Khi làm việc theo nhóm tại sao cần tích cực trình bày suy nghĩ của bản thân

1. Làm việc nhóm là gì?

Làm việc nhóm là việc một nhóm người có cùng mục tiêu, phối hợp với nhau, làm việc cùng nhau, họ tương tác qua lại thường xuyên, giúp đỡ nhau trong công việc, mỗi người sẽ được phân công một công việc và có trách nhiệm với công việc đó, nhiệm vụ phải rõ ràng, Mỗi một thành viên trong nhóm có vai trò và nhiệm vụ đặc biệt trong nhóm, mỗi thành viên là một mắt xích quan trọng liên kết với nhau để hoàn thành tốt công việc. Việc các thành viên làm việc nhóm với nhau mang lại rất nhiều lợi ích, chính vì vậy mà ngày nay khi đi tuyển dụng các nhà tuyển dụng luôn mong muốn ứng viên của mình có những kỹ năng làm việc nhóm tốt. Để làm việc nhóm tốt bạn cần hiểu mẫu chốt của nó.

Để làm việc nhóm hiệu quả bạn cần phải có những điều kiện cụ thể sau nếu làm việc nhóm của bạn không có người tổ chức và làm việc theo những điều kiện sau thì không mang lại lợi ích và hiệu quả tốt.

Khi làm việc theo nhóm tại sao cần tích cực trình bày suy nghĩ của bản thân
Làm việc nhóm là gì?

Để một nhóm hoạt động hiệu quả thì vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng, người lãnh đạo trong nhóm sẽ giúp nhóm hoạt động ổn định, có sự chỉ đạo và phân chia công việc đến từng cá nhân, làm việc nhóm là việc kết hợp nhiều người lại với nhau chính vì vậy mà người lãnh đạo phải thật xuất sắc để chèo lái đội nhóm của mình.

Mỗi một nhóm khi kết hợp làm việc với nhau họ đều cần phải đưa ra những quy tắc nhóm riêng, những quy tắc ngầm trong nhóm, quy tắc này đưa ra để các thành viên có điều kiện ràng buộc và làm việc có trách nhiệm với nhau.

Khi làm việc nhóm bạn cần phải phân chia vai trò trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên, việc phân công lao động là yếu tố quyết định. Nếu công tác này không làm tốt sẽ khiến cho việc làm nhóm của bạn mang lại rất nhiều hiệu quả, còn nếu làm không tốt thì kết quả công việc sẽ chồng lấn, chậm tiến độ, các thành viên trong nhóm đùn đẩy công việc với nhau và đồng nghĩa với việc kết quả làm việc của nhóm sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Gắn kết các thành viên sẽ mang lại sức mạnh tuyệt đối, việc hiểu nhau thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau sẽ giúp kết quả của việc làm nhóm cao hơn.

Làm việc nhóm giúp cải thiện kinh nghiệm, kỹ năng của các thành viên tốt hơn

Mỗi thành viên trong một nhóm có những kĩ năng, kinh nghiệm và quan điểm khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn. Do đó, đây sẽ là một cơ hội thuận lợi để các thành viên học hỏi và cải thiện kỹ năng của bản thân dựa trên góc nhìn của những người còn lại.

Những nhân viên mới, kinh nghiệm non yếu sẽ có thể nhanh chóng nắm bắt được công việc nếu có một nhóm trưởng hay những người cố vấn giàu kinh nghiệm trong team, thay vì họ phải tự giải quyết một cách đơn phương độc mã. Vì lẽ đó, họ sẽ rút ngắn được đáng kể thời gian đào tạo của bản thân bằng cách quan sát đồng nghiệp của họ làm việc. Khi đó, khoảng cách về trình độ, kỹ năng giữa các cá nhân sẽ dần thu hẹp, đồng thời sức mạnh của tổ chức sẽ tăng lên.

Thúc đẩy sự sáng tạo

Khi làm việc trong một team, hầu như chúng ta sẽ đều phải trải qua một vài cuộc thảo luận, hội họp nhất định để đưa ra ý kiến, bày tỏ quan điểm với những tình huống khác nhau được đưa ra. Đây là một cơ hội để thúc đẩy sự sáng tạo của mọi người. Những phương án cũ, quen thuộc, có phần kém hiệu quả sẽ dần được khai phá bởi những ý tưởng mới tích cực hơn. Sự tranh luận không ngừng thôi thúc mọi người luôn phải tìm ra điều mới mẻ để giải quyết công việc hiệu quả.

