Hoợp thức hóa khoản tiền chuyển khoản vào người khác

Thời gian qua, do tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, việc mua bán hàng hóa qua mạng xã hội, việc chuyển tiền, nhận tiền qua các tài khoản mở tại các ngân hàng trở nên phổ biến. Trước tình hình đó, lợi dụng việc một số người dân thiếu cảnh giác, thiếu kiến thức về giao dịch chuyển khoản ngân hàng, các đối tượng phạm tội đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, điển hình là thời gian qua, Công an huyện Gia Viễn đã điều tra, bắt giữ đối tượng Lê Văn Toản, sinh năm 1997, trú ở xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, chỉ sau một thời gian ngắn đã gây ra 8 vụ lừa đảo bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng.

Theo điều tra của Công an huyện Gia Viễn, lợi dụng sự chủ quan, thiếu cảnh giác của một số tổ chức, cá nhân trong quá trình mua bán trực tuyến, chuyển tiền qua tài khoản các ngân hàng, Lê Văn Toản đã thực hiện 8 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại gần 45 triệu đồng trên địa bàn các huyện Nho Quan, Gia Viễn và thành phố Tam Điệp.

Để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hàng ngày Lê Văn Toản đến các công ty, cửa hàng, siêu thị hoặc lên mạng tìm kiếm người bán hàng trên mạng xã hội hỏi mua sản phẩm, sau đó chốt đơn và đề nghị thanh toán tiền hàng qua tài khoản mở tại các ngân hàng. Sau đó, lợi dụng việc chuyển tiền trên Website khác ngân hàng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì người nhận không nhận được tiền ngay, Lê Văn Toản đã sử dụng điện thoại chụp lại các giao dịch chuyển tiền rồi dùng phần mềm công nghệ chỉnh sửa cho phù hợp với thời gian giao dịch, chủ tài khoản, số tài khoản của người được thụ hưởng với số tiền bằng hoặc cao hơn số tiền mua hàng. Sau đó gửi hình ảnh kết quả giao dịch cho người bị hại qua tài khoản Zalo hoặc Facebook để tạo niềm tin cho người bán hàng. Người bị hại vì thiếu cảnh giác hoặc thiếu kiến thức về giao dịch chuyển khoản cho rằng mình đã nhận được tiền nhưng vì là ngày lễ, ngày nghỉ nên ngân hàng chưa thực hiện chuyển tiền, đã giao hàng cho đối tượng thậm chí còn thanh toán lại số tiền dư từ số tiền mua hàng của Lê Văn Toản.

Trước tình hình trên, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là những trường hợp lợi dụng hình thức chuyển khoản để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng để nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa và tích cực phát hiện, tố giác tội phạm trong các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, có biện pháp đề nghị các công ty, cửa hàng, người bán hàng trực tuyến thường xuyên cập nhật thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, thường xuyên liên kết với các ngân hàng để nắm, nhận biết về phương thức, thủ đoạn loại tội phạm này, phòng ngừa tội phạm lợi dụng hình thức chuyển khoản để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, chủ động nắm chắc tình hình trên không gian mạng, quản lý chặt chẽ các đối tượng hình sự, ma túy, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, rà soát các Wesite, tài khoản mạng xã hội, quảng cáo mua bán hàng hóa,…. có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản để kịp thời có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý.

Để tích cực, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo qua mạng Internet, mạng xã hội, sử dụng hình thức chuyển khoản để lừa đảo, thiết nghĩ bên cạnh vai trò của lực lượng Công an, mỗi người, mỗi nhà cần nâng cao hơn nữa ý thức cảnh giác, chủ động đề phòng, tích cực phát hiện, tố giác tội phạm, nhất là khi có khách đến mua hàng đề nghị giao dịch trực tuyến, chuyển khoản bằng tài khoản ngân hàng thì chỉ nên giao hàng khi tài khoản của mình báo đã nhận được tiền, cảnh giác khi người mua chuyển khoản dư, đồng thời báo cáo ngay chính quyền hoặc cơ quan Công an khi có dấu hiệu nghi vấn, chỉ khi mọi người, mọi nhà cùng làm tốt công tác phòng ngừa, nâng cao ý thức cảnh giác thì loại tội phạm này mới không có đất sống.

\=>> Như vậy, trong trường hợp nhận được tiền chuyển khoản nhầm thì mọi người nên lưu ý không nên tự ý sử dụng mà cần liên hệ với phía ngân hàng để làm việc trả lại khoản tiền này trách việc tự ý sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm từ hành chính đến hình sự.

[VOV2] - Sử dụng internet banking, không ít người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Làm thế nào để lấy lại tiền của mình?

Hiện nay, việc chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng số - Internet Banking của các ngân hàng hoặc tại các cây ATM được mọi người ưa chuộng bởi giao dịch nhanh chóng, đơn giản. Tuy thuận tiện là vậy, song không thể phủ nhận việc gửi tiền qua các hình thức này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, mà một trong số đó là việc chuyển tiền qua nhầm tài khoản.

Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

Theo luật sư Nguyễn Thị Phương Anh, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, trường hợp số tiền bị chiếm giữ từ 10 triệu đồng trở lên, người cố tình không trả lại tiền có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

(Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Để lấy lại tiền đã chuyển nhầm vào tài khoản của người khác, người chuyển tiền nên liên hệ ngay với ngân hàng để xác minh việc giao dịch nhầm lẫn, lập giấy đề nghị ngân hàng hỗ trợ xử lý giao dịch chuyển nhầm, cung cấp các thông tin cần thiết như chứng từ chuyển tiền, thời gian chuyển tiền, số tài khoản và nội dung chuyển tiền. Ngân hàng sẽ tra soát, kiểm tra giao dịch đã phát sinh trên. Nếu xác nhận được thông tin giao dịch là nhầm lẫn, ngân hàng sẽ liên hệ với đại diện chi nhánh quản lý tài khoản mà người chuyển đã chuyển tiền nhầm và yêu cầu họ chuyển hoàn lại. Trong trường hợp người được chuyển nhầm đã rút hết tiền và cố ý không hoàn trả hoặc không còn khả năng hoàn trả thì người chuyển tiền nhầm hoàn toàn có thể gửi đơn tố cáo hành vi chiếm giữ trái phép tài sản tới cơ quan công an để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Mời quý vị nghe luật sư Nguyễn Thị Phương Anh trao đổi về các quy định pháp luật liên quan tới giao dịch chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác tại đây: