Làm sao để biết mình thích ngành gì

Một em học sinh cấp ba “Không biết mình thích nghề gì?” nên không biết phải chọn ngành nào, trường gì để học cho phù hợp. Một em sinh viên năm hai “Không biết mình thích nghề gì?” nên tâm trạng lúc nào cũng lo lắng về tương lai ra trường sẽ làm gì, ngành mình học hiện tại có đúng không, liệu mình không có đam mê ‘như báo chí bảo phải có’ thì có thành công không. Một em sinh viên vừa tốt nghiệp “Không biết mình thích nghề gì?”, nên cứ đi làm ở chỗ mới được một thời gian thì lại chán và nghỉ, vì không biết mình thích cái gì, cái gì là hợp với mình – cái gì là cái mà mình nên theo đuổi. Một anh nhân viên đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tại một công ty quốc doanh, vẫn “Không biết mình thích nghề gì?”, thấy công việc hiện tại chán lắm, muốn nghỉ lắm nhưng không thấy mình có lựa chọn nào khác tốt hơn.

Vậy “Không biết mình thích nghề gì?”, mình có thể tìm câu trả lời ở đâu?

Bắt đầu từ ‘Cây Nghề Nghiệp’

Hãy bắt đầu từ cái Cây Nghề Nghiệp này trước. Cây có 2 phần là phần Quả (chữ đỏ) và phần Rễ (chữ đen).

Làm sao để biết mình thích ngành gì

Quả là cái khiến chúng ta thích, vì nhiều ‘tính năng’ khác nhau. Có phải là thích thành Steve Jobs, Bill Gates vì Lương Cao, Tiền Nhiều? Ta thích thành một diễn giả, một người trong showbiz vì Được Nhiều Người Biết Đến? Hay ba mẹ ta hay khuyến khích ta làm việc ở nhà nước vì Ổn Định? Có phải ta 10 năm trước ta học Chứng khoán, 5 năm trước ta học Ngân hàng, 2 năm gần đây ta học Marketing – mục đích là để có Cơ Việc Làm Tốt? Có phải ta luôn thích ứng tuyển các chương trình Management Trainee ở Unilever, Big 4, VNG vì ta thấy Môi Trường Làm Việc ở đó thật tốt?

Vậy thì ta hiểu, quả – tức là việc có lương cao, cơ hội việc làm tốt, có môi trường ngon lành, sếp tốt bạn ngoan, được nhiều người biết – là những yếu tố khiến cho ta THÍCH MỘT CÁI NGHỀ.

Tuy nhiên, quả không tự nhiên có mặt trên đời, cũng như việc THÍCH không thể tự nhiên mà có, nếu ta chưa có RỄ CÂY. 

Rễ cây ở đây chính là Sở thích, Khả năng, Giá trị nghề nghiệp và Cá tính. Một cái cây cho nhiều quả khi ta chăm bón cho rễ thật nhiều nước và các chân dinh dưỡng. Tương tự, để ta có được lương cao, công việc ổn định, nhiều cơ hội việc làm – ta phải bắt đầu từ việc chăm bón ‘rễ’ – tức là tìm hiểu về sở thích, kĩ năng, giá trị nghề nghiệp và cá tính của bản thân trước.

Vậy thay vì đặt câu hỏi “Mình thích nghề gì?“, ta hãy bắt đầu từ các câu hỏi này trước:

1. Sở thích của mình là gì?

Có 2 cách để xác định sở thích của bản thân đó là:

  • Liệt kê hết tất cả các hoạt động, chương trình mà bản thân đã tham gia từ hồi lớp 9 đến hiện tại. Trong các hoạt động đó cái nào mình thích, cái nào mình không thích? Lý do nào mình thích cái đó, vì công việc, vì con người, vì môi trường hay cụ thể thế nào?

  • Làm thử một số bài test tính cách và xem kết quả xem mình có sở thích gì.

Không có sở thích nào đúng hay tốt hoàn toàn, cũng không có sở thích nào là sai cả. Mình có những người bạn có sở thích rất kỳ lạ như chụp ảnh máy bay, phân tích các loại giun đất chẳng hạn – hoàn toàn chẳng vấn đề gì. Thật ra sở thích càng lạ, càng nhiều cơ hội việc làm cho ta.

Còn đam mê thì sao? Trong bài viết này, mình mong các bạn hiểu đơn giản ‘Đam mê’ là cấp độ cao hơn của Sở thích. Sở thích thì tùy hứng, ví dụ ta thích Bóng đá thì hôm nay rảnh ta xem, mai rảnh ta không xem. Nếu ta đam mê bóng đá, ta sẽ dành cả ngày cả đêm để tìm hiểu về nó.

Vậy nên để kiểm tra xem sở thích đó có thật sự mạnh và là đam mê của mình không, bạn hiền hãy thử đặt ra thử thách mỗi ngày 60 phút trong một tiếng liên tục chỉ ngồi tìm kiếm thông tin về Sở thích đó xem, nếu đam mê thật sự thì không chán đâu.

2. Mình có thể làm được gì?

Để đi làm được, cái nhà tuyển dụng cần nhìn vào là kĩ năng mà bạn có thể làm được. Có hai cách để tìm ra khả năng của mình rất nhanh như thế này:

  • Lên Vietnamwork, gõ vào ô tìm kiếm một từ khóa mà bạn thích, ví dụ ‘marketing’. Hoặc cứ lướt và ấn vào xem những đầu công việc mà bạn thấy có hứng thú. Xem xem trong nội dung công việc đó, nhà tuyển dụng yêu cầu bạn làm, cái nào bạn nghĩ bạn có thể làm được – chưa cần xuất sắc – nhưng vẫn có thể làm được. Cố gắng lướt khoảng 100 công việc khác nhau và liệt kê hết những thứ có thể làm được ra giấy.

  • Cũng giống như sở thích, ta có các bài kiểm tra tính cách để biết được kĩ năng của mình ở đâu.

3. Giá trị nghề nghiệp của mình là gì?

Có những người đi làm chỉ với một mong muốn duy nhất là thoát nghèo. Họ có thể làm bất kỳ công việc gì, miễn có tiền. Có tiền là có đam mê.

Có những người lại có giá trị sống là gia đình, làm công việc không cần quá giàu, nhưng nếu có nhiều thời gian dành cho gia đình thì họ sẽ rất vui.

Có những người thì mong muốn làm những công việc đóng góp cho xã hội. Làm cho một tổ chức phi chính phủ, làm Marketing ra những chiến dịch hay ho – họ rất vui. Làm sale kiếm tiền – không vui lắm.

Vậy một tiêu chí nữa khi bạn nghĩ về ‘Mình thích nghề gì?’ đó là hãy tìm xem ‘Giá trị sống ở thời điểm hiện tại của mình là gì?’.

Làm sao để biết mình thích ngành gì

Trên đây là một vài tips nhỏ, hi vọng giúp bạn bớt băn khoăn hơn với chuyện mình thích nghề gì. 

Theo anhtuanle.com

16,839 người xem

00:00 12-05-2021BKAP Media

Nếu còn đang chưa biết mình phù hợp với công việc nào? Chưa biết tương lai mình sẽ theo ngành gì thì hãy cùng Bachkhoa-Aptech khám phá bản thân để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Với thị trường công nghệ số và môi trường việc làm năng động như hiện nay, việc thay đổi ngành của những bạn sinh viên sau khi ra trường đang diễn ra 1 cách  thường xuyên. Lý do chính khảo sát được đó là chưa có sự lựa chọn đúng ngành nghề khi bước chân ra khỏi cổng trường THPT, chưa có cơ sở nào để giúp các bạn định hướng đường đi sự nghiệp của mình.

Để tránh sự thay đổi công việc liên lục và giúp cho các bạn có hướng đi đúng đắn ngay từ đầu, Hệ thống đào tạo CNTT quốc tế Bachkhoa-Aptech đã sưu tầm và tổng hợp thành: “Khám phá nghề nghiệp phù hợp cùng trắc nghiệm MBTI” gửi tới cho các bạn học sinh cùng trắc nghiệm và có quyết định phù hợp với năng lực của bản thân.