1. Tăng khả năng tư duy đa chiều, phân tích, đánh giá vấn đề trên nhiều góc độ

Làm việc trong một nhóm cho phép bạn xem xét các chủ đề từ quan điểm của những người khác. Khi bạn được yêu cầu thảo luận về một chủ đề và thương lượng cách giải quyết vấn đề đó, bạn buộc phải lắng nghe ý kiến ​​của người khác. Cùng một vấn đề nhưng mỗi người có một góc độ tiếp cận khác nhau và có thể có những phát hiện giá trị giúp nhanh chóng sáng tỏ vấn đề hay công việc đang thảo luận.

Quá trình làm việc nhóm không chỉ giúp bạn lắng nghe quan điểm của người khác mà còn khiến bạn phải động não, so sánh, đối chiếu và phân tích ý kiến của người khác với quan điểm của mình. Có thể quan điểm của người khác sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn và bổ sung cho những thiếu sót của bạn. Chỉ khi tương tác với những người khác, bạn mới tránh được lối mòn trong suy nghĩ và phát triển được nhiều ý tưởng mới.

Ngược lại, nếu quan điểm của những thành viên trong nhóm xung đột quá lớn với quan điểm của bạn và bạn cảm thấy cần bảo vệ và khiến người khác thay đổi suy nghĩ, bạn cần có kỹ năng tư duy phản biện, trình bày và thuyết phục người khác hiểu được những gì mình muốn truyền đạt.

Như vậy, có thể nói rằng, làm việc nhóm là không gian để bạn phát triển khả năng lắng nghe, thấu hiểu, xem xét vấn đề tổng quan trên nhiều góc độ, đồng thời tăng khả năng phản biện, trình bày và thuyết phục cho mỗi thành viên. Mỗi cá nhân trong nhóm là một mảnh ghép không thể thiếu giúp công việc của nhóm được trơn tru, hiệu quả.

Khi làm việc theo nhóm tại sao cần tích cực trình bày suy nghĩ của bản thân

2. Tăng khả năng giao tiếp, ngôn ngữ

Hãy tưởng tượng bạn đang tối ngày ngồi đối diện với màn hình máy tính để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại hoặc chỉ tương tác với người khác qua giao diện chat hay email. Cách làm việc hay học tập này có thể giới hạn sự tương tác của bạn với con người và môi trường thực tế xung quanh.

Giao tiếp trực tiếp rất quan trọng, ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ cơ thể và các sắc thái cảm xúc, biểu cảm giúp chúng ta dễ dàng thấu hiểu nhau hơn. Giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt, ánh mắt chạm ánh mắt, giúp xây dựng sự tin tưởng và khuyến khích các thành viên trong nhóm có thể tin cậy lẫn nhau, cùng nhau tạo ra những ý tưởng mới.

Sự tương tác bằng lời nói, cách biểu đạt khi giải thích, thuyết trình, trình bày quan điểm, phản biện… rèn luyện cho bạn thành thục khả năng sử dụng ngôn ngữ trôi chảy, vốn từ vựng dồi dào, cách thể hiện cảm xúc ấn tượng, tạo thiện cảm và thuyết phục được người khác.

Những lợi ích khi làm việc nhóm, teamwork người tìm việc cần biết

04/08/2021 10:30
"Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" - sự cộng tác của nhiều người có thể thúc đẩy hiệu suất công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng yêu thích làm việc nhóm. Chỉ khi thực sự hiểu về teamwork bạn mới rõ ràng về việc vì sao nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có kỹ năng này.

Khi làm việc theo nhóm tại sao cần tích cực trình bày suy nghĩ của bản thân

Nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên

Kỹ năng làm việc nhóm là gì?

Kỹ năng làm việc nhóm, teamwork, team building,… là những cụm từ khá quen thuộc. Với các thuật ngữ này bạn có thể hiểu một cách đơn giản. Kỹ năng làm việc tích cực là khả năng tương tác. Chung sức, đồng lòng giữa các thành viên trong một nhóm. Mỗi thành viên sẽ đóng góp, cống hiến năng lực bản thân mình. Để tạo thành sức mạnh giúp thúc đẩy hiệu quả công việc. Và đạt được mục tiêu cao nhất mà cả nhóm đã đặt ra trước đó.

