Lớp bảo vệ này sẽ khiến rượu bia hấp thụ vào máu và cơ thể chậm hơn, giúp quá trình chuyển hóa rượu bia được nhẹ nhàng hơn.

XEM THÊM: Nguyên nhân khiến mặt đỏ khi uống rượu bia

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

1.2. Uống sữa

Uống sữa cũng là một lựa chọn tốt đối với cơ thể trước khi sử dụng bia rượu. Việc lót dạ bằng một ly sữa trước khi uống bia, rượu sẽ hạn chế được sự hấp thụ của bia rượu vào trong máu, quá trình hấp thụ của rượu bia trong cơ thể sẽ chậm lại, bảo vệ dạ dày một cách hiệu quả.

1.3. Ăn cơm

Trước khi uống bia rượu, ăn một bát cơm sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng tụt đường huyết do say sỉn. Ngoài ra, cơm còn có tác dụng giảm sự tiếp xúc của các chất độc có trong bia rượu đi vào cơ thể.

1.4. Sử dụng sữa chua

Sữa chua có một lượng lớn những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Những vi khuẩn có lợi này sẽ góp phần giảm tác động xấu từ bia rượu khi được hấp thụ vào cơ thể. Không những thế, chúng còn giúp bảo vệ dạ dày hiệu quả.

ĐỌC THÊM: Nước chanh giải rượu bia có hiệu quả không?

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

2. Sử dụng các loại thuốc chống say rượu giúp uống rượu bia không đỏ mặt

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giải rượu, thực phẩm chức năng giúp bổ sung các vintamin tổng hợp để giúp giảm các triệu chứng say xỉn khi uống rượu bia. Những loại sản phẩm này có chứa các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa để giúp tăng cường thể lực, bổ sung dinh dưỡng và giảm làm chậm quá trình rượu bia hấp thụ vào máu.

Một lựa chọn an toàn và hiệu quả khác, không chỉ giúp giảm các triệu chứng khi say xỉn mà còn bảo vệ gan và sức khỏe của người uống đó chính là sản phẩm giải độc rượu được bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàn và được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bệnh về gan do sử dụng quá nhiều bia rượu trong khoảng thời gian dài.

II. Trong quá trình uống

Trong quá trình uống, cũng có những mẹo uống rượu bia không đỏ mặt mà nhiều người không chú ý tới.

1. Chọn loại rượu, bia có nồng độ cồn thấp để đỡ đỏ mặt khi uống rượu

Việc lựa chọn loại rượu bia mà bạn uống trong bữa tiếc là một vấn đề quan trọng khiến bạn bị đỏ mặt và say xỉn. Nên xem xét kỹ nồng độ cồn của loại bia rượu mà bạn sẽ uống sắp tới. Nếu bạn không phải là một người có tửu lượng khá, hãy sử dụng những loại bia rượu có nồng độ thấp hoặc những loại rượu được lên men từ trái cây để hạn chế được tình trạng đỏ mặt.

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

2. Uống chậm - Bí quyết giúp uống rượu bia không đỏ mặt hàng đầu

Rượu bia khi đi vào cơ thể cần có thời gian được chuyển hóa nhất định. Vì vậy, khi uống rượu bia chậm rãi, từ từ, gan sẽ có thời gian chuyển hóa rượu bia mà không bị quá tải. Nhờ đó, người uống sẽ giảm được tình trạng say xỉn, đỏ mặt.

3. Ăn & uống nước lọc thường xuyên, xen kẽ để uống rượu không bị đỏ mặt

Trong quá tình uống rượu bia, viêc uống nước lọc hay bất kỳ loại nước ép trái cây nào đều giúp làm loãng bia rượu đi vào cơ thể. Việc này sẽ giúp giảm nồng độ cồn trong máu, đồng thời giảm sự độc hại của của rượu bia tác động đến cơ thể, khiến cho quá trình chuyển hóa cồn trong máu được đỡ áp lực hơn.

ĐỌC THÊM: Ăn gì giúp giải rượu bia nhanh?

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

4. Không uống rượu bia cùng các loại nước có gas để khắc phục mặt đỏ khi uống rượu

Không phải uống rượu bia với những đồ uống khác có thể làm giảm được triệu chứng say rượu và tình trạng đỏ mặt. Bạn nên uống rượu bia cùng với nước lọc hoặc nước trái cây. Không nên uống rượu bia cùng với những đồ uống có gas. Việc làm này vô hình chung làm đẩy nhanh quá trình rượu bia tác động đến cơ thể. Những bọt khí trong nước có gas sẽ tác động khiến cho cồn đi vào máu nhanh hơn, dẫn đến việc người uống mặt đỏ bừng và nhanh say hơn.

5. Hạn chế hút thuốc lá khi uống rượu bia để đỡ đỏ mặt khi uống rượu

Thuốc lá không chỉ có hại cho phổi, mà đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến rượu bia nhanh chóng hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, hạn chế hút thuốc lá trong khi uống rượu bia vừa để giúp giảm được tình trạng say xỉn mà còn vừa giúp cơ thể tránh được các bệnh tật liên quan đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi.