Đầu tiên, bạn hãy lần lượt trả lời trung thực các câu hỏi trắc nghiệm bên dưới, bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn.

Ví dụ: Câu hỏi số 1, trong cặp câu trả lời là a-b, chỉ được chọn a hoặc b. Câu mô tả đúng nhất về bạn. Làm tương tự cho các cặp khác là c-d, e-f, g-h, thì sẽ có 4 câu trả lời cho câu 1. Tổng cộng có 20 câu trả lời cho 5 câu hỏi bên dưới.

*Lưu ý trả lời như chính con người thật của bạn, đừng chọn câu trả lời mà bạn muốn mình trở thành! Hãy cùng bắt đầu ngay:

1. Nếu dùng một câu để miêu tả về mình, bạn sẽ nói?

a. Nói nhiều hơn là nghe người khác nói

b. Lắng nghe người khác nhiều hơn là nói

c. Thường chú ý đến những vấn đề tiểu tiết

d. Để ý những vấn đề khái quát và dự đoán những việc có thể xảy ra

e. Đánh giá và đưa ra mọi quyết định một cách khách quan

f. Quyết định vấn đề theo cảm nhận chủ quan và giá trị riêng của nó

g. Thực hiện đúng kế hoạch đặt ra, không muốn thay đổi, nhiều khi hơi cứng nhắc

h. Linh hoạt khi thực hiện các kế hoạch và giải quyết mọi vấn đề phát sinh

2. Trong những buổi họp mặt hay tranh luận cùng bạn bè, bạn thường?

a. Muốn mình là tâm điểm của mọi sự chú ý

b. Bạn chỉ thấy thoải mái khi được ở một mình mà thôi

c. Thích nghe những vấn đề cũng như giải pháp gắn với thực tế, không viển vông

d. Thích những ý tưởng sáng tạo

e. Tranh luận cho vui

f. Cố gắng tránh phải tranh luận và đối đầu với mọi người chỉ vì bất đồng quan điểm

g. Luôn chú ý đến thời gian, đúng giờ đã hẹn

h. Thường trễ hẹn, không mấy quan tâm đến giờ giấc

3. Quan điểm sống của bạn là gì?

a. Hành động trước khi suy nghĩ

b. Suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động

c. Chỉ tin vào kinh nghiệm đã có trong thực tế

d. Tin vào bản thân, bản năng mà thôi

e. Luôn đề cao tính trung thực và công bằng

f. Đề cao sự hòa thuận

g. Làm trước, chơi sau

h. Ưu tiên chơi trước đã

4. Trong công việc, bạn?

a. Luôn thích đóng vai trò chủ đạo, để mọi người nhìn thấy tầm quan trọng của mình

b. Không thích phô trương, thường ẩn mình và làm việc chăm chỉ

c. Chú ý mọi chi tiết và nhớ tất cả sự việc đã xảy ra

d. Chỉ quan tâm đến những vấn đề mới lạ

e. Lấy thành tích làm động lực để phấn đấu và nỗ lực hơn

f. Vui khi được sếp khen

g. Không quá khó khăn khi đưa ra quyết định

h. Thật khó để đưa ra quyết định cuối cùng

5. Nhìn chung về tính cách, bạn là có khuynh hướng?

a. Thoải mái và nhiệt tình

b. Độc lập và kín đáo

c. Có óc thực tế, nhìn thấy sự thực diễn ra và sẵn sàng chấp nhận

d. Có đầu óc sáng tạo, thấy trước những việc có thể làm

e. Thường bị thuyết phục bởi những lập luận có lý của người khác

f. Có lúc bị cảm xúc cá nhân đánh lừa

g. Thích mọi thứ rõ ràng, và chỉ yên tâm khi có kế hoạch cụ thể

h. Thích sự tự do

CÁCH TÍNH KẾT QUẢ

Đầu tiên là thống kê câu trả lời của bạn.

Tiếp theo, chọn ra 4 đáp án (tương ứng với 4 trong 7 ký tự gồm: E, I, S, N, T, F, J, P) bạn đã trả lời nhiều lần nhất. Ý nghĩa của từng đáp án:

  • Câu a: Kiểu người hướng ngoại (Extrovert - E). Bạn rất năng động và là người của xã hội, bạn quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh mình.

