Kinh nguyệt ra nhiều hay ít thì tốt

Nhiều chị em phụ nữ đôi khi đến “ngày đèn đỏ” thì thấy máu kinh nguyệt ra nhiều bất thường, ảnh hưởng đến công việc lẫn sinh hoạt hàng ngày. Vậy chảy máu kinh nguyệt nhiều như thế có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu và xử lý như thế nào?

1. Tình trạng máu kinh ra nhiều có phổ biến không?

Kinh nguyệt ra nhiều là hiện tượng khá phổ biến. Có khoảng một phần ba số nữ giới phải tìm cách xử lý tình trạng này mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Máu kinh ra nhiều là dấu hiệu không bình thường, cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Điều này khiến cho việc sinh hoạt của chị em trở nên khó khăn, bất tiện. Nếu nhận thấy chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, hãy đi thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa để được chẩn đoán chính xác.

2. Lượng kinh nguyệt thế nào là nhiều?

Khi bạn có bất kỳ những biểu hiện nào dưới đây thì gọi là kinh nguyệt ra nhiều:

  • Chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
  • Máu kinh thấm ướt băng vệ sinh, phải đổi miếng mới trong chưa đầy một giờ, liên tục trong vài giờ liên tiếp.
  • Phải sử dụng cùng lúc nhiều miếng băng vệ sinh mới có thể kiểm soát lượng kinh nguyệt.
  • Cần phải thay băng trong đêm.
  • Máu kinh nguyệt chứa nhiều cục máu đông lớn, chiếm hơn một phần tư thể tích.

Kinh nguyệt ra nhiều hay ít thì tốt

Lượng máu kinh quá nhiều liên tục gây tràn băng

3. Máu kinh ra nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chảy nhiều máu kinh nguyệt có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần phải điều trị. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng gây ra khó thở và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

4. Nguyên nhân gây ra chảy máu kinh nguyệt ồ ạt?

Có nhiều nguyên do khiến cho hiện tượng chảy máu kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân có thể kể đến, bao gồm:

  • U xơ và polyp tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ngày rụng trứng không đều đặn
  • Rối loạn chảy máu
  • Aspirin và các nhóm thuốc làm loãng máu có thể dẫn đến chảy máu kinh nguyệt càng nặng hơn
  • Sử dụng dụng cụ tránh thai (vòng tránh thai)
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Các nguyên nhân khác: liên quan đến mang thai (chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung và sảy thai), viêm vùng chậu…

Kinh nguyệt ra nhiều hay ít thì tốt

Chảy máu kinh nguyệt ồ ạt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau

5. Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt ra nhiều?

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện, bao gồm cả thử thai và các xét nghiệm đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dựa trên các triệu chứng và độ tuổi của bạn, một số kỹ thuật khám nghiệm bổ sung có thể cần thiết:

  • Siêu âm vùng chậu
  • Nội soi tử cung
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Tách lấy một phần mô nội mạc tử cung và soi dưới kính hiển vi.
  • Siêu âm bơm nước lòng tử cung: Một thủ thuật siêu âm sử dụng chất lỏng vô trùng bơm vào tử cung thông qua cổ tử cung, ghi nhận hình ảnh bên trong lên màn hình vi tính.
  • Chụp cộng hưởng từ: Thủ thuật sử dụng từ tính cực mạnh của nam châm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.

6. Các loại thuốc điều trị tình trạng máu kinh nguyệt ra nhiều

Sử dụng thuốc là phương án đầu tiên dùng để điều trị tình trạng cường kinh

  • Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ các vấn đề về rụng trứng, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang và u xơ, thường có thể kiểm soát bằng một số thuốc nhóm nội tiết tố. Các thuốc này có thể làm giảm lượng máu kinh nguyệt, giúp cho chu kỳ kinh đều đặn hơn, hoặc thậm chí cầm máu hoàn toàn.
  • Liệu pháp hormone có thể hữu ích trong việc điều trị chảy máu kinh nguyệt bất thường xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh. Trước khi quyết định sử dụng liệu pháp hormone, cần phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị bệnh và rủi ro về tác dụng phụ (tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và ung thư).
  • Chất chủ vận GnRH (Hormone giải phóng Gonadotropin) giúp ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt và giảm kích thước của u xơ. Những thuốc nhóm này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (thương dưới 6 tháng). Tác dụng ức chế của chúng đối với u xơ chỉ là tạm thời. Một khi bạn ngừng sử dụng thuốc, u xơ sẽ trở lại kích thước ban đầu.
  • Axit Tranexamic: là một loại thuốc kê đơn điều trị máu kinh nguyệt ra nhiều. Thuốc có dạng viên nén và được dùng mỗi tháng vào lúc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, cũng có tác dụng kiểm soát tình trạng chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng và giảm đau bụng kinh.
  • Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc đặc biệt giúp đông máu

Kinh nguyệt ra nhiều hay ít thì tốt

Chị em khi mắc bệnh nên đến khám bác sĩ sản phụ khoa để được chẩn đoán chính xác nhất

7. Điều trị tình trạng chảy máu kinh nguyệt ồ ạt bằng phẫu thuật

Nếu việc sử dụng thuốc không thể giải quyết được vấn đề, bác sĩ sẽ phải cân nhắc đến phẫu thuật:

  • Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE): Được sử dụng để điều trị u xơ tử cung. Khi thực hiện UAE, các mạch máu đến tử cung bị chặn lại, điều này ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho u xơ phát triển.
  • Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung: Nhằm cắt bỏ khối u xơ mà không ảnh hưởng đến tử cung.
  • Nội soi buồng tử cung: cắt đốt u xơ dưới niêm mạc tử cung
  • Cắt tử cung: Là phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoàn toàn. Phẫu thuật này được sử dụng để điều trị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung, khi các lựa chọn khác đã thất bại hoặc không còn phương án nào khác. Cắt tử cung cũng được sử dụng để điều trị ung thư nội mạc tử cung. Sau khi cắt bỏ tử cung, người phụ nữ mất đi khả năng mang thai và sẽ không còn kinh nguyệt nữa.