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

III. Sau khi uống nên làm gì để mặt ít đỏ nhất

Không những trước và trong lúc uống rượu bia người uống cần lưu ý, mà việc chăm sóc bản thân sau khi uống cũng rất quan trọng để có thẻ giảm thiểu được tình trạng mặt đỏ bừng bừng và các dấu hiệu say xỉn khác. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:

1. Uống nhiều nước lọc hoặc ép trái cây

Bổ sung nước cho cơ thể sau khi uống rượu bia là điều cần thiết. Không những trong lúc uống mà sau khi uống rượu bia xong, bạn vẫn nên duy trì việc uống nhiều nước để bù lại lượng nước cơ thể đã mất do bia rượu và làm loãng rượu bia được chuyển hóa trong cơ thể.

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

2. Nghỉ ngơi

Chắc chắn rằng sau khi uống rượu bia ai cũng sẽ mệt mỏi, buồn ngủ. Nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh, thoáng mát là điều bạn nên làm để giảm các triệu chứng khi say, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.

3. Ăn cháo loãng hoặc các đồ ăn dễ tiêu

Tình trạng say xỉn, mặt đỏ bừng bừng càng nặng nề hơn nếu cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể lúc này là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, do dạ dày đã bị tổn thương do bia rượu, người uống nên lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa để cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Làm thế nào uống rượu không đỏ mặt năm 2024

4. Sử dụng sản phẩm giải độc rượu Ngự Y Mật Phương

Giải rượu rất quan trọng, nhưng việc giải độc rượu bia trong cơ thể còn quan trọng hơn rất nhiều. Nhiều người chỉ nghĩ rằng việc uống những loại thuốc giải rượu, kẹo giải rượu để giảm say xỉn là đủ. Tuy nhiên, việc uống rượu bia nhiều và thường xuyên cộng với lạm dụng những loại thuốc giải rượu tức thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt sẽ gây tổn thương trực tiếp đến gan. Giải độc rượu là phương pháp tốt nhất để bảo vệ gan và cơ thể, hạn chế được những tổn thương mà bia rượu gây ra.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào được ghi trên bao bì là “giải độc rượu” đều có tác dụng như mô tả. Chỉ có sản phẩm giải độc rượu được bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương, chuẩn Đông Y thế hệ 2 mới đem lại hiệu quả thực sự cho người sử dụng bia rượu. Không cam kết tuyệt đối 100% người sử dụng sản phẩm sẽ hiệu quả như những quảng cáo tràn lan, nhưng hơn 90% khách hàng đã sử dụng sản phẩm giải độc rượu bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương đều phản hồi rất tốt, đánh giá rất cao về hiệu quả của sản phẩm mang lại.

Những thông tin bên trên là các cách để uống rượu bia không bị đỏ mặt đơn giản và hiệu quả. Hy vọng rằng sẽ giúp ích được cho nhiều người vẫn còn đang sợ hãi vì các hậu quả do rượu bia để lại, đặc biệt là đỏ mặt. Tuy nhiên, những cách trên chỉ phù hợp cho những ai sử dụng rượu bia vừa phải, không bị say xỉn đến mức không còn nhận biết điều gì. Người uống cần phải thông minh, biết đâu là điểm dừng để cuộc vui được trọn vẹn nhất.

DS. Bon

Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại

Link gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/13-cach-uong-ruou-bia-khong-do-mat-don-gian-hieu-qua-n22428.html

Làm sao để không đỏ mặt khi uống rượu?

Những mẹo uống rượu bia không đỏ mặt.

Uống nước atiso hoặc trà atiso đỏ.

Sử dụng thuốc có thành phần famotidine..

Dừng đúng lúc..

Ăn no trước khi uống..

Uống ít và từ từ.

Không pha nhiều loại rượu với nhau..

Uống nhiều nước sau khi uống rượu..

Uống bia bị nổi mẩn đỏ ngứa bao lâu thì khỏi?

Uống rượu bia có thể gây tác động tiêu cực lên các cơ quan của cơ thể như dạ dày, tim mạch, hô hấp, thần kinh. Ở một số đối tượng, rượu bia còn làm xuất hiện các đốm đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu. Tuy nhiên những triệu chứng này thường sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

Sau khi uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Uống 10 chén rượu mạnh (khoảng 40 độ) tương đương với 10 đơn vị cồn, gan sẽ mất khoảng 10 tiếng đào thải. Ngoài ra, sau khi đã thải trừ rồi, gan cần ba tiếng nữa để nồng độ cồn trong máu về 0. Do đó, bạn phải mất khoảng 13 tiếng thổi nồng độ cồn mới không lên.

Tại sao khi uống rượu bia tim đập nhanh?

Đầu tiên, khi uống rượu, cơ thể sẽ chuyển hóa đường thành năng lượng. Quá trình này làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến nhịp tim cao hơn. Lý do thứ hai là bia có chứa cồn - một chất kích thích có khả năng làm tăng nhịp tim, huyết áp.