Ký sinh trùng đơn bào là gì

3. Kí sinh trùng

3.1. Khái niệm

Kí sinh trùng(KST) là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống, chiếm các chất của sinh vật đó để sống và phát triển.

Đối tượng nghiên cứu của KST y học là những KST sống bám trên người hoặc truyền bệnh cho người.

3.2. Phân loại kí sinh trùng

a/ Kí sinh trùng đơn bào:Cử động bằng chân giả, cử động bằng roi, cử động bằng lông, có bào tử.

Ký sinh trùng đơn bào là gì

Hình. Trùng roi

b/ Kí sinh trùng đa bào:Giun sán; Tiết túc – chân đốt.

* Vật chủ: Sinh vật bị kí sinh được gọi là vật chủ. Trong chu kì sống, KST phải sống nhờ vào 1 cơ thể của 1 hoặc 2 vật chủ: Vật chủ chính, vật chủ phụ. Những sinh vật làm trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác gọi là vật chủ trung gian.

Ký sinh trùng đơn bào là gì

Hình. Giun đũa

3.3. Sinh sản và phát triển của kí sinh trùng

- Sự sinh sản: KST có nhiều hình thức sinh sản, do hình thức sinh sản phong phú, nên KST thường sinh sản nhanh, nhiều và dễ dàng. Vì vậy việc thanh toán bệnh KST là rất khó khăn.

- Chu kì của KST: Chu kì sống còn gọi là vòng đời. Toàn bộ quá trình thay đổi và phát triển qua những giai đoạn khác nhau của đời sống KST kể từ khi là trứng cho tới khi sản sinh ra những trứng mới, tạo nên một thế hệ mới gọi là 1 chu kì.

Có 2 loại chu kì:

a/ Chu kì đơn giản: Không cần vật chủ trung gian hoặc ngoại cảnh, KST này dễ thực hiện chu kì toàn vẹn, dễ tồn tại, nhân lên, truyền bệnh và gây bệnh.

Ký sinh trùng đơn bào là gì

Hình. Con cái ghẻ

b/ Chu kì phức tạp: Cần phải có vật chủ, ngoại cảnh hoặc vật trung gian truyền bệnh. Các loại KST này khó tồn tại và phát triển vì cần có các điều kiện sống phù hợp, nên các KST loại này thường ít phổ biến.

- KST kí sinh từ vật chủ, nhất thiết phải ra ngoại cảnh, rồi mới trở lại vật chủ mới.

Ký sinh trùng đơn bào là gì

                 VÍ DỤ: CHU KÌ LÂY NHIỄM CỦA GIUN ĐŨA

- KST thải mầm bệnh ra ngoại cảnh, sau đó qua vật trung gian rồi mới có thể lây nhiễm.

Ký sinh trùng đơn bào là gì

       VÍ DỤ: CHU KÌ CỦA SÁN LÁ GAN

        - KST ở vật chủ, đào thải mầm bệnh vào vật truyền bệnh là vật chủ trung gian và sau đó vật truyền bệnh đưa mầm bệnh vào người.

Ký sinh trùng đơn bào là gì

                     VÍ DỤ: CHU KÌ CỦA KÍ SINH TRÙNG SỐT RÉT

3.4. Đặc điểm của bệnh kí sinh trùng

- Bệnh KST có tính phổ biến theo vùng.

- Bệnh KST có tính chất thời hạn rõ rệt.

- Bệnh KST thường diễn biến lâu dài hàng tháng, hàng năm.

- Bệnh KST có thường biểu hiện thầm lặng.

3.5. Ảnh hưởng của kí sinh trùng đối với cơ thể

- Chiếm thức ăn của vật chủ: Muốn sống và phát triển, KST phải nhờ vào vật chủ để lấy thức ăn, lượng thức ăn bị tiêu hao phụ thuộc vào: Loại KST, khả năng phục hồi của cơ thể, số lượng KST

- Gây độc: Trong quá trình tồn tại trên vật chủ, KST tiết ra nhiều chất có thể gây độc đối với cơ thể.

- Gây tắc cơ học do kí sinh trùng: Mỗi loại KST có một kích thước nhất định nên chúng có thể gây tắc cơ tại chỗ kí sinh.

- Gây chấn thương: KST phải bám vào một vị trí nhất định của cơ thể vật chủ, nơi chúng bám sẽ tạo nên những chấn thương. Mức độ chấn thương thay đổi theo từng loại KST, tùy theo những viêm nhiễm kết hợp với chấn thương.

- Gây kích thích do KST: KST có thể gây cho vật chủ những kích thích rất khác nhau.

- Nguồn vận chuyển mầm bệnh vào cơ thể: Trong quá trình xâm nhập vào cơ thể vật chủ, KST có thể mang theo một các mầm bệnh khác gây bệnh cho cơ thể.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Đặc điểm của bệnh kí sinh trùng. Liên hệ thực tế và cho ví dụ.

Câu 2. Ảnh hưởng của kí sinh trùng đối với cơ thể. Liên hệ thực tế và cho ví dụ.

Thế não là sinh vật sống kí sinh chó ví dụ?

Ví dụ điển hình của ký sinh bao gồm ký sinh lên vật chủ động vật có xương sống và tất cả các loài vật chủ khác như giun Cestoda, sán lá, loài trùng gây sốt rét, Plasmodium và bọ chét. Tác hại và lợi ích của cộng sinh với ký sinh được coi hoàn mỹ (sinh học) (fitness (biology)) của các loại liên quan.

Ký sinh trùng là con gì?

Ký sinh trùng là những sinh vật muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác như con người, động vật và thực vật. Những sinh vật bị ký sinh gọi vật chủ. Ký sinh trùng sẽ chiếm sinh chất của vật chủ để tồn tại và phát triển.

Sinh sản Liệt sinh là gì?

Đây hình thức sinh sản đặc biệt thường thấy ở các loài sán lá và một số loài sán dây. Từ kết quả của hình thức sinh sản hữu tính, một trứng nở ra một ấu trùng, ấu trùng này phát triển thành nang ấu trùng.

Còn lại là gì?

Giun sán hay còn gọi là lãi hay còn gọi bệnh giun sán, nhiễm giun sán cũng thường được gọi là giun ký sinh, sán ký sinh (sán lãi) thuật ngữ chỉ về những sinh vật đa bào lớn, mà khi trưởng thành thường có thể được nhìn thấy bằng mắt thường sống ký sinh trong cơ thể con người và động vật (gia súc, gia cầm, vật nuôi ...