Hướng dẫn làm nước lẩu thái chua cay

Cách nấu lẩu Thái hải sản: Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi và hành tím băm cho vàng thơm thì cho lá chanh vò hơi nát vào. Tiếp đến cho sả cây vào xào thơm lên.

Bước 3:

Tiếp theo cho ớt trái, 2 trái cà chua và thơm cắt miếng vào đảo đều để thơm và cà chua chín sơ.

Bước 4:

Sau đó cho thêm 1 lít nước vào nồi, nấu sôi thì vớt bỏ sả và lá chanh ra khỏi nồi.

Bước 5:

Tiếp tục nấu nồi nước lẩu Thái hải sản đến khi sôi lại thì cho một cái rây vào nồi, đổ me chua vào rây là lọc phần nước cốt xuống nồi, giữ lại phần hạt me nhé! nêm 20ml nước mắm, 2 muỗng canh tương cà, 2 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh bột ngọt, 40g đường.

Bước 6:

Cho lần lượt cà chua cắt múi cau, nấm rơm cắt đôi. Các loại hải sản vào nồi lẩu. Nêm nếm lại nồi lẩu Thái hải sản cho vừa ăn.

Bước 7:

Khi ăn lẩu Thái hải sản thì cho đậu bắp, rau muống và rau nhút vào nồi lẩu. Cuối cùng là cho bún vào tô và múc nước lẩu Thái hải sản chan lên là có thể ăn được.

Tips: Bí quyết ăn lẩu Thái hải sản ngon là nên nấu nhiều nước dùng lẩu để thường xuyên thêm nước vào nồi lẩu. Đùng để nước lẩu Thái hải sản sẽ dễ bị mặn nhé.

Thành phẩm nước lẩu Thái

Nước lẩu ăn kèm với các loại hải sản như tôm, nghêu, các loại rau và nấm... Nồi nước lẩu chua chua cay cay, đậm vị đặc trưng của Lẩu Thái, bỏ gì vào cũng ăn ngon hết nhé!

Hướng dẫn làm nước lẩu thái chua cay

\>> Xem thêm: Cách làm Lẩu Thái hải sản chua cay

Chúc các bạn thành công với cách nấu nước lẩu dậy vị - Tinh túy của nên ẩm thực Thái Lan trên đây nhé!

Những buổi bạn bè họp mặt hay tối cuối tuần gia đình sum vầy thì ăn gì sẽ thích hợp nhất nhỉ? Lẩu Thái chua chua, cay cay, giàu chất đạm và cũng rất nhiều chất xanh sẽ là lựa chọn hàng đầu đấy. CET sẽ hướng dẫn bạn Cách nấu lẩu thái hải sản chua cay siêu ngon, siêu đơn giản nhé. Cùng tham khảo và bắt tay vào thực hiện ngay thôi nào!

Không cần bí quyết gì nhiều, chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu quen thuộc và gói gia vị lẩu Thái là bạn đã làm được món lẩu Thái thơm ngon và hấp dẫn rồi. Vậy gia vị nào ngon? Gia vị lẩu Thái bán ở đâu? Mời bạn cùng tiếp tục tham khảo để việc chế biến món ăn dễ dàng hơn.

Hướng dẫn làm nước lẩu thái chua cay

Món lẩu này bắt nguồn từ Thái Lan với tên gọi Tom Yum. “Tom” nghĩa là quá trình nấu sôi, còn “Yum” là tên của một nhóm thảo mộc truyền thống có vị chua, cay.

Nếu lẩu thái nguyên gốc có thành phần chính là riềng, sả, chanh và nước dừa thì nguyên liệu chủ yếu của món lẩu Thái hải sản Việt là sả, cà chua, me, ớt. Với màu đỏ cam đẹp mắt từ những trái cà chua chín cùng vị chua cay đã khiến những thực khách khó tính nhất cũng phải hài lòng.

Gia vị lẩu Thái nào ngon? Bán ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều loại gia vị nấu lẩu Thái khác nhau để bạn lựa chọn. Có thể kể đến như gói gia vị lẩu Thái Aji-Quick; lẩu Thái chua cay Scook; gói gia vị Việt Hương… Tuy nhiên, không phải loại nào cũng phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Nếu bạn thích cay thì chúng tôi gợi ý cho bạn gói gia vị chua cay Scook, còn thích chua cay đều và nhẹ thì có thể chọn gia vị lẩu thái Aji-Quick.

Chọn được loại muốn mua rồi thì chắc bạn sẽ cần đến đáp án của câu hỏi gia vị lẩu Thái bán ở đâu phải không nào? Hiện nay, gia vị khá phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị từ nhỏ đến lớn…

Hướng dẫn làm nước lẩu thái chua cay

Gói gia vị lẩu Thái (Nguồn: Internet)

Bên cạnh cách chọn và mua gia vị lẩu Thái thì câu hỏi lẩu thái ăn rau gì cũng được nhiều người quan tâm. Tìm đáp án cho câu hỏi này, bạn sẽ lên danh sách nguyên liệu chuẩn bị đầy đủ hơn.

Lẩu Thái ăn rau gì?

Rau là nguyên liệu không thể thiếu khi thưởng thức các món lẩu. Chúng không chỉ góp phần cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, làm cho món ăn thêm phong phú mà còn giảm ngán khi thưởng thức cùng với các loại thịt cá. Vì vậy, để món lẩu Thái của bạn thêm hấp dẫn, bạn có thể chuẩn bị thêm nhiều loại rau dùng cho món lẩu Thái như: rau muống, rau nhút, hoa chuối, bắp trái, cần nước, cải thảo, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm linh chi trắng, nấm đùi gà…

Hướng dẫn làm nước lẩu thái chua cay

Lẩu Thái ăn với rau gì? (Ảnh: Internet)

Phần nguyên liệu được chuẩn bị dưới đây dành cho khoảng 8 người ăn. Do đó, khi nấu, tùy vào số lượng người cụ thể mà bạn chủ động điều chỉnh nguyên liệu sao cho phù hợp nhé.

Đồ ăn kèm món lẩu thái

  • Cải thảo: 1kg
  • Sắp: 2 trái
  • Nấm rơm: 500 gram
  • Đậu phụ: 0.5kg
  • Thịt bò: 1kg
  • Tôm sú tươi: 1kg
  • Cá viên: 800 gram
  • Mì ăn liền hoặc miến, bún
  • Rau các loại

Nấu nước dùng lẩu Thái

  • Nước hầm gà hoặc heo: 3 lít
  • 12 trái ớt đỏ, 12 lá chanh, 8 lát riềng
  • Sả cắt khúc: 4 nhánh
  • Hành tây: 1 củ
  • Cà chua cỡ vừa: 2 quả
  • Gói gia vị lẩu Thái
  • Nước mắm: 4 – 6 muỗng canh
  • Chanh: 1 quả

Làm nước chấm

  • Nước tương: 2 muỗng canh
  • Đường: 2 muỗng cà phê
  • Dầu mè: 1 muỗng canh
  • Gia vị xốt tom yum: 1 muỗng cà phê
  • Hạt mè rang, ớt

Hướng dẫn làm nước lẩu thái chua cay

Nguyên liệu nấu lẩu Thái khá đa dạng (Nguồn: Internet)

Các bước thực hiện nấu lẩu Thái

Bước 1: Bắp lột vỏ, bỏ sạch râu, rửa sạch rồi cắt khúc tầm 3cm. Cải thảo tách lá, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ, mỗi miếng dài tầm 4cm.

Bước 2: Nấm rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Rau các loại đem ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch, thái khúc nhỏ.

Bước 3: Đậu phụ cắt thành 9 miếng nhỏ. Thịt bò rửa sạch, thái lát càng mỏng càng tốt. Tôm bỏ đuôi, đầu.

Bước 4: Cho 1 muỗng cà phê gia vị tom yum, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê dầu mè cùng ít ớt tươi thái nhỏ, hạt mè rang vào chung một bát rồi trộn đều.

Bước 5: Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Riềng, sả, lá chanh, ớt, hành tây cắt miếng nhỏ.

Bước 6: Chuẩn bị một nồi lớn, đổ nước hầm gà hoặc heo vào rồi cho lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho riềng, ớt, lá chanh, sả, hành tây, cà chua đã được sơ chế vào nồi.

Bước 7: Cho 2 muỗng cà phê gia vị lẩu Thái, 4 – 6 muỗng canh nước mắm và nước cốt của một quả chanh vào nồi. Sau đó, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi đậy nắp đun sôi.

Bước 8: Bạn đổ nước dùng ra một nồi lẩu chuyên dụng hoặc nồi nhỏ và sử dụng bếp ga mini rồi dọn ra cùng với các nguyên liệu ăn kèm đã được sơ chế.

Bước 9: Bạn cho bắp vào đầu tiên để nước dùng thêm ngọt. Sau đó nhúng các nguyên liệu bạn thích vào và bắt đầu thưởng thức lẩu Thái thơm ngon, nóng hổi.

Hướng dẫn làm nước lẩu thái chua cay

Nồi lẩu Thái hấp dẫn (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý đối với cách nấu lẩu Thái

Các loại rau ăn kèm, bạn có thể thay thế tùy thuộc khẩu vị của gia đình. Nếu không ăn được cay bạn có thể cho ít ớt tươi hoặc bỏ đi.

Nếu các bạn dùng thêm nghêu cho món lẩu thì hãy nêm nước dùng nhạt hơn bình thường để khi cho nghêu vào sẽ vừa ăn hơn.

Cách nấu lẩu Thái chua cay ngon đúng chuẩn thì phải có xốt lẩu Thái. Tuy nhiên, nếu không có thì bạn vẫn có thể thực hiện theo phương pháp dưới đây để thay thế: Đun màu điều rồi cho cà chua vào xào 1 lúc, tiếp theo, bạn cho thêm sả, riềng với ớt bột, hành tím, chút ngũ vị hương vào xào cùng cho đến khi thấy được mùi thơm đặc trưng của món lẩu Thái thì bạn đổ nước dùng vào rồi nấu tiếp như các bước trên đã hướng dẫn.

Chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản theo hướng dẫn trên là bạn đã có ngay một nồi lẩu Thái vừa ngon vừa hấp dẫn để đãi gia đình và bạn bè rồi. Chúc bạn thực hiện thành công và thưởng thức món lẩu Thái ngon miệng nhé!

Hướng dẫn làm nước lẩu thái chua cay

Lập Chef là một trong những Đầu bếp nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện tại, ông đang đảm nhận chức vụ Bếp trưởng Điều hành tại một Khách sạn cao cấp và đã đào tạo nên nhiều thế hệ Đầu bếp trẻ. Với nhiều đóng góp trong việc phát triển ẩm thực Việt Nam, những kiến thức ẩm thực mà ông cung cấp luôn hấp dẫn và hữu ích với độc giả.

lẩu Thái chua quá phải làm sao?

Nước lọc chính là lựa chọn tối ưu nhất để chữa món ăn bị nêm quá tay, dù là món mặn, món ngọt hay kể cả món chua. Đối với những món canh quá chua, Mẹ chắt bớt phần nước chua ra ngoài, sau đó nấu nước lọc sôi lên rồi cho vào món ăn, khuấy đều và nêm nếm thêm muối, đường cho vừa gia vị nếu cần.

1 gói lẩu Thái nấu bao nhiêu nước?

– Cho 280g xốt lẩu thái vào 1,5 lít nước đun sôi. Cho thêm các loại hải sản (tôm, cá, nghêu, mực,…) vào nấu chín. Sau đó cho thêm rau muống, rau nhút, bắp chuối bào, cần nước, nấm,…. Nấu sôi 2-3 phút, múc ra dùng nóng với bún và nước mắm.

Nấu lẩu Thái cần những nguyên liệu gì?

Hành tím xay: 30g..

Sả xay: 30g..

Tỏi xay: 30g..

Cà chua: 100g..

Hành tây: 50g..

Ớt: 2g..

Riềng: 20g..

Lá chanh: 3 lá.

lẩu Thái ăn kèm với rau gì?

Do là một món ăn quốc dân nên bạn có rất nhiều lựa chọn cho các loại rau ăn lẩu Thái, tiêu biểu như:.

Rau hoa chuối thái mỏng. ... .

Rau muống. ... .

Lá tía tô ... .

Rau cần nước. ... .

Bông súng. ... .

Rau đắng. ... .

Rau mồng tơi. ... .

Rau xà lách..