Làm việc nhóm là hoạt động thường xuyên và không kém phần quan trọng trong quá trình học tập, làm việc của cả học sinh, sinh viên lẫn người đã đi làm. Hầu hết tất cả các ngành nghề hiện nay đều yêu cầu ứng viên có kỹ năng này nhằm phục vụ công việc chung được hiệu quả. Vậy để hiểu rõ hơn tầm quan trọng và cách cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, hãy cùng mình theo dõi bài viết này nhé!

kỹ năng làm việc nhóm

I. Kỹ năng làm việc nhóm là gì?

Kỹ năng làm việc nhóm (hay teamwork skills) là khả năng hợp tác, làm việc chung với một nhóm người có thể là bạn bè, đồng nghiệp,... nhằm mục tiêu đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung. Cụ thể kỹ năng làm việc nhóm sẽ bao gồm việc các thành viên đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực hiện công việc. Hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà các công ty quan tâm khi tuyển dụng nhân viên.

Tìm việc làm, tuyển dụng QA/QC có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên QC Bách Hóa Xanh

- Nhân viên QA Bách Hóa Xanh

II. Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm

Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm

- Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên: Khi làm việc nhóm, điều không thể thiếu đó chính là sự giao tiếp giữa các thành viên với nhau. Mọi người sẽ thường dành nhiều thời gian để trao đổi, nói chuyện thông qua các cuộc họp, hoặc những buổibrainstorm. Thông qua đó giúp cho mỗi thành viên trong nhóm cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để những người cùng làm việc chung tìm hiểu, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc.

- Giải quyết vấn đề và tăng năng suất công việc: Có câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nhằm thể hiện tinh thần và kết quả khi làm việc nhóm. Bởi vì mỗi người sẽ có những điểm mạnh và góc nhìn riêng. Khi tập hợp lại với nhau, vấn đề sẽ được nhìn nhận sâu sắc, khách quan và dưới nhiều góc độ hơn. Nhờ thế mà mọi người sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề đó. Ngoài ra, khi công việc được phân chia cho nhiều người thì năng suất công việc sẽ được tăng lên đáng kể so với khi bạn làm việc một mình.

- Thúc đẩy sự sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn: Những ý tưởng hay và thành công thường là kết quả của sự đóng góp, nhận xét và cho ý kiến từ nhiều người. Khi một ý tưởng mới được đưa ra, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề mà người nghĩ ra nó chưa hình dung đến. Đó là lúc các thành viên trong nhóm đưa ra góc nhìn và quan điểm của mình nhằm hoàn thiện ý tưởng một cách toàn diện. Nhờ những ý kiến đóng góp đó, mà cả nhóm có thể loại bỏ những ý tưởng chưa tốt để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho công việc chung.

- Rèn luyện tính kỷ luật: Khi làm việc chung với nhiều người thì chắc chắn sẽ không thoải mái, tự do như khi làm việc một mình. Bạn phải tôn trọng quy định chung cũng như hoàn thành đúng yêu cầu, tiến độ mà cả nhóm đã đặt ra. Tuy nhiên, đó là một điều tốt vì nó có thể rèn luyện cho các thành viên tính kỷ luật, thái độ làm việc chuyên nghiệp.

III. Những kỹ năng cần có khi làm việc nhóm

Những kỹ năng cần có khi làm việc nhóm

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng cơ bản nhất khi bạn làm việc nhóm. Bạn cần phải học cách trò chuyện sao cho lịch sự, tinh tế cũng như trình bày ý tưởng sao cho đồng đội dễ hiểu và tiếp thu nhất. Điều này sẽ tạo thiện cảm và sự thống nhất giữa các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng giải quyết xung đột: Khi làm việc nhóm thì những xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Đôi khi nhờ những cuộc tranh luận đó mà cả nhóm đưa ra được quyết định tốt nhất. Vì vậy, bạn không nên né tránh mà phải học cách giải quyết các xung đột thật triệt để, hiệu quả và lành mạnh nhất nhé!

- Kỹ năng quản lý thời gian: Khi làm việc nhóm thì những cuộc họp chung là điều tất yếu, đôi khi diễn ra rất thường xuyên. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian của mình sao cho đảm bảo có thể tham gia nhiều nhất. Bên cạnh đó, cũng phải quản lý thời gian hoàn thành công việc được giao để không làm ảnh hưởng đến công việc chung của cả nhóm.

- Kỹ năng tư duy phản biện: Trong các cuộc họp chung, bạn sẽ nhận ra câu “9 người 10 ý” là hoàn toàn chính xác. Mỗi người đều sẽ có những quan điểm, ý tưởng hay sáng kiến riêng và mong muốn được công nhận. Do vậy, bạn cần phải có khả năng tư duy phản biện để bảo vệ các ý kiến của mình nếu cảm thấy điều đó là cần thiết, hoặc sẽ mang lại hiệu quả cho dự án.

- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục: Mỗi ý tưởng đưa ra thì bạn sẽ phải thuyết phục các thành viên còn lại rằng đó là ý tưởng hay, độc đáo và không có lỗ hổng. Nếu mọi người bị thuyết phục bởi bạn thì họ sẽ chấp nhận và tiếp tục phát triển ý tưởng đó. Ngoài ra, khi phân chia công việc, nếu bạn cảm thấy chưa hợp lý và công bằng thì cần phải đàm phán lại với leader để được không bị thiệt thòi khi làm việc.

- Kỹ năng ra quyết định: Đây là kỹ năng quan trọng khi làm việc nhóm, nhất là đối với người nhóm trưởng hay còn gọi làleader. Sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên thì người nhóm trưởng phải nghĩ đến mục tiêu chung, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhằm đưa ra quyết định mang tính đúng đắn nhất. Điều đó là không dễ dàng vì nó ảnh hưởng đến kết quả chung của cả nhóm. Vì vậy, bạn cần phải suy nghĩ thấu đáo, xem xét mọi khía cạnh, góc nhìn khi đưa ra quyết định.

- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Khi mọi ý kiến đã được thống nhất thì cả nhóm phải lên một kế hoạch triển khai và phân chia nhiệm vụ. Kế hoạch đưa ra phải hoàn hảo và việc phân chia, sắp xếp công việc cho mỗi người cũng phải hợp lý, logic. Đây là một kỹ năng quan trọng mà bạn cần học hỏi và trau dồi.

- Khả năng lãnh đạo và hợp tác:Kỹ năng lãnh đạo chủ yếu dành cho người nhóm trưởng. Lãnh đạo ở đây không chỉ là định hướng, giao việc, đưa ra nhận xét, góp ý sửa đổi cho các thành viên. Mà còn lại kỹ năng động viên, tạo động lực cho cả nhóm cùng hợp tác, làm việc một cách hiệu quả và thoải mái nhất. Ngoài nhóm trưởng thì các nhóm viên cũng nên trau dồi kỹ năng này nếu tương lai muốn trở thành người lãnh đạo tốt.

IV. Rèn luyện và cải thiện kỹ năng làm việc nhóm

Rèn luyện và cải thiện kỹ năng làm việc nhóm

- Đặt ra sứ mệnh và mục tiêu chung: Để tất cả các thành viên làm việc một cách hiệu quả, đóng góp vào sự thành công của nhóm thì cần phải đặt ra một mục tiêu chung. Mọi người sẽ phải luôn ghi nhớ và bám sát mục tiêu đó khi thực hiện công việc. Đôi khi phải ưu tiên cho mục tiêu nhóm trên cả mục tiêu của cá nhân để đảm bảo tiến độ và kết quả công việc chung.

- Lắng nghe ý kiến người cùng nhóm: Kỹ năng lắng nghelà một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp hoàn thiện ý tưởng, công việc của nhóm cũng như bản thân được cải thiện hơn. Bạn nên học cách lắng nghe, tiếp nhận những lời góp ý tích cực từ đồng đội và sửa đổi, cải thiện nếu thấy hợp lý. Bởi vì người khác sẽ dễ nhận ra những thiếu sót, điểm chưa tốt và đưa ra nhận xét khách quan hơn là bản thân tự đánh giá. Vì vậy hãy sẵn sàng lắng nghe nhé!

- Phân chia rõ ràng vai trò và nhiệm vụ: Mỗi thành viên trong nhóm sẽ có những điểm mạnh riêng trong các mảng, vì vậy cần phân chia nhiệm vụ một cách phù hợp. Khi đã được nhận nhiệm vụ cụ thể, đúng chuyên môn thì từng cá nhân sẽ thực hiện công việc tốt, đóng góp cho sự thành công của cả nhóm. Để làm được điều đó, người leader phải nắm được khả năng và điểm mạnh của mỗi người để có sự phân công hợp lý.

- Cân bằng khối lượng công việc: Công việc cần phải phân chia một cách công bằng, đồng đều khối lượng cho các thành viên trong nhóm. Tránh trường hợp chia cho người này ít nhưng người kia lại nhiều vì sẽ tạo môi trường làm việc không công bằng, lành mạnh, khiến mọi người không thỏa lòng khi làm việc.