Khi nhận thấy triệu chứng chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, chị em phụ nữ không nên chủ quan mà phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay lập tức. Bởi đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe chung của cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.

Để được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ: 02106. 589. 589

Kinh nguyệt ra nhiều có sao không? là thắc mắc của không ít chị em khi rơi vào tình trạng này. Hiện tượng kinh nguyệt nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em, khiến nữ giới rơi vào tình trạng lo lắng khó chịu mà nó còn có thể là biểu hiện những vấn đề bất thường của sức khỏe. Hôm nay các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ chia sẻ một số thông tin giúp chị em có thêm kiến thức về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều.

Kinh nguyệt ra nhiều có sao không?

Trước câu hỏi kinh nguyệt ra nhiều có làm sao không? các chuyên gia phòng khám Thái Hà cho biết, nếu tình trạng kinh nguyệt ra nhiều kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nữ giới. Cụ thể:

Kinh nguyệt ra nhiều hay ít thì tốt

Kinh nguyệt ra nhiều có sao không?

- Kinh nguyệt ra nhiều hay ra ít cũng đều ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người phụ nữ vì không chỉ trở ngại trong sinh hoạt mà nó còn gây đau bụng dữ dội, thậm chí đau đớn quá mức gây mệt mỏi, không làm được việc gì.

- Kinh nguyệt ra nhiều cũng là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín ở nữ giới gây nhiều bệnh viêm nhiễm.

- Khi kinh nguyệt ra nhiều có thể gây thiếu máu ở nữ giới khiến người bệnh bị choáng váng, mất thăng bằng chóng mặt…lâu dần cơ thể sẽ bị suy nhược, da xanh xao, yếu ớt, tâm lý bất ổn.

- Hiện tượng này có thể gây rối loạn các hormone sinh dục nữ, từ đó nội tiết tố trong cơ thể bị ảnh hưởng gây cản trở chức năng sinh sản, máu ra quá nhiều không được lưu thông kịp thời còn có thể gây hiện tượng trào ngược dẫn tới lạc nội mạc tử cung vô cùng nguy hiểm.

- Khi kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh ứ đọng ở cổ tử cung có thể gây nên u xơ tử cung hoặc chảy ngược vào ổ bụng ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.

- Khi bị kinh nguyệt ra nhiều chị em tuyệt đối không được chủ quan vì nếu kéo dài nó có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng cho chị em. Vậy phải làm gì hay phải làm sao để xử lý tình trạng này?

Tin sức khỏe phụ khoa liên quan:

- Kinh nguyệt ít nhưng kéo dài có sao không

- Kinh nguyệt có mùi hôi tanh

- Kinh nguyệt màu đen có nguy hiểm không

Phải làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều?

Bác sĩ Bình Nguyên đang làm việc tại phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn bạn khi có kinh nguyệt ra nhiều phải làm gì như sau: Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hay kinh nguyệt ra quá nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nếu muốn xử lý bạn cần phải tìm hiểu xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.

- Nếu kinh nguyệt ra nhiều do bệnh lý: Nếu kinh nguyệt ra nhiều do bệnh lý có thể bạn đã mắc một số bệnh như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung…. kèm theo hiện tượng này là đau bụng dữ dội, chóng mặt, choáng váng, cơ thể suy nhược nếu để lâu sẽ biến chứng khôn lường. Vì thế bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh, nếu có bệnh bạn sẽ được điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh và tình trạng kinh nguyệt ra nhiều.

- Nếu kinh nguyệt ra nhiều không phải do bệnh: Có thể trong chu kỳ kinh nguyệt chị em vận động quá nhiều, mới bước vào tuổi dậy thì hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý thì bạn có thể cải thiện sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của mình để hạn chế tình trạng này: Duy trì mức thực phẩm dinh dưỡng hợp lý và cân bằng mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày đồng thời không làm việc quá sức, uống đủ nước, đến kỳ kinh nguyệt nên nghỉ ngơi hợp lý và đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ khô thoáng.

Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều không hề tốt cho sức khỏe của chị em chính vì thế nếu tình trạng này kéo dài bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ kê đơn giúp bạn xử lý bệnh đồng thời đưa ra những lời khuyên nhằm chăm sóc và cải thiện sức khỏe của bạn.

Kinh nguyệt ra nhiều hay ít thì tốt

Nhận gói kiểm tra phụ khoa ưu đãi với giá chỉ 320K

Trên đây chỉ là một số những lưu ý để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, nếu có bất kỳ những thắc mắc hoặc câu hỏi nào khác cần giải đáp xoay quanh vấn đề này, bạn hãy gọi điện đến phòng khám đa khoa Thái Hà qua số: 0379544317 để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám online. Cuối cùng, chúc bạn có một sức khỏe tốt và hạnh phúc trong cuộc sống!