Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu

Thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính không hề khó, chỉ mất khoảng 15 ngày làm việc là xong. Với điều kiện hồ sơ pháp lý phải chính xác.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, được đánh giá là thị trường rất tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm không ngừng tăng cao. Đó là lý do bạn cần quan tâm đến việc đăng ký bản quyền cho phần mềm (chương trình máy tính) của mình. Điều đó sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp của bạn khi xảy ra tranh chấp, vi phạm.

Phần mềm máy tính là gì?

Phần mềm máy tính (hay còn gọi là Phần mềm hoặc Chương trình máy tính) là tập hợp các đoạn mã do lập trình viên tạo ra để thực hiện một công việc nào đó trên máy tính.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, phần mềm là một trong các đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Cho nên người tạo ra phần mềm có thể đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm của mình.

Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?

Mục đích khi các tác giả (hoặc chủ sở hữu quyền tác giả) tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền và hồ sơ kèm theo tại Cục bản quyền tác giả (cov.gov.vn) là để ghi nhận các thông tin về tác giả và phần mềm.

Mặc dù việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả nhưng đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định quyền sở hữu đối với phần mềm đó.

Khi xảy ra tranh chấp, việc chứng minh ai là người tạo ra phần mềm trước rất khó khăn. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả trở thành căn cứ để xác lập quyền tác giả cho bạn. Do đó, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Bạn cần chuẩn bị và gửi cho chúng tôi những tài liệu dưới đây:

  1. Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  2. Bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả (công chứng);
  3. Bản gốc Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình tạo ra phần mềm;
  4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn ;
  5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có nhiều tác giả);
  6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có nhiều chủ sở hữu);
  7. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (công chứng);
  8. Hai (02) đĩa CD ghi nội dung phần mềm:
    • Phần mềm máy tính (bản cài đặt);
    • Bản mô tả phần mềm;
    • Bộ code phần mềm máy tính;
  9. Bản in mã code;
  10. Bản mô tả hoạt động của phần mềm;

Ngoài các tài liệu trên, bạn cần cung cấp thêm các thông tin sau:

  • Thời gian hoàn thành phần mềm (thông tin này rất cần thiết để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai)
  • Thông tin công bố phần mềm:
    • Tác phẩm đã được công bố ở đâu chưa?
    • Nếu đã công bố, nêu rõ thời gian công bố, hình thức công bố,…

* Tất cả các tài liệu trên đều phải viết bằng tiếng Việt. Trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch thuật & công chứng. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Chi phí & thời gian

Chi phí đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Số lượng hồ sơ;
  • Độ khó của hồ sơ;
  • Thời gian thực hiện;

Giá tham khảo: 3.000.000 VNĐ

Thời hạn thẩm định của cơ quan nhà nước cho việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm thông thường là: 15-30 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ. Trường hợp từ chối cấp, Cục Bản Quyền sẽ ra thông báo từ chối bằng văn bản.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thực mang lại. Vì vậy, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính mà mình sáng tạo ra. Nếu cần hỗ trợ về đăng ký bản quyền tác giả cũng như bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, và các vấn đề Sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ với InvestOne Law Firm để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm:

Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Chào luật sư, tôi có viết một phần mềm dành cho máy tính với các chức năng được đánh giá là khá hữu dụng, tôi được biết trên thực tế hiện nay, việc đánh cắp bản quyền phần mềm diễn ra rất nhiều, vì vậy có cách nào để tôi tự bảo vệ được quyền của mình, khi có tranh chấp thì tôi là người được bảo vệ không? Mong luật sư tư vấn, hỗ trợ. Tôi xin cảm ơn! Cảm ơn bạn đã quan tâm sử dụng dịch vụ của Luật Inslaw, với thắc mắc của bạn về Đăng ký bản quyền phần mềm, chúng tôi xin chia sẻ, giải đáp cho bạn như sau:

Trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp xảy ra liên quan đến bản quyền phần mềm máy tính vì nó khó chứng minh người nào là tác giả, người nào đã khởi tạo ra phần mềm đó đầu tiên, vì vậy pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác giả của sản phẩm. Luật Inslaw khuyến khích cá nhân, tổ chức nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền đối với sản phẩm mà mình tạo ra để nếu có sự xâm phạm thì tác giả vẫn được bảo vệ không phải chứng minh đây là tác phẩm của mình theo quy định pháp luật.

Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính thực chất là đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học do mình sáng tạo ra/sở hữu. Cá nhân, tổ chức đăng ký bản quyền và được cấp Giấy chứng đăng ký quyền tác giả, đây là giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp đối với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo ra và đồng thời phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Đối với quyền tác giả, không phụ thuộc vào nội dung, chất lượng hay hình thức, ngôn ngữ thể hiện, … đặc biệt, nó cũng không phân biệt tác phẩm này đã được công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Bài viết liên quan  Đăng ký logo độc quyền

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền đăng ký bản quyền đối với tác phẩm do mình tạo ra/thuộc quyền sở hữu. Bạn là người tạo ra, viết ra phần mềm máy tính nên bạn là người có quyền đăng ký bản quyền phần mềm cho mình.

Đối với việc đăng ký bản quyền tác giả, tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản như sau:

  • Quyền nhân thân, bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; tác giả có thể được đứng tên, nêu tên hoặc bút danh trên tác phẩm, khi tác phẩm được công bố, sử dụng; có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình; ngoài ra tác giả còn có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm, … có hành vi gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
  • Quyền tài sản bao gồm các quyền như: cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình phần mềm máy tính; sao chép; làm tác phẩm phái sinh; …

Các cá nhân, tổ chức khi sử dụng, khai thác các quyền tài sản này phải xin phép và trả tiền thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện thủ tục nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền để được ghi nhận về các thông tin đối với tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Đăng ký để được cấp GCN đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc, vì quyền tác giả đã phát sinh ngay từ khi tác phẩm được ra đời và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định rồi. Tuy nhiên, việc được cấp Giấy chứng nhận này là cần thiết bởi vì khi có sự xâm phạm, tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp, cá nhân là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không không có nghĩa vụ chứng minh cho quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại

Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (theo mẫu): tờ khai phải được viết bằng tiếng Việt, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền nộp đơn ghi đầy đủ thông tin và ký tên 
  • Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả Ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ban hành
  • 01 bản sao đối với phần mềm máy tính được đăng ký (được đưa vào đĩa CD)
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền
  • Giấy tờ tùy thân của người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ (CMND/CCCD/HC)
  • Trường hợp có đồng tác giả thì phải nộp kèm văn bản đồng ý của những đồng tác giả còn lại

Bài viết liên quan  Đăng ký bảo hộ sáng chế

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin và mong muốn từ phía khách hàng.
  • Bước 2: Đánh giá và vạch ra quy trình làm việc, về cả thời gian và chi phí thực hiện
  • Bước 3: Soạn thảo, hoàn thiện 01 bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền
  • Bước 4: Thực hiện các thủ tục nộp, theo dõi hồ sơ, nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền
  • Bước 5: Bàn giao kết quả cho khách hàng

Nhiều câu hỏi được gửi đến Luật Inslaw rằng cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là cơ quan nào, có thể nộp hồ sơ ở đâu khi muốn đăng ký bản quyền phần mềm?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (đăng ký bản quyền phần mềm) là Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo quy định tại Điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Về thời hạn của quyền tác giả được quy định như sau:

  • Đối với các quyền nhân thân quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bảo hộ vô thời hạn
  • Quyền tài sản, quyền nhân thân quy định 3 Điều 19 đối với tác phẩm là phần mềm chương trình máy tính có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm tiếp theo sau năm tác giả chết

Theo quy định pháp luật, thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

  • Trên thực tế, tùy thuộc vào từng trường hợp, tình hình cụ thể, thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn theo quy định pháp luật.
  • Chi phí là vấn đề mà hầu hết khách hàng đều quan tâm khi nhờ đến một đơn vị nào đó tư vấn và thực hiện thủ tục. Luật Inslaw với đội ngũ luật sư và chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, chúng tôi hiểu được vấn đề này của khách hàng. Luật Inslaw xây dựng một mức chi phí phù hợp dựa trên những kinh nghiệm hoạt động thực tế để có thể hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng khi đăng ký bản quyền phần mềm. Hãy liên hệ trực tiếp với Luật Inslaw để chúng tôi nắm được vấn đề của quý khách và có những tư vấn sơ bộ ban đầu. Sau khi vạch rõ được quy trình, thủ tục cần thực hiện, Luật Inslaw sẽ gửi tới doanh nghiệp thư tư vấn cùng với bảng chi phí dịch vụ để Quý khách hàng nắm được.

Bài viết liên quan  Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
  • Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
  • Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

Luật Inslaw là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm chuyên nghiệp, chúng tôi đã đăng ký thành công cho rất nhiều cá nhân, tổ chức để bảo đảm quyền tác giả của mình đối với tác phẩm được tạo ra/thuộc quyền sở hữu của mình.

Đến với Luật Inslaw, quý khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn tận tình từ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chúng tôi nhận ủy quyền thực hiện từ giai đoạn soạn thảo hồ sơ và chịu trách nhiệm đến khi có kết quả và bàn giao cho quý khách hàng. Bên cạnh đó, với bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT INSLAW

  • Điện thoại: 0961 349 060.
  • Email:
  • Website: http://inslaw.vn/

Bạn đang xem bài viết “Đăng ký bản quyền phần mềm với hồ sơ, thủ tục nhanh gọn” tại chuyên mục “dịch vụ sở hữu trí tuệ”