Học thuyết Truman đánh dấu sự kiện

Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?

Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?

A. Sự ra đời của khối NATO.

B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Sự ra đời của Tổ chức SEV.

D. Sự ra đời của học thuyết Truman.

18/06/2021 644

A. sự khởi đầu tình trạng Chiến tranh lạnh.

Đáp án chính xác

B. sự châm ngòi cho Chiến tranh lạnh

C. sự khởi đầu cho “Kế hoạch Mácsan”.

D. sự khởi đầu cho Chiến lược toàn cầu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Ngày 12-3-1947, học thuyết Truman của Mĩ ra đời, nội dung nào dưới đây thúc đẩy Chiến tranh lạnh bùng nổ?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,224

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã có thái độ như thế nào trong quan hệ quốc tế?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,121

Một trong những nguyên nhân làm cho Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh" là

Xem đáp án » 18/06/2021 849

Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ đã

Xem đáp án » 18/06/2021 771

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra nhiều hướng giải quyết trong quan hệ quốc tế như thế nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 641

Sự ra đời của khối NATO và tồ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện cuối cùng đánh dấu

Xem đáp án » 18/06/2021 633

Hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi khi

Xem đáp án » 18/06/2021 300

Đặc trưng cơ bản của cách mạng kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 18/06/2021 276

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo một trong những phương hướng nào dưới đây?

Xem đáp án » 18/06/2021 247

Một trong những nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là

Xem đáp án » 18/06/2021 246

Khi Mĩ thành lập Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, những sự kiện đó đánh dấu

Xem đáp án » 18/06/2021 217

Nguồn năng lượng nào được coi là "năng lượng sạch, chất đốt cao thượng"?

Xem đáp án » 18/06/2021 191

Mĩ gây ra cuộc Chiến tranh lạnh nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mưu đồ đó, Mĩ đã làm gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 178

Biểu hiện tích cực nhất của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 18/06/2021 156

Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 152

Vào những thập niên đầu của thế kỷ 19, phong trào cách mạng ở Trung và Nam Mỹ nổ ra mạnh mẽ, tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân Mỹ Latinh từ thời các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập. Và cho đến năm 1822, tất cả các nước trong khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ – từ Achentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc – đều đã giành được độc lập. Nhân dân Mỹ ngày càng phản đối việc duy trì các thuộc địa của Châu Âu ở Tân Thế giới, họ cũng mong muốn Mỹ tăng cường ảnh hưởng và mở rộng các mối quan hệ trao đổi tới Nam Mỹ. Trước áp lực ngày càng lớn của dư luận, năm 1822, Tổng thống James Monroe đã cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ Latinh và nhanh chóng trao đổi công sứ với các quốc gia này. Tổng thống đã công nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với Châu Âu.

Trước tình hình cách mạng đang diễn ra sôi sục, tháng 9 năm 1815, Liên minh Thần thánh gồm Nga, Áo, Phổ đã được thiết lập nhằm bảo vệ những nước này trước các cuộc cách mạng. Với những hoạt động thuộc phạm vi Cựu Thế giới, Liên minh Thần thánh không gây lo lắng cho Hoa Kỳ. Nhưng khi Liên minh này tuyên bố ý định muốn khôi phục các thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và có những dấu hiệu cho thấy việc Nga đang mở rộng sự có mặt của nước này về phía Nam từ Alaska đến Oregon thì người Mỹ bắt đầu lo lắng.

Về phần mình, người Anh cũng quan tâm mạnh mẽ đến việc chấm dứt chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh do những lợi ích thương mại quan trọng của Anh ở khu vực này. Đầu năm 1823, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Canning đã đề nghị với phía Mỹ rằng hai nước nên đưa ra một tuyên bố chung để ngăn chặn bất kỳ cường quốc nào khác can thiệp vào Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ John Quincy Adams phản đối mạnh mẽ việc hợp tác với Vương quốc Anh, ông cho rằng một tuyên bố mang tính song phương như đề nghị của Anh có thể giới hạn sự mở rộng của Hoa Kỳ trong tương lai. Adams cũng chỉ ra rằng người Anh không thực sự thừa nhận nền cộng hòa của các nước Mỹ Latinh và chắc chắn nước Anh có động cơ đế quốc nào đó phía sau ý định như vậy.

Ngày 02 tháng 12 năm 1823, Tổng thống Monroe nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới Quốc hội đã công bố những điều mà sau này được gọi là Học thuyết Monroe. Tổng thống thông báo như một nguyên tắc rằng: “Các lục địa châu Mỹ với địa vị tự do và độc lập đã được thừa nhận và duy trì, từ nay về sau không còn bị xem là đối tượng của thực dân hóa trong tương lai do bất cứ một cường quốc Châu Âu nào tiến hành”.

