Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu

Kinh nguyệt của mỗi người thường sẽ có chu kỳ, đặc điểm nhất định tùy thuộc vào độ tuổi và trạng thái cơ thể. Trong nhiều trường hợp, vì một số nguyên nhân nào đó có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn và không đều. Chị em thường có chung thắc mắc rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi? Hãy dành thời gian tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 25 - 35 ngày tùy từng đối tượng, lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh cũng sẽ rơi vào khoảng 50 - 150ml. Do vậy, nếu như kinh nguyệt xuất hiện quá sớm hoặc quá muộn có thể được xem là tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng hành kinh không đều diễn ra trong một thời gian dài

Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Hoặc cũng có thể do rối loạn nội tiết hay đơn giản là duy trì những thói quen không tốt cho cơ thể trong một thời gian dài. Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở phụ nữ trong nhiều độ tuổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em.

Nhiều chị em khi gặp phải hiện tượng này đều rất lo lắng, và một trong những thắc mắc hàng đầu chính là việc rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi?

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi?

Trên thực tế, không thể xác định chính xác rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi. Bởi thực tế, mức độ rối loạn của mỗi người sẽ là khác nhau. Nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như thể trạng của từng người. 

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, thậm chí là cả đời nếu không có những biện pháp khắc phục. Cụ thể:

Rối loạn kinh nguyệt do các yếu tố bên ngoài

Những nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt như:

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài.

  • Chế độ ăn uống không khoa học, không phù hợp.

  • Chênh lệch múi giờ do việc đi du lịch, công tác.

  • Sử dụng thuốc tránh thai.

Đây đều được xem là những nguyên nhân bên ngoài gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Khi rơi vào những trường hợp này, chị em có thể bị tắc kinh, chậm kinh trong một thời gian ngắn. Nhưng nếu duy trì những thói quen không tốt này thường xuyên thì hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể kéo dài mãi.

Rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi? Với trường hợp này, chỉ cần chấm dứt những thói quen không tốt, duy trì những thói quen lành mạnh, phù hợp và điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, chỉ sau thời gian 1 - 2 tháng, chu kỳ kinh nguyệt lại trở về mức bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể

Thông thường, cuộc đời mỗi người phụ nữ sẽ có 3 giai đoạn dễ bị rối loạn kinh nguyệt nhất, đó là giai đoạn tuổi dậy thì, sau sinh và tiền mãn kinh.

Thông thường, phụ nữ sẽ có 3 dấu mốc dễ bị rối loạn kinh nguyệt nhất trong cuộc đời, hầu như ai cũng phải trải qua, đó là lúc bước vào tuổi dậy thì, giai đoạn sau sinh và thời kỳ tiền mãn kinh. Cụ thể:

Giai đoạn tuổi dậy thì 

Trong giai đoạn này, hệ thống tuyến yên - buồng trứng đang dần hoàn thiện và quỹ đạo hoạt động vẫn chưa thực sự cân bằng, do vậy chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc một số bé bị chậm kinh.

Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu
Trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuồi dậy thì chỉ sau 2 - 3 năm là trở về trạng thái bình thường

Trong trường hợp này, không cần quá lo lắng rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi, bởi chỉ sau khoảng 2 - 3 năm, lúc cơ thể đã thực sự hoàn thiện, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần đi vào ổn định.

Giai đoạn sau sinh

Phụ nữ thường sẽ mất kinh nguyệt trong thời gian mang thai và sau khi sinh con xong. Bởi lúc này, lượng hormone prolactin tiết ra nhiều làm ức chế hoạt động sản xuất estrogen khiến chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng.

Với trường hợp này, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khoảng 4 - 8 tuần sau sinh. Với những chị em cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, kinh nguyệt có thể trở lại muộn hơn, khoảng 6 tháng đến 1 năm. Do vậy, chị em nên duy trì những thói quen sống lành mạnh và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nhanh chóng đưa kỳ kinh nguyệt về trạng thái bình thường.

Giai đoạn tiền mãn kinh

Phụ nữ sau 45 sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Thời điểm này, rất dễ xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt do cơ thể bắt đầu có sự lão hóa. Đây là hiện tượng không thể tránh khỏi và không có cách khắc phục hoàn toàn. Vì vậy, các chị em hãy luôn bảo vệ cơ thể khỏe mạnh trong giai đoạn này.

Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý trong cơ thể

Một số bệnh lý bên trong cơ thể như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cong, suy tuyến giáp…có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, chậm kinh gây rối loạn kinh nguyệt.

Đối với tình trạng này, việc chị em cần làm là đến gặp bác sĩ để điều trị dứt điểm các bệnh lý. Sau khi khỏi bệnh, các chức năng trong cơ thể được hồi phục, chu kỳ kinh nguyệt cũng vì thế mà trở về trạng thái bình thường.

Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt

Bên cạnh việc quan tâm đến rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi, hãy quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Cụ thể:

  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt của bản thân để giảm căng thẳng, stress.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • Duy trì thói quen luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu
Thể thao cũng được xem là phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

  • Trong trường hợp có bệnh lý bên trong cơ thể, hãy nhanh chóng điều trị những căn bệnh này, khi đó tình trạng rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ nhanh chóng biến mất.

  • Nên thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có thể điều trị sớm.

Rối loạn kinh nguyệt bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của mỗi người. Chình vì vậy, tìm ra nguyên nhân chính xác và khắc phục sớm sẽ rút ngắn thời gian xảy ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, chị em hãy hết sức lưu ý.

Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

“Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?” Đây có lẽ là một trong các thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Để tìm được câu trả lời, chúng ta cần hiểu như thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Và biểu hiện nào được xem là những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ có thể có nhiều khác biệt. Thậm chí trên mỗi cá nhân, những đặc trưng khi hành kinh vẫn có thể thay đổi theo lứa tuổi, theo thói quen sinh hoạt… Vì vậy khái niệm chu kỳ kinh nguyệt bình thường không hoàn toàn cứng nhắc mà chỉ sự ổn định tương đối của các tính chất kinh nguyệt và không tác động xấu đến sức khỏe. 

Nói một cách dễ hiểu hơn, chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ có ý nghĩa cá nhân. Vì chu kỳ kinh nguyệt của bạn là bình thường đối với bạn nhưng có thể là rối loạn với người khác. 

Cách đánh giá chu kỳ kinh nguyệt

Để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Độ tuổi bắt đầu hành kinh.
  • Thời gian hành kinh: Ngày bắt đầu và ngày kết thúc ra máu âm đạo. Thường trung bình từ 3 đến 5 ngày và đều đặn mỗi tháng.
  • Tính chất máu kinh: số lượng, đặc hay loãng, màu sắc…
  • Triệu chứng kèm theo: Căng tức ngực, đau bụng dưới, đau lưng hay đau đầu…

Một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi tất cả các khía cạnh trên diễn ra ổn định, đều đặn theo chu kỳ. Thêm vào đó là không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe và sinh hoạt cá nhân mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu. 

Trên đây là đánh giá tổng quan một chu kỳ kinh nguyệt. Có một câu hỏi mà nhiều chị em thường băn khoăn là “chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?”

Chu kỳ kinh ở đây được hiểu là thời gian từ khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ này cho đến ngày bắt đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Y học ghi nhận đa số phụ nữ có kinh nguyệt ổn định, một chu kỳ kinh kéo dài trung bình 28-30 ngày. Tuy nhiên, dao động trong khoảng 21-35 ngày vẫn được xem là bình thường. Một chu kỳ ngắn hơn 21 ngày được xem là đa kinh (kinh mau). Ngược lại chu kỳ kinh trên 35 ngày gọi là kinh thưa. 

Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu
Chu kỳ kinh nguyệt dài trung bình 28-30 ngày

Tuy nhiên, không phải bất kì sự sai lệch nào của chu kỳ kinh cũng là bất thường. Số ngày dao động nhẹ khoảng 1-2 ngày thường không đáng lo ngại. Điều quan trọng là sự ổn định lâu dài của nhiều kỳ kinh liên tiếp.

Xem thêm: Bấm huyệt chữa đau bụng kinh một cách khoa học

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh phần nào sức khỏe của phái nữ. Vì vậy khi có sự thay đổi trong cơ thể về thể chất và tinh thần, rất có thể biểu hiện khi hành kinh cũng thay đổi. 

Như vậy, các đặc trưng trong chu kỳ kinh có thể khác nhau theo từng cá nhân và theo thời gian. Thường gặp là lúc bước vào tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Hai lứa tuổi này kinh nguyệt thường không ổn định. Tuy nhiên đây được xem là “sự không ổn định bình thường”. Đa phần không cần lo lắng và hiếm khi phải can thiệp y khoa. Vì vậy, điều quan trọng là tự theo dõi chu kỳ hằng tháng để nhận ra những thay đổi đột ngột, đáng kể và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu
Chu kỳ kinh nguyệt có những đặc điểm như thế nào?

Đánh giá một chu kỳ kinh bất thường

Mất kinh nguyệt (vô kinh): Trường hợp một là đã dậy thì nhưng rất lâu sau vẫn chưa có kinh. Trường hợp hai là kinh nguyệt đột nhiên mất từ 3 chu kỳ trở lên là dấu hiệu của chu kỳ kinh bất thường.

