Khắc phục lỗi in mã vạch từ word

Ngày nay, nhu cầu quản lý sản phẩm, hàng hóa lưu trữ trong kho và thanh toán nhanh khi mua hàng đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc và cuộc sống của mỗi người. Do đó, máy quét mã vạch được sử dụng với tần suất ngày càng cao trong các hoạt động quản lý và kinh doanh của các cửa hàng và doanh nghiệp. Và dĩ nhiên trong quá trình sử dụng khó tránh khỏi những lỗi phát sinh.

Trong bài viết này, HACODE sẽ nêu ra 3 lỗi thường gặp khi sử dụng đầu đọc mã vạch và cách khắc phục các lỗi đó.


1. Đầu đọc không báo đèn đỏ

Khắc phục lỗi in mã vạch từ word

Bạn đang sử dụng đầu đọc mã vạch bình thường. Bỗng một ngày, cái đầu đọc mã vạch của bạn không hoạt động. Khi bạn bấm cò để tít mã vạch, nó vẫn im lìm, không có đèn báo gì cả.

Nguyên nhân:

- Không có nguồn điện một chiều 5V DC vào đầu đọc mã vạch. Tất nhiên không có điện thì máy quét mã vạch không thể hoạt động và đèn báo tín hiệu cũng không thể sáng lên.

- Cổng USB mà bạn đang cắm dây cáp là không chính xác hoặc đang không có điện vào.

Cách xử lý:

- Kiểm tra lại các cổng kết nối giữa đầu đọc mã vạch và máy tính. Các cổng này phải được kết nối thông suốt với nhau thì đầu đọc mã vạch mới có thể lấy điện truyền từ máy tính sang để hoạt động.

- Nếu đầu đọc mã vạch của bạn sử dụng cổng RS232 để kết nối với máy tính thì bạn cần phải dùng thêm một nguồn (adapter) bên ngoài có điện áp 5V DC để cấp nguồn cho đầu đọc hoạt động.

2. Dữ liệu không nhập vào máy tính khi quét mã vạch

Khắc phục lỗi in mã vạch từ word

Khi quét mã vạch bạn thấy thông tin về sản phẩm (ví dụ mã sản phẩm, tên sản phẩm, xuất xứ, giá bán) không được tự động nhập vào phần mềm trên máy tính (Word, Excel hoặc phần mềm bán hàng), mặc dù đầu đọc có phát ra tiếng “bíp” và đèn tín hiệu có phát ra ánh sáng đỏ.

Chẩn đoán nguyên nhân lỗi:

- Dây cáp kết nối đầu đọc mã vạch với máy tính bị đứt ngầm ở đoạn nào đó

- Đầu tiếp xúc của cổng USB ở máy tính có thể bị hỏng hoặc bị gỉ, do đó nó không thể truyền và nhận tín hiệu điện một cách ổn định qua đầu đọc mã vạch, dẫn tới tình trạng máy tính “không nhận” đầu đọc.

- Có thể bạn chưa thiết lập cấu hình chính xác cho đầu đọc để đọc loại mã vạch đó. Do vậy, đầu đọc mã vạch sẽ không thể chuyển đổi dữ liệu có trong mã vạch sang dạng chữ được.

Cách khắc phục:

- Thử rút dây cáp ra cắm lại thật chắc vào cổng kết nối hoặc cắm cáp sang cổng kết nối khác của máy tính.

- Nếu rút dây cáp ra cắm lại mà không có tác dụng, bạn nên thử dùng dây cáp khác tốt hơn, mới hơn để kết nối đầu đọc mã vạch với máy tính.

- Kiểm tra lại xem bạn đã dùng đúng loại dây cáp kèm theo của loại đầu đọc mã vạch đó hay chưa?

- Đầu đọc mã vạch thường có tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đi kèm theo trong hộp đựng sản phẩm. Bạn nên đọc kĩ tờ hướng dẫn sử dụng này để có thể thiết lập cấu hình chính xác cho sản phẩm trong trường hợp cần thiết. Việc này tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm đầu đọc mã vạch.

3. Đầu đọc mã vạch không đọc được code 93

Khắc phục lỗi in mã vạch từ word

Đây là một trong những lỗi khiến dữ liệu về sản phẩm có trong mã vạch không nhập được vào phần mềm trên máy tính.

