Kỹ năng chuyên ngành là gì

  • Chuyên ngành là gì?
  • Chuyên ngành tiếng Anh là gì?
  • Vai trò của chuyên ngành
  • Khi nào thì cần chọn chuyên ngành?
  • Có thể thay đổi chuyên ngành sau khi đã lựa chọn hay không?
  • Các chuyên ngành đào tạo tại Việt Nam hiện nay

Trong cuộc sống có thể thấy chúng ta thường xuyên ta bắt gặp cụm từ chuyên ngành, nhất là đối với các bạn sinh viên thường được hỏi học chuyên ngành gì? Vậy chuyên ngành là gì? là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu.

Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi xin giải đáp câu hỏi trên đến độc giả quan tâm.

Chuyên ngành là gì?

Thường chúng ta khi nhắc đến chuyên ngành thì hiểu đây là lĩnh vực học tập chuyên môn, chuyên ngành chỉ một mảng, một phần của một lĩnh vực nào đó, bao gồm các vấn đề, các sự việc, các công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì chuyên ngành là các môn học thuộc một ngành học tại các cơ sở giáo dục. Để giải đáp cụ thể câu hỏi chuyên ngành là gì thì căn cứ theo quy định tại điều 3 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định

“4. Chuyên ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo”.

Như vậy có thể thấy một ngành học sẽ bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Ngành là tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Chuyên ngành được hiểu là một phần kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu có tính độc lập trong một ngành, do cơ sở giáo dục đại học quyết định.

Hiện nay, thuật ngữ chuyên ngành thường được sử dụng trong lĩnh vực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng.

Chuyên ngành tiếng Anh là gì?

Chuyên ngành tiếng Anh là Specialization và định nghĩa Specialization is the term used to refer to an array, a part of a field, including issues, events, jobs that are closely related to each other.

Vai trò của chuyên ngành

Bên cạnh việc nghiên cứu tìm hiểu chuyên ngành là gì thì vai trò của chuyên ngành đào tạo cũng hết sức quan trọng. Việc đào tạo theo các chuyên ngành có ý nghĩa đối với các trường đại học, người học và cả xã hội, góp phần quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội. Cụ thể:

– Đối với trường đại học:

+ Các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang đi theo xu hướng đào tạo chuyên ngành. Chuyên ngành đào tạo là cơ sở để trường có căn cứ, đánh giá phân loại sinh viên trên kết quả thi của từng chuyên ngành mà sinh viên đạt được.

+  Trường càng có nhiều chuyên ngành tạo điều kiện đào tạo đa dạng phong phú cho sinh viên và thu hút sinh viên theo học.

– Đối với người được đào tạo:

+ Lợi ích lớn nhất mà đào tạo chuyên ngành đem lại cho người học đó là giảm thiểu một lượng lớn kiến thức trong quá trình đào tạo tại các trường đại học, từ đó giúp họ định hướng rõ ràng về nghề nghiệp trong tương lai.

+ Việc đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu sẽ giúp người học nâng cao được các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, từ đó tự đánh giá và tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

– Đối với xã hội:

+ Tạo ra việc làm cho người lao động, đặc biệt là những ngành đòi hỏi kiến thức, chuyên môn sâu.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lao động của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của xu thế toàn cầu hóa, từ đó tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

+ Thúc đẩy sự sáng tạo của xã hội.

Kỹ năng chuyên ngành là gì

Khi nào thì cần chọn chuyên ngành?

Khi bước chân vào trường đại học thay vì học theo các môn như cấp III thì sinh viên sẽ học kiến thức chung năm nhất và học kiến thức chuyên ngành ở các năm tiếp theo. Do đó, mỗi sinh viên khi bước chân vào ngôi trường yêu thích của mình khi đã hiểu chuyên ngành là gì? thì cần lưạ chọn chuyên ngành cho phù hợp bản thân và niềm yêu thích cũng như nghiên cứu lưạ chọn các chuyên ngành học tập sao cho đạt kết quả tốt nhất cho bản thân.

Ngoài ra, một số trường khi xét tuyển cũng có đăng ký nguyện vọng chuyên ngành và ngành để sinh viên lưạ chọn theo học. Do đó, các bạn nên cân nhắc và suy nghĩ kỹ để lưạ chọn chuyên ngành phù hợp.

Có thể thay đổi chuyên ngành sau khi đã lựa chọn hay không?

Mỗi trường đại học có rất nhiều chuyên ngành khác nhau do đó dù hiểu chuyên ngành là gì rồi nhưng nhiều sinh viên vẫn rất bỡ ngỡ và không biết cách lưạ chọn chuyên ngành học tập cho phù hợp. Một trong những điểm thú vị của đại học là người học được biết đến nhiều môn học và có quyền lưạ chọn các chuyên ngành học tập phù hợp cho bản thân. Do đó, sinh viên có thể lựa chọn và thay đổi chuyên ngành nếu cảm thấy không phù hợp với bản thân mình. Mỗi chuyên ngành đều có những yêu cầu tiên quyết đối với chương trình học nên dù được phép thay đổi nhưng bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thay đổi để tránh mất thời gian và học phí.

Các chuyên ngành đào tạo tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay chưa có danh sách tất cả các chuyên ngành đào tạo ở Việt Nam mà mỗi trường lại đưa ra các chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành của trường. Bên cạnh đó các trường đại học cũng cần tuân thủ theo quy định pháp luật nếu muốn mở các chuyên ngành khác nhau. Theo đó, việc mở chuyên ngành đào tạo phải căn cứ theo các ngành được phép đào tạo và nhu cầu của xã hội theo quy định tại Điều 2 Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ban hành danh mục đào tạo cấp IV trình độ đại học. Một số ngành và chuyên ngành hiện được phép giảng dạy tại các trường đại học như:

– Luật với các chuyên ngành: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân nhân gia đình, luật so sánh, ….

– Luật Kinh tế với các chuyên ngành: Luật Thương mại, luật lao động, Luật Thuế, Luật bảo vệ người tiêu dùng, luật cạnh tranh,…

– Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: bao gồm các chuyên ngành như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục đặc biệt, sư phạm toán học, sư phạm hóa học,….

– Nghệ thuật: bao gồm các chuyên ngành như hội họa, đồ họa, điêu khắc, thanh nhạc,…

– Báo chí và truyền thông: bao gồm các chuyên ngành như báo chí, truyền thông đa phương tiện, truyền thông đại chúng, công nghệ truyền thông, thông tin-thư viện,….

– Kinh doanh và quản lý: bao gồm các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, marketing, bất động sản, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm,…

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề Chuyên ngành là gì? đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin sẽ giúp ích cho độc giả quan tâm tìm hiểu và có những quyết định đưa ra lưạ chọn chuyên ngành học phù hợp với bản thân và mang lại kết quả tốt nhất cho mình.