Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có lây không? Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều người đang mắc tình trạng này. Nhiễm trùng đường tiết niệu xét về bản chất không phải là loại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có khả năng lây lan trong một số trường hợp dưới đây.

Viêm đường tiết niệu có lây không?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng một hay nhiều cơ quan trong hệ tiết niệu bị viêm có thể gây ra bởi: vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. (1)

Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có lây không? Xét về bản chất, bệnh lý này không thuộc nhóm bệnh có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu vẫn có mức độ lây nhiễm nhất định. Tùy theo nguyên nhân và vị trí viêm nhiễm mà chúng ta xác định khả năng và mức độ lây nhiễm.

Ngoài ra, bệnh lý này không lây từ người sang người do sử dụng chung hay tiếp xúc trực tiếp với bệ ngồi bồn cầu. Xét về lý thuyết, vi sinh vật có khả năng truyền từ bệ ngồi bồn cầu sang mông và đùi rồi lan tới bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, hình thức lây nhiễm này thực tế rất khó xảy ra.

Cách nhận biết tình trạng viêm đường tiết niệu

Dấu hiệu lâm sàng của viêm nhiễm đường tiết niệu tùy thuộc vào vị trí viêm (viêm đường tiết niệu trên hay dưới), mức độ viêm và các biến chứng mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. (3)

Đối với nữ giới

  • Tiểu gắt buốt, lắt nhắt, liên tục, cảm giác tiểu không hết, làm cho người bệnh sợ đi tiểu, sợ uống nước.
  • Lượng nước thải ra mỗi lần đi tiểu rất ít, thậm chí là gần như không có. Trong lúc tiểu tiện, người bệnh cảm thấy đau tức vùng bụng dưới và khu vực xương chậu.
  • Nước tiểu bị thay đổi màu sắc, có mùi hôi và nồng. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có khả năng tiểu ra máu.
  • Một số trường hợp còn bị đau vùng hố thắt lưng và bụng dưới. Đây là vị trí tương ứng với thận và niệu quản. Cảm giác này thường xuất hiện khi cơ thể đã bị nhiễm trùng nặng.
  • Khi bệnh gây tình trạng nhiễm trùng toàn thân, người bệnh sẽ bị sốt mức độ từ sốt nhẹ đến sốt cao lạnh run, thường xuyên nôn ói. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, cần theo dõi thêm.

Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

Đối với nam giới

  • Nam giới thường ít bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn nữ giới do đặc điểm cấu tạo niệu đạo của nam dài hơn nữ, các tác nhân gây bệnh khó bội nhiễm ngược dòng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bởi vậy, khi nam giới bị viêm đường tiết niệu thường kèm theo các yếu tố nguy cơ như: sỏi đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu quản, bàng quang thần kinh.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt và tần suất đi tiểu nhiều bất thường trong một ngày.
  • Nước tiểu có sự thay đổi bất thường như có mùi hôi nồng, xuất hiện máu hoặc mủ.
  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu trong người vì bị các cơn đau tức, kéo dài ở vùng hạ vị hành hạ.
  • Khi bệnh trở nặng, dương vật sẽ bị ngứa ngáy hay căng tức. Khi thức dậy vào buổi sáng, đầu dương vật xuất hiện mủ, có mùi hôi.
  • Tình trạng viêm nhiễm đường tiểu khi kéo dài còn gây rối loạn giấc ngủ, xuất hiện tình trạng rét run từng cơn, môi khô, gương mặt tiều tụy, hốc hác.

Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Vi khuẩn E.Coli

Vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu (chiếm 80%). Vi khuẩn xuất hiện ở bề mặt kết tràng. E.Coli sẽ dễ dàng lây lan qua đường tình dục, nhất là quan hệ qua đường hậu môn, không sử dụng bao cao su, rất dễ gây viêm nhiễm đường tiết niệu cho bạn tình. (2)

Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn E.Coli thâm nhập, phát triển thành bệnh. Khi đường tiết niệu bị tổn thương, không chỉ vi khuẩn E.Coli mà các loại vi khuẩn như lậu, chlamydia… cũng có khả năng thâm nhập cơ thể dễ dàng.

Lúc này, vi khuẩn ở ngoài bộ phận sinh dục sẽ bị đẩy lên bàng quang khi giao hợp, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm đường tiểu. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây lan qua đường tình dục khác, bạn nên sử dụng bao cao su, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đi tiểu trước và sau khi giao hợp.

Tham khảo: Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ

Vệ sinh vùng kín sai cách

Vệ sinh vùng kín sai cách sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Ở nam giới, cặn bẩn thường được lưu giữ ở bao quy đầu. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm và lây lan vào bên trong những cơ quan ở đường tiết niệu như bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo.

Ở nữ giới, cấu trúc niệu đạo thường ngắn, theo phương thẳng đứng. Cấu trúc này sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng thâm nhập, gây viêm nhiễm. Ngoài ra, thói quen thụt rửa âm đạo quá sâu, dùng chất tẩy rửa mạnh cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường vùng kín. Vi khuẩn sẽ lợi dụng thời cơ để thâm nhập và nhanh chóng phát triển, gây nhiễm trùng đường tiểu.

Nhịn tiểu

Khi nhịn tiểu, nước tiểu sẽ bị ngưng đọng ở bàng quang. Khi đó, vi khuẩn sẽ có thời gian để sinh sôi, phát triển nhanh chóng và gây bệnh. Ngoài ra, thói quen nhịn tiểu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm đường tiết niệu trên.

Nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu

Theo cấu tạo sinh học, cấu trúc đường tiết niệu của nữ giới thường ngắn hơn nam giới. Do đó, nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ cao hơn. Hơn 50% nữ giới từng bị viêm nhiễm đường tiểu ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ tái phát là 20% – 30%.

Viêm nhiễm tiết niệu có thể phát sinh bởi những yếu tố nguy cơ như:

  • Quan hệ tình dục quá nhiều hay thay đổi bạn tình thường xuyên
  • Vệ sinh cá nhân sai cách
  • Đang mắc bệnh tiểu đường
  • Đang đặt ống thông tiểu
  • Tiểu tiện không tự chủ
  • Sỏi thận
  • Bí tiểu
  • Phụ nữ mãn kinh
  • Tiền sử nhiễm trùng tiểu
  • Đang áp dụng phương pháp ức chế miễn dịch
  • Lạm dụng kháng sinh làm phá vỡ hệ sinh thái của lợi khuẩn trong đường tiết niệu và ruột.
  • Tác dụng phụ của phương pháp xạ trị hay thuốc hóa trị (cyclophosphamide và ifosfamide)

Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu

Phòng ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệu

Viêm nhiễm đường tiết niệu có thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có khả năng tái phát. Vì thế, người bệnh cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình.

  • Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể (trên 2 lít nước một ngày).
  • Tránh nhịn tiểu.
  • Không sử dụng thức uống có cồn hoặc chứa nhiều caffeine vì có khả năng kích thích bàng quang.
  • Vệ sinh vùng kín theo chiều từ trước ra sau.
  • Tắm bằng vòi sen, tránh tắm bồn.
  • Ưu tiên chọn quần lót may từ chất liệu cotton thoáng mát.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Qua bài viết này, người bệnh đã có câu trả lời cho thắc mắc viêm đường tiết niệu có lây không. Nhiễm trùng đường tiểu tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn có khả năng lây lan, phần lớn đều do sự chủ quan của bệnh nhân. Vì thế, người bệnh nên tự trang bị kiến thức về bệnh và vệ sinh cơ thể đúng cách để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.