Hướng dẫn luật tổ chức chính quyền địa phương 2023 năm 2024

Tại Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An Nguyễn Nam Đình đề nghị nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng như Quy chế hoạt động của HĐND kịp thời, phù hợp với thực tiễn.

HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC TỈNH/THÀNH TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin, tận dụng tối đa thế mạnh của mỗi cơ quan

Tại Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An Nguyễn Nam Đình cho biết, đối với việc phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, phối hợp các hoạt động đối ngoại, trong năm 2022, HĐND tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các quy định mới của pháp luật được Quốc hội ban hành và các nghị quyết của HĐND tỉnh đã được thông qua tại các kỳ họp HĐND tỉnh; về ý kiến trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri của các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh và các Sở, ngành. Các văn bản, tài liệu, thông tin có liên quan đến hoạt động phối hợp đều được các bên thông tin, trao đổi kịp thời. Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Uỷ ban MTTQ Việt Nam cũng phối hợp tham gia một số hoạt động đối ngoại: phối hợp thực hiện tốt trong các hoạt động đối ngoại với một số tỉnh thuộc các nước (như tỉnh Xiêng Khoảng và BôLyKhămXay - nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tỉnh Gyeonggi - Hàn Quốc; …) và các hoạt động chung khác của tỉnh.

Hướng dẫn luật tổ chức chính quyền địa phương 2023 năm 2024

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An Nguyễn Nam Đình

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phối hợp giữa HĐND với Đoàn ĐBQH, UBND và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: Việc phối hợp giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, của MTTQ và các đoàn thể tuy có nhiều chuyển biến nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu của cử tri. Công tác phối hợp đôn đốc UBND tỉnh thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát để nâng cao hiệu quả các cuộc giám sát của HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chưa thường xuyên. Công tác phối hợp để thống nhất các nội dung trình kỳ họp, rà soát, thực hiện đề nghị xây dựng nghị quyết chưa kịp thời, đồng bộ, do đó vẫn còn tình trạng điều chỉnh, bổ sung danh mục đề nghị xây dựng nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh, việc chuẩn bị nội dung, tài liệu trình kỳ họp HĐND tỉnh một số nội dung còn chậm so với yêu cầu và quy định.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An Nguyễn Nam Đình, nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trên là do sự phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND tỉnh, với Đoàn ĐBQH, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh có lúc chưa đồng bộ; việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan có lúc chưa thường xuyên, kịp thời; một số nội dung trong Quy chế chưa được phối hợp thực hiện hoặc có phối hợp thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn; công tác tham mưu các hoạt động phối hợp của các Văn phòng các bên trong việc thực hiện Quy chế có lúc chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Hướng dẫn luật tổ chức chính quyền địa phương 2023 năm 2024

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

Từ thực tiễn nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa HĐND tỉnh với Đoàn ĐBQH, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An Nguyễn Nam Đình cho rằng, mỗi cơ quan cần bám sát, tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ được giao, nội dung Quy chế để xây dựng chương trình phối hợp cụ thể; phát huy cao nhất tinh thần chủ động, tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin, tận dụng tối đa thế mạnh của mỗi cơ quan, đơn vị để phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ. Các cơ quan cần thiết lập các kênh thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ để thảo luận, thống nhất nội dung phối hợp cụ thể... thông qua công tác phối hợp để nâng cao chất lượng các hoạt động nhất là hoạt động chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND, hoạt động giám sát, hoạt động tiếp xúc cử tri,…Mỗi cơ quan cần tuân thủ nghiêm chế độ thông tin, báo cáo đột xuất, định kỳ theo yêu cầu của quy chế phối hợp, quan tâm kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung mới để công tác phối hợp bảo đảm sát thực tiễn, đảm bảo thực hiện đúng quy định về chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên.

Cần văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với thực tiễn

Bên cạnh đó, cần chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng hoạt động theo từng chuyên đề như kỹ năng phối hợp tổ chức kỳ họp HĐND, kỹ năng tiếp xúc cử tri cho Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh… Định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND với UBND tỉnh, giữa Thường trực HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH, UBMTTQ Việt Nam tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung mới để công tác phối hợp bảo đảm sát thực tiễn, đảm bảo thực hiện đúng quy định về chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh tại địa phương. Ngoài việc nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, Đoàn ĐBQH, UBND và UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các bên liên quan cần chỉ đạo, điều hành để 3 Văn phòng phối hợp tham mưu, phục vụ tốt các hoạt động của HĐND, Đoàn ĐBQH, UBND và Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; nhất là giúp HĐND trong công tác giám sát, tiếp xúc cử tri, chuẩn bị nội dung các kỳ họp.

Hướng dẫn luật tổ chức chính quyền địa phương 2023 năm 2024

Kỳ họp của HĐND tỉnh Nghệ An

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An cũng kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cân nhắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung phù hợp với thực tiễn như: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định thời gian dành cho các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh hoàn thành việc thẩm tra chỉ có 5 ngày (chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra để thẩm tra. Báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh). Đề nghị xem xét sửa đổi để có sự tương xứng về mặt thời gian giúp các ban HĐND tỉnh có điều kiện về thời gian khảo sát thực tế, phân tích sâu các vấn đề nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo nghị quyết HĐND tỉnh.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An cũng kiến nghị nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng như Quy chế hoạt động của HĐND kịp thời, phù hợp với thực tiễn như: quy định rõ ràng, cụ thể mối quan hệ giữa Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND, lãnh đạo các Ban HĐND và lãnh đạo các sở, ngành thuộc UBND; quy định rành mạch, đầy đủ về trách nhiệm của UBND trước HĐND với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND; quy định về phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch HĐND; quy định rõ mối quan hệ giữa HĐND cấp trên và HĐND cấp dưới,…

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An cũng kiến nghị đề nghị Quốc hội đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư có chủ trương và hướng dẫn cụ thể hơn về cơ cấu cấp uỷ đảm nhiệm các chức vụ Thường trực HĐND, lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh để đảm bảo thống nhất giữa các địa phương và tăng số lượng cấp uỷ trong thành viên Thường trực và lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh để tương xứng với số lượng cấp uỷ là thành viên UBND tỉnh.