Đa số các loại đầu đọc mã vạch có thể đọc được hết các loại mã vạch thông dụng mà không cần cài đặt gì thêm. Nhưng đối với loại mã vạch đặc biệt là code 93 thì bạn cần “mở khóa” cho đầu đọc trước.

Để mở khóa cho đầu đọc mã vạch, bạn làm như sau:

Bạn xem hướng dẫn từng loại mã vạch ở trong tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm theo trong hộp đựng sản phẩm. Sau đó, bạn dùng đầu đọc mã vạch quét mã vạch mẫu trong tờ hướng dẫn để mở khóa

Nếu đã áp dụng tất cả các cách trên mà đầu đọc vẫn bị lỗi?

Vậy thì khả năng cao là đầu đọc mã vạch của bạn đã bị lỗi main. Hãy đem nó đến đại lý của hãng sản xuất để bảo hành, hoặc mang tới công ty cổ phần giải pháp HACODE để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

Tem nhãn mã vạch có thể in với nhiều cách khác nhau như sử dụng phần mềm chuyên dụng của các hãng máy in: Toshiba- Bartender, Zebra-ZebraDesign, Datamax, TCS… nhưng in bằng Word sẽ rất tuyệt vời.

Ưu điểm của các phần mềm in mã vạch trên là chuyên nghiệp, sử dụng in cho số lượng lớn. Tuy nhiên với nhu cầu in tem nhãn in hoặc cần sự đơn giản, những phần mềm đó không phải là giải pháp tốt nhất. Cách in tem nhãn mã vạch sử dụng Microsoft Word lới Add-ins TBar-COde sẽ đơn giản hóa cách làm và hỗ trợ đầy đủ các loại mã vạch UPC, EAN, Code 123, EAN, MSI, QR code…. cho tất cả nhu cầu in tem nhãn…

Nếu còn đang băn khoăn không biết sản phẩm của mình có mã vạch như thế nào thì có thể xem bài 10 bước in nhãn mã vạch cho sản phẩm dễ hiểu

Bước 1, Download và cài đặt Add-ins TBar-code

Sau khi download add-ins TBar-code, tiến hành cài đặt. Khi cài đặt xong phần mềm sẽ tự động mở Word và Excel lên.

Khắc phục lỗi in mã vạch từ word

Bước 2, Kích hoạt add-ins TBarcode và tạo Document trống trên Word

  • Click vào tab Add-ins và TBar-Code để kích hoạt Add-ins TBar-Code
  • Tạo Blank Document mới trên Microsoft Word

Bước 3 Tạo dữ liệu mã vạch (barcode database) chèn vào Word

Sơ lược về cấu trúc mã vạch tại Việt Nam

Cấu tạo mã số mã vạch, hay cách đọc mã vạch sản phẩm: Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá

Mã số của hàng hoá có các tính chất sau: – Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá. – Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.

Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau:

– Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.

– Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International)

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)

Khắc phục lỗi in mã vạch từ word

Cấu trúc mã vạch EAN-13 tại Việt Nam

Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải + Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu + Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số + Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp + Số cuối cùng là số kiểm tra

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo. Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.

Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.

Số kiểm tra C sẽ phát hiện là mã vạch giả hay chính chủ

Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên. Số C này nó sẽ tính toán theo 1 thuật toán mà phần mềm quy định hoặc tổ chức mã vạch quốc tế vi định haowjc chúng ta có thể đặt thuật toán cho nó cũng được. Số C này sẽ từ 0-9,

Ví dụ C= ((a1+a2+a3+a4+a5+a6+a7+a8+a9+a10+a11+a12)*23-7)%10 = (47*23-7)%10=4

(lấy số dư khi chia cho 10, a1-a12 là 12 chữ số của mã vạch ở hình phía trên)

Như vậy mã số của nó sẽ là: 8938510084014. Thuật toán này chỉ có tổ chức biết nên mọi sự copy hoặc làm giả sẽ bị phát hiện nếu là giả 1 mã số khác 8938514784016 thì khi tính ra (58*23-7)%10=7, mà mã số thứ 13 này là số 6 thì mã số này là giả, sản phẩm này là hàng nhái.

Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con số.