Bên cạnh đó, chu kỳ kinh bất thường còn có những đặc điểm như:

  • Chu kỳ kinh rút ngắn hay kéo dài quá mức.
  • Thời gian hành kinh thay đổi đáng kể.
  • Lượng máu âm đạo ra quá nhiều hoặc quá ít. 
  • Ra máu âm đạo giữa các kì kinh. Đặc biệt khi tính chất máu khác biệt với máu khi hành kinh.
  • Thống kinh (đau bụng kinh) một cách dữ dội. Đặc biệt khi ít đáp ứng với các phương pháp giảm đau thông thường.
  • Thay đổi cảm xúc đáng kể khi hành kinh. Cùng với các biểu hiện khác lạ mới xuất hiện trong thời gian có kinh.

Lượng máu bao nhiêu là bình thường?

Lượng máu khi hành kinh cũng là một thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Thông thường, lượng máu mất cho mỗi kỳ kinh của phụ nữ tầm 30-80ml. 

Thời gian hành kinh bình trung bình khoảng từ 3-5 ngày (thời gian ra máu âm đạo). Mức bình thường được xem là dưới 7 ngày. Thời gian hành kinh quá ngắn (1-2 ngày) hay quá dài (trên 7 ngày) thường kéo theo rối loạn về lượng máu khi hành kinh. Những hiện tượng này được xem là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. 

  • Lượng máu quá nhiều (>80ml cho mỗi chu kỳ) gọi là cường kinh.
  • Dưới 30ml máu do mỗi chu kỳ gọi là thiểu kinh (kinh ít).

Sự thay đổi đáng kể về lượng máu khi hành kinh có thể báo hiệu những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Một số trường hợp có khả năng tăng nguy cơ vô sinh. Vì vậy khi phát hiện bất thường cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa. 

Hiện nay, dùng cốc nguyệt san có thể giúp ước lượng dễ dàng lượng máu kinh. Ngoài ra chị em có thể ước lượng bằng số lượng băng vệ sinh. Một cách đơn giản trực quan là so sánh các triệu chứng của chính mình với các kì kinh trước. Cường kinh có thể gây mất máu nhiều dẫn đến hoa mắt, choáng, xanh xao thậm chí ngất xỉu.

Kinh nguyệt kéo dài trong bao lâu
Lượng máu kinh quá nhiều có thể gây ngất xỉu vì mất máu

Ngược lại, kinh nguyệt chỉ trong 1-2 ngày và máu ra không đầy băng trong khoảng 4 – 6 giờ là gợi ý thiểu kinh. Trường hợp máu ra nhiều những ngày đầu và ít dần đi, thời gian hành kinh không đổi là bình thường. 

Những triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt

Đối với một chu kỳ kinh nguyệt khoẻ mạnh sẽ có thời gian hành kinh và những đặc điểm như:

  • Chu kỳ đều đặn kéo dài trong khoảng 21 – 35 ngày. Thời gian trung bình là 28 – 30 ngày. Lưu ý rằng xê xích 1-2 chưa hẳn là bất thường. Ngoài ra khoảng thời gian có thể thay đổi theo từng khu vực và sắc tộc.
  • Thời gian hành kinh (thời gian ra máu) dưới 7 ngày. Trung bình trong khoảng 3-5 ngày.
  • Lượng máu mỗi chu kỳ khoảng 30 – 80 ml. Màu sắc và độ đậm đặc ổn định giữa các kỳ kinh. Không có mùi quá khó chịu, hiếm khi gây ngứa hay nóng rát.
  • Các triệu chứng trước, trong và sau khi hành kinh không quá nặng nề, ít tác động xấu đến sinh hoạt: Đau bụng kinh nhẹ – trung bình, nổi mụn ít, căng tức ngực, đau lưng… Không gây ngất, ít hạn chế công việc và học tập.
  • Không ra máu âm đạo giữa các kì kinh.

Những thay đổi kinh nguyệt có kiểm soát không hẳn là bất thường. Chẳng hạn như thay đổi chu kỳ kinh do chủ động dùng viên uống tránh thai hằng ngày. Điều quan trọng là tính chất ổn định và đều đặn trên mỗi cá nhân. Hãy liên hệ bác sĩ sản phụ khoa khi nghi ngờ có bất thường. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của phái đẹp “chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu”. Chị em nên tự theo dõi kinh nguyệt của mình hàng tháng và tự so sánh. Hãy đi khám khi phát hiện những thay đổi đáng kể đột ngột xuất hiện trong các chu kỳ kinh gần nhất của bản thân.