- Làm việc nhóm trên tinh thần gắn kết: Luôn nhớ rằng khi làm việc nhóm, mọi người không phải đối thủ mà là đồng đội, là những người bạn của nhau. Vì thế hãy luôn cổ vũ tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn trong công việc và cố gắng hoàn thành mục tiêu chung. Đó là tinh thần mà bất kỳ đội, nhóm nào cũng cần phải có.

- Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau: Bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều thành viên trong nhóm có tính cách và cá tính khác nhau. Nếu muốn tạo được môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ thì mỗi người phải hiểu và tôn trọng lẫn nhau, không nên có thành kiến về đặc điểm của ai đó trong nhóm. Bên cạnh đó, hãy tin tưởng vào khả năng của người khác. Khi cảm thấy mình được người khác tin tưởng thì đó là một động lực lớn để bản thân hoàn thành tốt công việc hơn,

- Có trách nhiệm với công việc được giao: Sự thành công của nhóm là tập hợp công việc và sự nỗ lực của tất cả thành viên. Nếu một người nào đó không hoàn thành tốt thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nhóm. Vì vậy, hãy có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao thật tốt trong thời gian quy định.

- Khuyến khích phát triển cá nhân: Mỗi cá nhân trong nhóm cần phải được tạo cơ hội để phát triển năng lực cá nhân. Trong vai trò một trưởng nhóm, nếu bạn nhận thấy một người có khả năng làm tốt ở công việc nào đó thì hãy giao nhiệm vụ cũng khuyến khích họ phát triển nhiều hơn trong tương lai.

- Ghi nhận và khen thưởng công bằng: Sự công nhận và khen thưởng là một động lực lớn giúp mỗi người có thể phát huy hết khả năng của bản thân. Không cần phần thưởng lớn hay giấy khen, đôi khi bạn chỉ cần gửi tới các thành viên một lời ghi nhận công sức hoặc khen thưởng đơn giản cũng đã giúp mọi người nâng cao tinh thần làm việc và cống hiến rồi đấy!

- Đưa ra và tiếp nhận lại phản hồi tích cực: Khi bạn nhận thấy có điều gì đó cần sửa đổi trong ý tưởng hay công việc của bất kỳ thành viên nào trong nhóm thì hãy cứ mạnh dạn trình bày. Tuy nhiên, phải chú ý sử dụng những lời nói nhẹ nhàng, lịch sự, tích cực với mong muốn công việc được hoàn thành tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn ở vị trí của người nhận phản hồi thì cũng cần phải dũng cảm đối mặt, vui vẻ tiếp nhận góp ý để xem xét nhé!

- Phát hiện xung đột và xử lý từ sớm: Trong một cuộc họp hay trong quá trình làm việc chung, nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu xảy ra xung đột thì hãy giải quyết nó ngay, tránh để xung đột nổ ra lớn hơn về sau. Tốt nhất là mọi người hãy cùng nhau ngồi lại, bình tĩnh, lắng nghe và giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

- Tránh quản lý vi mô: Đây là điều mà một người trưởng nhóm cần lưu ý. Có thể nhóm trưởng là người giỏi nhất, có khả năng nhất trong nhóm. Tuy nhiên, hãy tin tưởng đồng đội của mình, đừng quá theo sát từng công việc chi tiết mà hãy để mọi người được thoải mái sử dụng khả năng, sự sáng tạo của mình trong công việc. Việc quản lý vi mô có thể gây phản tác dụng cho kết quả chung.

V. Sai lầm trong việc tổ chức hoạt động nhóm

Sai lầm trong việc tổ chức hoạt động nhóm

1. Quá nể nang các mối quan hệ

Bạn nên nhớ rằng dù mối quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp là điều rất quý giá. Tuy nhiên khi làm việc nhóm thì bạn phải đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu. Không phải là bỏ qua hoàn toàn sự tôn trọng lẫn nhau nhưng bạn phải thẳng thắn góp ý, tranh luận nếu cần thiết. Chúng ta không nên lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân và sự tôn trọng nhau trong nhóm.

2. Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý

Một lỗi thường gặp trong khi làm việc nhóm đó là không có chính kiến mà chỉ luôn đồng ý một cách dễ dàng với ý kiến của người khác. Đôi khi là bên ngoài đồng ý nhưng bên trong chưa hiểu rõ được hoặc không tán thành với ý kiến đó. Điều này sẽ khiến cả nhóm không tìm được nhiều khía cạnh và góc nhìn riêng cho vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh đó, có thể xảy ra tình trạng nhóm không hiểu ý nhau, mỗi người làm theo một hướng và tạo sự thụ động cho bản thân người đó.

3. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác

Vấn đề này xảy ra khi có sự phân chia không rõ ràng trong công việc của mỗi người. Người này nghĩ người khác làm, và người khác thì lại không nghĩ đây là nhiệm vụ của mình. Cho đến khi gần hết thời gian rồi mới đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Hoặc một trường hợp nữa là mọi người không muốn nhận công việc nên đưa ra những lý lẽ nhằm né tránh nó. Đây là điều không nên có trong nhóm làm việc của bạn.

4. Không chú ý đến công việc của nhóm

Khi làm việc chung sẽ có một số thành viên khá lơ đễnh, không tập trung đến công việc của nhóm mà chỉ chờ cho đến khi phân chia việc cho mình. Điều này dẫn đến việc họ sẽ thực hiện không đúng theo định hướng của cả nhóm, khiến hiệu quả công việc đi xuống. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp vì ý kiến của bản thân không được nhóm lựa chọn nên không thèm nghe và đóng góp cho nhóm nữa. Đó là thái độ mà bất cứ người nào cũng nên tránh khi làm việc nhóm.

VI. Nổi bật kỹ năng làm việc nhóm với nhà tuyển dụng

Nổi bật kỹ năng làm việc nhóm với nhà tuyển dụng

1. Đối với CV xin việc

CVlà nơi đầu tiên bạn có thể cho nhà tuyển dụng tương lai thấy kỹ năng làm việc nhóm của mình. Ghi lại các đội, nhóm mà bạn đã tham gia từ các tình huống trong công việc hoặc các hoạt động cá nhân. Tóm tắt cách bạn đã đóng góp cho các đội, nhóm này và đạt được mục tiêu như thế nào.

Nếu bạn đang viếtthư xin việc, hãy nghĩ về cách bạn có thể thể hiện tinh thần đồng đội khi nói về những thành tích và kinh nghiệm làm việc nhóm của bạn. Hãy thể hiện rằng bạn đã có sự góp sức, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc để tạo nên sự thành công của cả nhóm. Đây là một ví dụ về thành tích cho thấy bạn có tinh thần đồng đội: “Làm việc như một thành viên của nhóm, giúp sắp xếp lại bộ phận thực phẩm của một cửa hàng bán lẻ để tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái hơn cho khách hàng.”

2. Thể hiện trong buổi phỏng vấn

Thể hiện kỹ năng làm việc nhóm của bạn trong một cuộcphỏng vấn tuyển dụngcó thể rất khó. Bạn thường chỉ tham gia phỏng vấn một mình nên chỉ có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy năng lực dựa vào các ví dụ về kinh nghiệm đã tích lũy trước đó. Nếu bạn có thể tham gia vòng thi làm việc nhóm hoặc cuộc phỏng vấn nhóm, đó là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện và tỏa sáng với các kỹ năng làm việc nhóm của mình.

Xem thêm:

-Web Developer là gì? Mô tả công việc của một Web Developer

-SEO Content là gì? Cách xây dựng và tối ưu SEO Content hiệu quả

-Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả

Kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng quan trọng đối với tất cả những ai đã, đang và sắp bước vào môi trường làm việc. Vì vậy, hãy rèn luyện nhiều hơn mỗi ngày để trở thành một người có thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Hãy chia sẻ bài viết này cho nhiều người hơn nếu bạn thấy hay và bổ ích nhé!

Nguồn tham khảo:https://www.herzing.edu/blog/7-important-teamwork-skills

Copy link
vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/ky-nang-lam-viec-nhom-tam-quan-trong-va-cai-thien-ky-nang-hieu-qua-320

Tin cùng chuyên mục

  • Agency là gì? Vai trò, công việc Agency trong ngành Marketing Kinh nghiệm việc làm - 26 lượt xem
  • Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai Kinh nghiệm việc làm - 72 lượt xem
  • Hạch toán kế toán là gì? Cách định khoản hạch toán trong kế toán Kinh nghiệm việc làm - 48 lượt xem
  • Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn, hiệu quả Kinh nghiệm việc làm - 86 lượt xem