  • Câu b: Kiểu người hướng nội (Introvert - I). Kín đáo và cẩn thận, bạn giao tiếp không nhiều lắm nhưng nội dung giao tiếp thật sâu sắc.

  • Câu c: Là người nhạy bén, sắc sảo (Sensor - S). Bạn thường chú ý đến tất cả mọi sự việc và tiểu tiết xung quanh.

  • Câu d: Là người có trực giác mạnh (Intuitive - N). Bạn quan tâm đến mối quan hệ giữa các sự việc, là người giàu tưởng tượng và sáng tạo.

  • Câu e: Người thiên về lý trí (Thinker - T). Bạn quyết định mọi việc rất khách quan và không dựa theo quan điểm cá nhân.

  • Câu f: Người thiên về cảm tính (Feeler - F). Bạn thường dựa trên các tiêu chuẩn cá nhân và cảm giác của mình để quyết định mọi việc.

  • Câu g: Tuýp người quy củ và quyết đoán (Judger - J). Bạn thích một môi trường làm việc có tổ chức và ngăn nắp.

  • Câu h: Tuýp người thích quan sát (Perceiver - P). Bạn rất linh hoạt, hay chú ý xung quanh, ham hiểu biết và có một chút tinh thần “nổi loạn”.

Sau đó, sắp xếp 4 ký tự thành nhóm tính cách quy định và đối chiếu với bảng kết quả bên dưới để xem bạn thuộc típ người nào.

Ví dụ:

 

Làm sao để biết mình thích ngành gì


3 lần Câu b: Bạn là người hướng nội – Introvert*Chọn ra 4 câu bạn đã trả lời nhiều lần nhất

  • 4 lần Câu c: Bạn là người nhạy bén, sắc sảo – Sensor

  • 3 lần Câu e: Bạn hành động thiên về lý trí – Thinker

  • 3 lần Câu g: Bạn rất quy củ và quyết đoán – Judger

Vậy bạn thuộc mẫu tính cách ISTJ.

Đây là kết quả chi tiết để bạn nhận diện bản thân và khám phá các gợi ý nghề nghiệp phù hợp với tính cách riêng mình!

  • ENFJ (Extrovert, Intuitive, Feeler, Judger): Bạn là người có tính cách khá độc đáo, thú vị, biết tạo hứng thú cho mọi người và cũng dễ cảm thông. Là người làm việc có trách nhiệm và luôn muốn gắn bó với một môi trường làm việc ngăn nắp, bạn rất có trách nhiệm và khi làm bất cứ việc gì thì đều hết tâm trí của mình vào đó. Bạn phù hợp với lĩnh vực truyền thông – quảng cáo, có thể trở thành: Chuyên viên quảng cáo, Biên tập tạp chí, Nhà sản xuất các chương trình TV, Nhân viên Marketing, Nhà văn/Nhà báo.

  • ENFP (Extrovert, Intuitive, Feeler, Perceiver): Thật tuyệt vời! Bạn rất thông minh và luôn muốn học hỏi nhiều hơn. Bạn là người hay nói nhưng ưu điểm của bạn là hoạt ngôn, ăn nói có duyên nên luôn khiến mọi người thoải mái với những câu chuyện trò thông minh, dí dỏm. Trong công việc, bạn nhiệt tình và đầu óc luôn hoạt động, thích sáng tạo chứ không chấp nhận sự trì trệ, chây lười. Vì thế, bạn thường dễ dàng vượt qua mọi khó khăn một cách nhanh chóng. Bạn thực sự là con người của công việc và mọi người luôn yêu quý bạn. Nghề nghiệp phù hợp với bạn: Nhân viên quảng cáo, Chuyên viên phát triển phần mềm, Nhà báo, Nhà thiết kế, Giám đốc sáng tạo.

  • ENTJ (Extrovert, Intuitive, Thinker, Judger): Bạn khá thân thiện với mọi người. Tuy nhiên, vì là người rất kiên quyết và thẳng tính nên đôi khi bạn có thể làm tổn thương người khác. Bạn rất quyết đoán và ngăn nắp. Bạn có thể trở thành: Giám đốc điều hành, Tư vấn viên, Chuyên viên nhà đất, Nhân viên Marketing, Nhà phân tích tài chính.