Tiếp đó, trong bài phát biểu chuyển tới Liên minh Thần thánh, Tổng thống Monroe đã tuyên bố rằng “chúng ta coi tất cả nỗ lực nhằm mở rộng hệ thống của các cường quốc Châu Âu tại bất kỳ phần nào của Tây bán cầu đều là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh của chúng ta. Với sự tồn tại của các thuộc địa hoặc các xứ phụ thuộc của bất cứ cường quốc Châu Âu nào, chúng ta đã và sẽ không can thiệp. Nhưng với những chính phủ đã tuyên bố nền độc lập của mình và bảo vệ nền độc lập ấy, và được chúng ta thừa nhận thì chúng ta sẽ coi bất kỳ một sự can thiệp nào nhằm mục đích đàn áp, hoặc kiểm soát vận mệnh của họ bằng bất kỳ phương thức nào do bất cứ cường quốc châu Âu nào thực hiện đều thể hiện khuynh hướng thù nghịch đối với nước Mỹ.” Người ta có thể hiểu tuyên bố này như sự cách ly khỏi Châu Âu, một tuyên bố đơn phương nhằm thúc đẩy mở rộng chủ nghĩa biệt lập trong khu vực Tây bán cầu và từ chối tham gia những liên minh bắt buộc.

Tìm hiểu tổng thống Mỹ:
William Henry Harrison, vị tổng thống đoản mệnh
Tổng thống Martin Van Buren: Ok
Tổng thống Andrew Jackson, người thương kẻ ghét
Tổng thống Quincy Adams, một con người độc lập

Học thuyết Monroe không phải là một điều gì mới mà là tổng hợp các nguyên tắc cũ và áp dụng chúng trong hoàn cảnh hiện tại. Các nguyên tắc cũ ở đây chính là tư tưởng biệt lập mà nước Mỹ đã theo đuổi trong quá trình hoạch định chính sách của mình trong giai đoạn đầu khi mới lập quốc. Học thuyết còn là một sự biện hộ mang tính lý thuyết cho chính sách phục vụ lợi ích nước Mỹ dựa trên ba nguyên tắc: “Không thuộc địa”, nghĩa là không cường quốc châu Âu nào có thể thiết lập các thuộc địa trong tương lai ở cả Bắc và Nam Mỹ; “Không can thiệp”, cảnh báo Châu Âu không được can thiệp vào công việc của Mỹ; và “Không can thiệp vào công việc của Châu Âu”, ngụ ý rằng hệ thống chính trị Châu Âu khác biệt với hệ thống chính trị ở Tây bán cầu.

Về cơ bản, nội dung của Học thuyết Monroe thể hiện mong muốn đưa Mỹ trở thành người bảo trợ cho an ninh và sự ổn định của khu vực Tây bán cầu, và không một lực lượng nào khác có quyền can thiệp vào công việc này của Mỹ. Những biểu hiện cho thấy việc Mỹ theo đuổi học thuyết này là cuộc cách mạng Mexico năm 1848, can thiệp ở Cuba (1898), quốc hữu hóa kênh đào Panama (1912), xâm lược Haiti (1915), cho đến chính sách chống chính quyền cộng sản Cuba (từ 1959). Trong đó, việc xây dựng kênh đào Panama từ quan điểm địa chiến lược và địa chính trị được coi là một trong những thành công lớn nhất mà Học thuyết Monroe có được trong khu vực.

Học thuyết Monroe đã ghi dấu ấn trong mối quan hệ chính trị và kinh tế của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 và phần lớn thế kỷ 20. Học thuyết này lúc đầu được các quốc gia Mỹ Latinh nhìn nhận rất tích cực. Họ coi đó là một sự hứa hẹn của Mỹ giúp họ duy trì nền độc lập và được coi như một văn kiện có tính ràng buộc cho việc xây dựng một liên minh toàn Châu Mỹ. Tuy nhiên, học thuyết đã cho thấy tính vị kỷ cường quốc khu vực, muốn nắm gọn trong tay những gì bên cạnh và không muốn bên ngoài can thiệp.

Trong thời kỳ đầu lập quốc, các Tổng thống Mỹ luôn theo tư tưởng chủ nghĩa biệt lập trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Học thuyết Monroe được cho là cũng theo tư tưởng đó. Tuy nhiên, về thực chất, Học thuyết Monroe không phải là một thứ chủ nghĩa biệt lập thuần túy mà là luận thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, phân chia thị trường của Mỹ. Người Mỹ bề ngoài mong muốn xây dựng một mối quan hệ đặc quyền với vùng Caribê và Trung Mỹ, nhưng trên thực tế, đó là sự bắt đầu của một chính sách can thiệp thật sự. Điều này được lý giải là do ở thời kỳ này, Mỹ còn yếu hơn rất nhiều cả về thế và lực so với các cường quốc khác ở Châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp. Vì vậy, Mỹ chỉ có thể thực hiện chính sách mở rộng ảnh hưởng ở khu vực nếu như không gặp phải sự can thiệp của các cường quốc Châu Âu.

Từ đây có thể thấy, không phải Mỹ muốn biệt lập, không có tham vọng dính líu gì tới bên ngoài mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các cường quốc châu Âu, không cho các cường quốc này bành trướng ảnh hưởng và trao đổi thương mại với các quốc gia Châu Mỹ vì Mỹ muốn coi đây là “sân sau” tự nhiên, là khu vực ảnh hưởng của riêng Mỹ. Như vậy, với Học thuyết Monroe và phương châm “châu Mỹ là của người Mỹ”, Châu Mỹ từ chỗ vốn là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Châu Âu đã dần trở thành khu vực ảnh hưởng độc quyền của một nước Mỹ ngày càng lớn mạnh.

2. Học thuyết Truman (Truman Doctrine)

Học thuyết Truman là một chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman được thông qua vào tháng 3 năm 1947 với mục đích hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản. Học thuyết này đã chính thức đánh dấu sự chuyển hướng chính sách của Mỹ từ hòa hoãn sang ngăn chặn đối với Liên Xô, trở thành một nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1946, một nhà ngoại giao Mỹ ở Liên Xô tên là George Kennan đã gửi một bức điện về nước cho chính quyền Truman cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh của Liên Xô và gợi ý chính quyền Mỹ nên có một “chính sách ngăn chặn” đối với “mưu đồ bành trướng” của Liên Xô. Thực tế chính quyền Truman ngày càng tỏ ra quan ngại trước việc chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của Liên Xô liên tục mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, bán đảo Bancăng và nhiều nước Đông Âu khác.

Ngày 21/2/1947, chính phủ Anh thông báo với chính quyền Mỹ về khả năng không thể tiếp tục viện trợ cho các lực lượng bảo thủ chống lại Mặt trận Giải phóng Dân tộc (trong đó có các lãnh đạo cộng sản) ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Anh bày tỏ sự đồng tình nếu Mỹ trợ giúp hai nước này. Hy Lạp được xem như cái nôi của nền dân chủ, là một biểu tượng mà chính quyền Truman muốn bảo vệ. Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã gây sức ép buộc nước này phải sửa đổi Hiệp ước Montreux về eo biển Hắc Hải, để cho Liên Xô được quyền phòng thủ tại eo biển này. Đồng thời, Liên Xô cũng yêu cầu thiếp lập một thể chế chính quyền mới ở Thổ Nhĩ Kỳ nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô và cho phép quân đội Liên Xô hiện diện ở nước này. Do đó, chính quyền Truman nhận thấy cần thiết phải tiếp tục chính sách ủng hộ hai quốc gia này chống lại ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản.

Ngày 12/3/1947, trong bài diễn văn diễn văn trước Quốc hội, Tổng thống Harry S. Truman đã đưa ra chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, đồng thời yêu cầu Quốc hội Mỹ chi 400 triệu đôla nhằm viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Truman đã cảnh báo với Quốc hội Mỹ rằng nếu không có sự giúp đỡ thì hai nước này sẽ rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản. Do đó, việc bảo vệ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là cần thiết để duy trì trật tự ở Trung Đông và tự do ở Châu Âu. Cũng trong bài diễn văn, Truman chỉ ra rằng các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với một sự lựa chọn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, giữa chế độ “độc tài” và “dân chủ”, giữa “tự do” và “áp bức”. Trong một thế giới như vậy, ông tuyên bố rằng nước Mỹ buộc phải can dự bởi chính sách của Mỹ là ủng hộ các dân tộc tự do đang nỗ lực chống lại sự chinh phục từ các nhóm vũ trang hoặc từ những áp lực bên ngoài. Ngày 8/5, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận Dự luật Viện trợ Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ với 287 phiếu thuận và 107 phiếu chống. Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật vào ngày 22/5. Bài diễn văn ngày 12/3/1947 của Tổng thống Truman sau đó đã trở nên nổi tiếng và được biết đến dưới tên gọi “Học thuyết Truman”. Nhiều sử gia cũng coi bài diễn văn của Truman là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Lịch sử Mỹ:
Sự ra đời của tuyên ngôn Giải phóng nô lệ của Mỹ
Diễn biến Nội Chiến Hoa Kỳ những ngày đầu
Trận Bull Run lần thứ nhất và thấy bại cay đắng của quân miền bắc
Trận Shiloh, chiến trường đẫm máu

Viện trợ của Mỹ cho Hy Lạp được bắt đầu từ mùa hè năm 1947, chủ yếu nhằm hỗ trợ chính quyền Athens đàn áp mạnh mẽ hơn đối với các lực lượng vũ trang quần chúng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Không chỉ viện trợ về kinh tế, Mỹ đã tận dụng không ngừng Học thuyết Truman vào mục đích mở rộng quân đội Hy Lạp lên mức 250.000 người vào năm 1948 nhằm chống lại lực lượng 25.000 người của lực lượng cộng sản. Một phần tư số tiền viện trợ cho Hy Lạp được chi vào các khoản viện trợ lương thực và một phần tư cho viện trợ kinh tế, một nửa còn lại được chi cho viện trợ quân sự. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, 80 triệu đôla được chi cho mục đích can thiệp quân sự, hơn 4,5 triệu đôla cho xây dựng đường sá, và hầu như không có viện trợ lương thực hoặc kinh tế.

Học thuyết Truman đã nhanh chóng được công luận và báo giới Mỹ hoan nghênh bởi nó thể hiện vai trò lãnh đạo của nước Mỹ trong việc ủng hộ tự do và dân chủ trên thế giới. Sau khi được đưa ra nó đã làm dấy lên phong trào chống chủ nghĩa cộng sản trong lòng nước Mỹ. Dù không đề cập trực tiếp đến Liên Xô trong bài diễn văn, với học thuyết đưa ra, Truman đã cho Quốc hội Mỹ thấy rằng việc đối đầu với Liên Xô là điều tất yếu không tránh khỏi. Cũng từ đây, trật tự lưỡng cực được củng cố, chính trị thế giới ngày càng bước sâu hơn vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi Mỹ công khai chống lại sự mở rộng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản.

Tuy nhiên, những ý kiến phản đối lại cho rằng Học thuyết Truman đã gây ra sự phân chia thái quá trong xã hội Mỹ về khái niệm quốc gia “tốt” và quốc gia “xấu”. Ngoài ra, Học thuyết là tiền lệ cho các chương trình viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ sau này đối với các thể chế chính trị chống cộng, gây nên những áp lực to lớn lên xã hội Mỹ. Dù có những khó khăn trên nhưng Mỹ vẫn muốn duy trì vai trò lãnh đạo “thế giới tự do” của mình trong Chiến tranh Lạnh. Các khoản viện trợ quân sự và tài chính của Mỹ vẫn được cung cấp trong một số chính quyền chống cộng khác, tiêu biểu như Hàn Quốc hay Nam Việt Nam.

Cho đến trước Học thuyết Truman, chính sách đối ngoại Mỹ chịu ảnh hưởng lớn từ Học thuyết Monroe (năm 1823), theo đó Mỹ không can thiệp vào công việc của châu Âu. Tuy nhiên, Học thuyết Truman đã phá bỏ Học thuyết Monroe. Về mặt kinh tế, Học thuyết đã trực tiếp dẫn tới việc hình thành Kế hoạch Marshall được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1948 với mục tiêu kiềm chế chủ nghĩa cộng sản bằng cách giúp đỡ nền kinh tế châu Âu phục hồi sau Chiến trang thế giới lần thứ hai. Về mặt quân sự, việc gửi quân đội tới các quốc gia mà Mỹ cho là “thân thiện” đã tạo tiền đề hình thành nguyên tắc “an ninh tập thể”, xây dựng một mạng lưới các quốc gia đồng minh và thân thiện được Mỹ viện trợ về mặt quân sự, đồng thời dẫn đến việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Truman đã từng khẳng định rằng Học thuyết của ông đánh dấu một “bước ngoặt” trong chính sách đối ngoại Mỹ, gắn liền với quan niệm cho rằng an ninh của Mỹ gắn chặt với an ninh thế giới. Học thuyết đã trở thành yếu tố trung tâm trong việc hình thành thế đối đầu về ý thức hệ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thúc đẩy một chiến dịch lớn nhằm kiềm chế Liên Xô và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.