Hướng dẫn hiệp thương đại biểu Hội đồng nhân dân

Để tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Ngày 06/02/2016, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai Kế hoạch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

1. Tham gia thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh tham gia với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp để thành lập Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Căn cứ vào cơ cấu, thành phần, số lượng của các tổ chức phụ trách bầu cử tại điều 21 và điều 22 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, mà cử đại diện lãnh đạo trong Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử.

2. Tổ chức các hội nghị hiệp thương: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ động triệu tập và chủ trì thực hiện các bước hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo đúng quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn về bầu cử có liên quan. Đặc biệt quan tâm công tác chỉ đạo, hướng dẫn Ban công tác Mặt trận thực hiện đúng quy trình giới thiệu người ở ấp, khóm ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định tại Nghị quyết số 1134/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 18/01/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử cần chú trọng bảo đảm tỷ lệ nữ và người dân tộc thiểu số theo đúng dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đối với bầu cử đại biểu Quốc hội), theo đúng dự kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân).

3. Tổ chức hội nghị cử tri: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức hội nghị cử tri ở ấp, khóm, tổ dân phố để lấy ý kiến nhận xét đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cư trú thường xuyên tại địa phương; phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội vận động cử tri đến dự họp bảo đảm có số lượng, tỷ lệ cử tri đến dự họp theo quy định tại khoản 3, điều 2 Nghị quyết số 1134/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 18/01/2016 của Ủy ban Thường vự Quốc hội, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hội nghị này.

4. Tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, để người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gặp gỡ tiếp xúc cử tri, thực hiện quyền vận động bầu cử; Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri, thực hiện quyền vận động bầu cử.

5. Công tác tuyên truyền: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp trong công tác tuyên truyền để ngày bầu cử thật sự là ngày hội của toàn dân; làm cho mọi cử tri hiểu rõ vai trò, vị trí của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân; tự mình bỏ phiếu để lựa chọn người xứng đáng bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nắm chặt tình hình diễn biến tư tưởng trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân  để kịp thời phản ánh với cấp ủy Đảng, chính quyền. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích, đặt biệt là đề phòng không để xảy ra tình huống xấu. Thường xuyên làm tốt công tác vận động các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung Mặt trận tham gia công tác bầu cử.

6. Tổ chức hoạt động giám sát: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp xây dựng Kế hoạch phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và các tổ chức thành viên cùng cấp giám sát và vận động nhân dân giám sát quá trình tổ chức cuộc bầu cử, góp phần bảo đảm cuộc bầu cử lần này diễn ra thật sự dân chủ và đúng pháp luật.

Trọng Nghĩa – Mặt trận Tổ quốc tỉnh

1. Đối với nội dung, thủ tục tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội

1.1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đối với hội nghị hiệp thương ở trung ương), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh (đối với hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh) báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người ứng cử, trong đó nêu rõ những trường hợp cần xem xét do có vụ việc cử tri nêu và danh sách người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Những trường hợp người ứng cử không đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo rõ để hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định.

1.2. Hội nghị tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

Trường hợp không thỏa thuận được thì hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu biểu quyết phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hội nghị hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết.

1.3. Hội nghị thông qua biên bản và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội (theo Mẫu số 01/BCĐBQH-MT và Mẫu số 04/BCĐBQH-MT Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN).

1.4. Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; ở cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là ngày 23 tháng 4 năm 2021, theo đó: Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương.

2. Đối với nội dung, thủ tục tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND

2.1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người ứng cử, trong đó nêu rõ những trường hợp cần xem xét do có vụ việc cử tri nêu và danh sách người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Những trường hợp người ứng cửkhông đạt sự tín nhiệm của trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri nơi cư trú thì không đưa vào danh sách giới thiệu tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo rõ để hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định.

2.2. Hội nghị tiến hành thảo luận, lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trường hợp không thỏa thuận được thì hội nghị quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03 đến 05 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu biểu quyết phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hội nghị hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết.

2.3. Hội nghị thông qua biên bản và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (theo Mẫu số 01/BCĐBHĐND-MT và Mẫu số 05/BCĐBHĐND-MT Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN).

2.4. Việc gửi biên bản hội nghị hiệp thương và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là ngày 23 tháng 4 năm 2021 theo đó: Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp; Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp./.

Phòng Phổ biến và Theo dõi thi hành pháp luật - Sở Tư pháp