  • ENTP (Extrovert, Intuitive, Thinker, Perceiver): Bạn rất có duyên. Mọi người đều thích bạn vì bạn là người thân thiện và thoải mái. Bạn rất sáng tạo, nhưng cũng dễ thay đổi. Khả năng phân tích của bạn khá tốt. Bạn nên làm những công việc như: Đầu tư ngân hàng, Người viết quảng cáo, Hoạch định chiến lược, Phát thanh viên radio/TV.=

  • ESFJ (Extrovert, Sensor, Feeler, Judger): Bạn năng động và tràn đầy nhiệt huyết, tuy nhiên bạn khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Trong công việc, bạn là người ngăn nắp, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm và thích sự ổn định. Bạn có thể làm Chuyên gia kinh doanh Bất động sản, Bác sĩ thú y, Giáo viên, Y tá, Nhân viên kinh doanh.

  • ESFP (Extrovert, Sensor, Feeler, Perceiver): Bạn là người khá thoải mái, có óc khôi hài và luôn tạo ra sự thoải mái cho mọi người xung quanh. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bạn cảm thấy mình hơi bốc đồng một chút. Bạn ham học hỏi, rất năng động và yêu thích tham gia các hoạt động xã hội. Bạn thích hợp để trở thành Giáo viên mầm non, Bác sĩ chuyên khoa, Bác sĩ thú y, Nha sĩ, Nhân viên kinh doanh, Nhân viên du lịch.

  • ESTJ (Extrovert, Sensor, Thinker, Judger): Bạn có khuynh hướng bày tỏ thẳng thắn những điều bạn nghĩ, thích nói thật chứ không ưa vòng vo giấu diếm. Bạn rất thực tế, khó thay đổi ý kiến và cực kỳ quyết đoán trong mọi việc. Bạn nghiêm túc và thích các giá trị truyền thống. Bạn thích hợp với vị trí của Nhân viên kinh doanh, Nhân viên bất động sản, Dược sĩ, Sĩ quan.

  • ESTP (Extrovert, Sensor, Thinker, Perceiver): Bạn năng động, vui vẻ và quyến rũ nhưng đôi lúc hơi bốc đồng, muốn dấn thân vào thử thách để khẳng định bản thân. Đông thời, bạn cũng là người có ý chí, luôn muốn khám phá và ham học hỏi thêm nhiều điều mới lạ, không giấu dốt hay tỏ ra vênh váo. Tuy là người hiếu kỳ, nhưng bạn điềm đạm và suy nghĩ lôgic. Bạn thích hợp với vị trí của Nhân viên bảo hiểm, Nhân viên y tế, Hướng dẫn viên du lịch hay nghề Môi giới chứng khoán.

  • INFJ (Introvert, Intuitive, Feeler, Judger): Bạn khá sáng tạo và có khả năng làm việc độc lập. Bạn luôn luôn suy nghĩ kĩ trước khi làm bất cứ việc gì. Bạn luôn dành hết đam mê cho những gì mình làm. Nghề nghiệp phù hợp với bạn là: Giáo viên, Chuyên viên huấn luyện, Biên tập viên, Giám đốc sáng tạo, Nhà văn.

  • INFP (Introvert, Intuitive, Feeler, Perceiver): Bạn khá trầm lặng, kín đáo và tốt bụng. Thỉnh thoảng bạn khá nhạy cảm nên cũng dễ bị tổn thương. Bạn là người sáng tạo, độc đáo và giàu trí tưởng tượng. Những nghề nghiệp thích hợp với bạn: Chuyên gia nhân sự, Nhà nghiên cứu, Nhà tâm lý học, Thông dịch viên, Thủ thư, Thiết kế thời trang, Biên tập viên.

  • INTJ (Introvert, Intuitive, Thinker, Judger): Bạn thích sự độc lập và ngăn nắp. Bạn là người giàu trí tưởng tượng. Bạn có óc phân tích và lôgic. Bạn luôn khát khao nâng cao năng lực và kiến thức của mình. Bạn khá thận trọng và kín đáo. Bạn phù hợp với những nghề như: Nhà văn tự do, Hoạch định truyền thông, Kiến trúc sư, Quản trị mạng, Phát triển phần mềm.

  • INTP (Introvert, Intuitive, Thinker, Perceiver): Bạn khá trầm lặng. Bạn có khả năng làm việc độc lập cao. Người khác có thể kể với bạn những bí mật của họ vì bạn là người rất kín đáo. Bạn là người sáng tạo và khéo léo, nhưng bạn cũng hay thay đổi. Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Chuyên viên phân tích tài chính, Nhà kinh tế học, Nhạc sĩ, Thiết kế web, Xây dựng chiến lược.

  • ISFJ (Introvert, Sensor, Feeler, Judger): Bạn là người cẩn thận, hiền lành và sâu sắc. Bạn làm việc chăm chỉ, có óc tổ chức và kiên quyết khi giải quyết mọi việc. Điều khiến người khác luôn quý mến bạn là sự quan tâm chân thành và thói quen hay giúp đỡ người xung quanh. Bạn thích cuộc sống ổn định. Bạn hợp với vị trí: Thủ thư, Người trang trí nội thất, Chăm sóc khách hàng, Nhân viên kế toán, Giáo viên.

  • ISFP (Introvert, Sensor, Feeler, Perceiver): Bạn là người chu đáo và trung thực, rất tốt bụng và dễ cảm thông nhưng khá nhạy cảm và hay bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn cũng dễ  thích ứng với những sự thay đổi. Bạn phù hợp với công việc của Nhân viên thiết kế, Chăm sóc khách hàng, Đầu bếp, Nha sĩ.

  • ISTJ (Introvert, Sensor, Thinker, Judger): Bạn là người cẩn thận, trung thực và tỉ mỉ trong bất kỳ mọi việc. Tuy nhiên, bạn hơi trầm lặng và điều đó đôi khi khiến bạn bị thiệt thòi. Điều dễ nhận thấy nhất ở bạn là sự chăm chỉ và tận tâm với công việc, tinh thần trách nhiệm của bạn cao như một con ong chăm chỉ! Bạn thích sự ổn định, nhưng bạn cũng có thể thích nghi với sự thay đổi. Bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng: Môi giới bất động sản, Quản lý dữ liệu, Kế toán, Kiểm soát nội bộ, Thanh tra xây dựng, Quản lý văn phòng.

  • ISTP (Introvert, Sensor, Thinker, Perceiver): Bạn độc lập, thực tế, cứng rắn và là con người của lý trí. Bạn rất thích sự yên tĩnh. Đôi lúc bạn cũng bốc đồng. Bạn là người theo chủ nghĩa khách quan và không dễ xúc động. Những nghề thích hợp với bạn: Lập trình vi tính, Cảnh sát, Lính cứu hỏa, Dược sĩ.

Tuy rằng mọi kết luận cũng chỉ là tương đối, nhưng Bachkoa-Aptech hy vọng bài trắc nghiệm nhỏ này sẽ giúp bạn có thể khám phá đôi chút về khả năng thật sự của mình cũng như tham khảo những gợi ý về công việc phù hợp với tính cách để phát triển nghề nghiệp đúng hướng.

 Cũng trong mùa thi tốt nghiệp THPT, nắm bắt được nhu cầu học CNTT của các bạn trẻ, với mong muốn đem đến môi trường học hiện đại, chất lượng để hiện thực hóa ước mơ của các bạn, hệ thống Đào tạo CNTT quốc tế Bachkhoa-Aptech tổ chức xét tuyển các ngành Công nghệ thông tin năm 2018:

THÔNG TIN TUYỂN SINH

Đăng kí xét tuyển tại đây: https://bit.ly/3fMEPj9

Thông báo tuyển sinh: https://bit.ly/3fMEPj9

Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn, vui lòng liên hệ:

Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech

  • Địa chỉ: Tòa nhà HTC, 236B & 238 Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội

  • Hotline: 0968 27 6996 - 024 3755 4010

  • Email: