Kết cấu theo trình tự logic là gì

Văn bản thuyết minh là văn bản quen thuộc và sử dụng rất nhiều đối với chương trình bậc Trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tuy nhiên đây là văn bản khó nên việc sử dụng chúng cần được bạn đọc lưu ý. Đặc biệt nhiều bạn đọc rất băn khoăn không biết đối với văn bản này hiện các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ra sao.

Văn bản thuyết minh là gì?

Thuyết minh là hình thức tồn tại dưới hai dạng nói và viết cùng nhằm mục đích chính là cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. Văn bản thuyết minh  cũng cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích,.. 

Có nhiều loại văn bản thuyết minh khác nhau. Có loại chủ yếu trình bày giới thiệu như thuyết minh một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp. Lại có loại thiên về miêu tả sự vật hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính tượng hình.

Kết cấu theo trình tự logic là gì

Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Kết cấu văn bản được hiểu là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản.

Khi viết bài văn thuyết minh có thể lưạ chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh bao gồm:

– Kết cấu theo trình tự thời gian: Trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.

– Kết cấu theo trình tự không gian: Trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó(bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát).

– Kết cấu theo trình tự lôgíc: Trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (mối quan hệ nguyên nhân-kết quả; chung-riêng; liệt kê các mặt; các phương diện…)

– Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: Trình bày sự vật kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

Ví dụ các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Cụ thể để giúp độc giả hình dung về các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh dễ hơn bài viết xin đưa ra một số ví dụ làm rõ.

– Kết cấu theo trình tự thời gian về vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội – đền Ngọc Sơn:

“Huyền thoại kể rằng: Xưa kia, vẻ đẹp quyến rũ nơi đây đã khiến các tiên nữ thường giáng trần tắm mát, dạo chơi, ngắm cảnh trên hồ và người trần đã dựng đền thờ các nàng trên mảnh đất này. Đến cuối đời Lê, chùa Ngọc Sơn được xây dựng làm nơi thờ Phật; từ thời Nguyễn, nơi đây mới chuyển thành đền thờ Thánh như hiện nay. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu) – nhà nho, nhà văn hoá lớn của Hà Nội đã đứng ra sửa sang lại toàn bộ cảnh quan khu vực đền Ngọc Sơn và để lại nhiều di bút bất hủ nơi đây. Kiến trúc của đền Ngọc Sơn là một hệ thống liên hoàn ẩn chứa dấu ấn cả ba hệ tư tưởng – tôn giáo: Nho, Phật, Đạo hoà quyện với nhau thật tự nhiên và thể hiện dưới những hình tượng kiến trúc vừa chân thật vừa huyền ảo”.

(Trích Đền ngọc sơn và hồn thơ hà nội – Theo Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Truyền hình Hà Nội, tháng 11-2005)

– Kết cấu theo trình tự không gian theo trình tự quan sát để thuyết minh đền Ngọc Sơn:

“Nhìn từ ngoài vào, Tháp Bút – Đài Nghiên thể hiện tinh thần của Đạo Nho; trong điện chính lại thờ các vị thần của Đạo Giáo, song các vị này đều liên quan đến việc học hành, khoa cử, đỗ đạt; ba vị thờ nơi hậu điện (Quan Đế tức Quan Vân Trường, Táo Quân, Đức Thánh Trần) không chỉ thể hiện tinh thần của Đạo Giáo mà còn là sự đề cao những con người trung nghĩa, không phân biệt dân tộc, đẳng cấp và lồng vào đó là cả lòng tự hào dân tộc với sự tôn vinh Đức Thánh Trần. Sau nữa phải kể đến Phật A Di Đà được phối thờ ở hậu cung theo mô hình tiền Thánh hậu Phật thường gặp trong nhiều ngôi đền ở Việt Nam. Đó chính là một tổng thể kiến trúc vừa mang dấu ấn tâm linh vừa hiển hiện một tâm hồn yêu cái đẹp và cái thiện…”

(Trích Đền ngọc sơn và hồn thơ hà nội – Theo Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Truyền hình Hà Nội, tháng 11-2005)

– Kết cấu theo trình tự logic liệt kê các mặt; các phương diện của bưởi phúc trạch

“Vỏ bưởi phúc trạch mỏng chứ không dày như nhiều loại bưởi khác. Cầm con dao sắc, gọt nhẹ, màu hồng đào trồi lên mịn màng như má cô gái dậy thì. Gọt sâu vào một chút nữa, cái màu hồng đào ấy càng đậm hơn, càng đằm thắm hơn. Cuối cùng, dí mũi dao lên đỉnh quả rạch dọc xuống múi bưởi hiện ra màu hồng quyến rũ. Tách ra từng múi, tép bưởi chen chúc nhau mọng lên đầy ắp hương vị hấp dẫn… Dĩ nhiên là vị của nó không cay the, không chua nhưng cũng không ngọt đậm, mà ngọt thanh. Càng ăn càng thích. Ăn nhiều không chán”.

Mong rằng qua nội dung bài viết trên đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cơ bản về Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

VĂN THUYẾT MINH CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT minh Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau : Theo trình tự thời gian : trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. Theo trình tự không gian : trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên - bên dưới, bên trong - bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát). Theo trình tự logic : trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,...). Theo trình tự hỗn hợp : trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP Ý kiến nào dưới đây nói đúng nhất về ý nghĩa của văn thuyết minh ? Văn thuyết minh nhằm trình bày chính xác về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. Văn thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. Văn thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người và nêu lên ý kiến riêng của người viết. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh ? Văn bản giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du. Văn bản tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du. Văn bản phân tích nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Loại văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh ? Văn bản trình bày, giới thiệu một tác phẩm. Văn bản trình bày, giới thiệu một di tích lịch sử. Văn bản trình bày, giới thiệu một thắng cảnh. Văn bản trình bày, giới thiệu một phương pháp. Văn bản thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng. Tất cả các loại vãn bản trên. Kết cấu của văn bản là gì ? Là quan hệ giữa các đoạn trong văn bản. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tô' của văn bản thành một đơn vị thông nhất, hoàn chỉnh, có ý nghía. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản theo chủ đề chung của văn bản. Dòng nào dưới đây không khái quát được những hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ? Kết cấu theo trình tự thời gian. Kết cấu theo trình tự không gian. Kết cấu theo trình tự nguyên nhân - kết quả. Kết cấu theo trình tự logic. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp. Nôi cột A và cột B để có được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh : A B a. Kết cấu theo trình tự thời gian. 1. Trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau. b. Kết cấu theo trình tự không gian. 2. Trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau. c. Kết cấu theo trình tự logic. 3. Trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó. d. Kết cấu theo trình tự hỗn hợp. 4. Trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. * Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi 7-9 Được thành hình những xây dựng cơ bản đầu tiền từ thời Chúa Nguyễn (Nguyễn Hoàng) dưới tên Phố Hoài cho thuyền bè tới lui cập bến mua bán, trải qua bao thăng trầm, bao biến thiên, Hội An ngày nay vẫn còn giữ được vẻ cổ kính, u trầm của mình qua những con đường nhỏ hẹp, những ngôi nhà lâu đời mái ngói âm dương rêu phong phủ kín, những ngôi chùa gần 200 năm và những cây đa có tuổi thọ gần 2 thế kỉ. Ngoài sự dị biệt về lối kiến trúc cổ xưa của mình, Hội An còn là một thành phố nhỏ có những món ăn đặc biệt mà không thấy một nơi nào trên đất nước có bán, kể cả ở khu Bảy Hiền (thành phố Hồ Chí Minh) là nai có đông người Quảng Nam cư ngụ sinh sống nhất. Thực ra, những món ăn “đặc sản’’ này của Hội An rất đơn giản, nhưng do tính chất cá biệt của nguyên liệu và cách thức nấu nướng mà nó trở nên nổi tiếng, và người nơi khác đến ăn một lần hẳn sẽ khó mà quên. Đó là “cao lầu”. Vì sao gọi là “cao lầu” thì chưa nghe người Hội An nào giải thích rành rẽ cả. Nó là một loại mì, với những con mì có sợi dày và to gấp 3-4 lần sợi hủ tiu, có đặc điểm không dai và màu vàng sậm. Sắc vàng này là màu nguyên thủy do một chất nước chỉ ở Hội An mới có, cấu tạo với gạo mà thành. Khi ăn, người ta nhúng mì vào nồi nước lèo cho mềm, rồi đổ ra tô trên một lớp giá củng đã được trụng qua, sắp lên mặt một lớp thịt heo xíu cùng một ít bánh tráng cắt nhỏ chiên mỡ (giống như bánh phồng tôm) và rưới thêm một muỗng nước béo của thịt heo xíu đã pha loãng. An khô như thế cùng với một cái bánh tráng nướng. Thật là đơn sơ, nhưng không nơi nào “bắt chước” được. Vì lẽ tất cả cái “tinh túy” của tô cao lầu nằm trong sợi mỉ và con mì này chỉ tại Hội An mới có. Thành phố Đà Nẵng cách đó 30 km và ngay cả thị trấn Vĩnh Điện chi cách Hội An chưa đầy 10 km củng chịu thua, không làm được vì không có nguyên liệu. Chính vì cái đặc biệt đó mà cao lầu trở nên một món ăn “độc quyền” của Hội An, và độc đáo, lạ lẫm đối với khách từ nơi khác đến thám quan. Chả thế mà chỉ nếm qua một lần, nhà văn Nguyễn Tuân đã có một bài tùy bút về cao lầu Hội An ! Món thứ hai là cơm gà. Bạn khoan cười ruồi : “Tưởng gì ... cơm gà thì ở đâu mà chẳng có !”. Đúng là cơm gà thỉ có nhan nhản khắp nơi, nhưng nấu theo kiểu Hội An thì chưa có nơi nào thực hiện. Cơm gà Hội An không “quý hiểm” như sợi mì cao lầu, nhưng thật là ngạc nhiên khi ngay tại chợ Tân Bình (thành phố Hồ Chí Minh), nơi bán nhiều món ăn Quảng nhất, vẫn không thấy có một chỗ nào bán cơm gà “đúng mốt” Hội An. Món ăn này cũng không có gì cầu kì, rườm rà. Trước tiên là chọn gạo, loại gạo “chim rơi” hạt thon, dài, vo sạch, để cho ráo nước. Sau đó, người ta xào gạo qua một lượt bằng dầu phộng. Con gà luộc xong vớt ra khỏi nồi, nước luộc gà một ít được dùng vào việc làm “nước nhưn” bằng bộ lòng gà, phần còn lại dùng để nấu cơm bằng loại gạo đã được xào dầu. Nếu “tinh túy” của cao lầu là ở sợi mì, thì “tinh hoa” của cơm gà Hội An lại nằm trong hạt cơm. Yêu cầu về kĩ thuật nấu loại cơm này là hạt cơm chín, nhưng không được nở, phải khô và rời rạc từng hạt, không vón cục lại với nhau. Con gà luộc được xé phần thịt ra từng miếng nhỏ. Khi ăn, cơm múc ra tô hoặc dĩa, trải lên một lớp thịt gà xé, chan một muỗng “nước nhưn” (cũng khô như cao lầu), bỏ ít cọng rau răm lên trên, cho thèm nửa muỗng cà phê tương ớt Triều Phát (một tiệm Tàu chuyên sản xuất tương ớt, tương xại ở Hội An). Để nêm cho cơm gà, người ta không xài nước mắm mà dùng tàu vị yểu mới đúng “gu”. Tham quan đất Quảng, ngoài việc thưởng thức hương vị các món ăn trển, mời bạn hãy đi thăm những di tích lịcli sử của phố cổ. Bạn hãy chiêm ngưỡng lối kiến trúc ngộ nghĩnh nhưng không kém phần trang nghiêm và mĩ thuật của Chùa Cầu, cây cầu thiết kế như một cái chùa do người Nhật phối hợp xây cất cách đây hơn nửa thế kỉ. Bạn hãy đi thăm vườn dừa Bảy Mẫu ở Cửa Đại, một chiến khu lừng lẫy, nai phát xuất bao chiến công oanh liệt của một đất Quảng “thànli đồng chống Mĩ”. Bạn hãy tắm biển Hội An, một bờ biển mịn màng không hề có lấy một viên đá nhỏ (...). Bạn hãy bơi thuyền trên dòng sông Thu Bồn lao xao ánh trăng [...]. Ngoài cái thắm thiết chân tình đầy lòng hiếu khách của người dân phố Hội, Quảng Nam có lẽ bạn sẽ còn cảm thấy tại thành phô' được xây dựng đã trên hai thế thế kỉ này giờ đây vẫn như còn phảng phất hơi hướng của một quá khứ hào hùng, còn lãng đãng, vắn vương cái hồn thiêng của một lịch sử đầy khí phách, nơi ra đời và cũng là nơi yên nghỉ của những vị tướng thời Tây Sơn, của thứ phi Trần Thị Quỵ, vợ thứ của Hoàng đế Quang Trung, và cũng là quê hương thân yêu của nhà cách mạng Phan Chu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu và anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Không phải ngẫu nhiên mà đoàn làm phim của nghệ sĩ Lí Huỳnh chọn Hội An để làm một trong những bối cảnh cho cuốn phim “Thanh gươm để lại”. Cũng không phải ngẫu nhiên mà sau một thời gian nghiên cứu, Nhật Bản dự định đầu tư để phục chế và duy trì nguyền dạng đường nét củ xưa của thành phố trầm mặc, cổ kính này. (Thế Lâm) Mục đích thuyết minh của văn bản trên là gì ? Giới thiệu cảnh đẹp Hội An. b. Giới thiệu đặc sản Hội An. c. Giới thiệu lịch sử Hội An. d. Giới thiệu những nét đặc sắc của Hội An. Dòng nào không phải là ý chính tạo thành nội dung của văn bản trên ? Kiến trúc cổ xưa của Hội An. Những món ăn đặc biệt của Hội An. Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh đẹp Hội An. Tình người Hội An. Truyền thông lịch sử Hội An. Các ý chính trong văn bản trên được sắp xếp theo trình tự logic nào ? Trình bày theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. Trình bày theo quan hệ chung - riêng. Trình bày theo quan hệ liệt kê các mặt, các phương diện. Cả a, b và c.