Hoa kiều mạch ở đâu

Hoa kiều mạch – một loài hoa dịu dàng, mộc mạc của đồng nội nhưng lại làm say đắm biết bao nhiêu người. Vẻ đẹp của những bông hoa này có lẽ không cần phải bàn cãi thêm nữa. Vậy, ý nghĩa hoa kiều mạch là gì? Các bạn hãy cùng điện hoa Nguyệt Hỷ tìm hiểu nhé.

Kiều mạch – loài hoa mang nét đẹp mộc mạc làm mê đắm bao người

Kiều mạch còn có một số tên gọi khác như: mạch ba góc, tam giác mạch, sèo… Trong đó, tam giác mạch có lẽ là tên gọi quen thuộc và được biết đến nhiều.

Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng từ 0,4 m đến 1,7m. Thân cây có dạng hình trụ, có thể có phân nhánh. Về màu sắc, thân cây kiều mạch có màu xanh hoặc đỏ.

Kiều mạch là loại cây thân thảo, thân có dạng hình trụ

Lá cây kiều mạch có thể có dạng hình tim hoặc hình mũi giáo. Những chiếc lá mọc phía dưới thân thường sẽ có hình tim và có cuống lá. Trong khi đó, những chiếc lá ở vị trí phía trên ngọn cây thường sẽ có dạng hình mũi giáo và không có cuống lá.

Hoa kiều mạch có thể mọc ở đầu nhánh hoặc ở nách lá. Hoa mọc thành chùm, có thể có màu trắng, tím phớt hồng hoặc màu hồng. Mùa hoa tam giác mạch thường rơi vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 11, hoặc cũng có khi muộn hơn.

Hoa tam giác mạch có thể có màu trắng hoặc hồng

Kiều mạch hay tam giác mạch, là loài hoa mang đậm vẻ đẹp hoang sơ và lãng mạn của đồng nội. Trước cánh đồng tam giác mạch rộng lớn, yên ả và đẹp đến nao lòng, chắc hẳn bất cứ nỗi buồn nào cũng có thể được xoa dịu ít nhiều. Vì vậy, loài hoa này được coi là có khả năng giúp xoa dịu tâm hồn.

Ngoài ra, loài hoa này còn có một ý nghĩa khá thú vị. Trong bộ phim nổi tiếng Goblin cũng có nhắc đến ngôn ngữ của kiều mạch: người yêu.

Vẻ đẹp của kiều mạch có thể giúp xoa dịu những tâm hồn tổn thương

Có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu ý nghĩa của:

Với vẻ đẹp yên ả, dịu dàng và đầy mộc mạc của mình, rất nhiều người muốn được ngắm nhìn loài hoa này. Vì vậy, kiều mạch giúp đóng góp vào ngành du lịch. Ở nước ta, mỗi mùa hoa tam giác mạch, có rất nhiều khách du lịch háo hức lên Tây Bắc để ngắm hoa tươi và chụp ảnh lưu niệm.

Ngoài ra, những đóa hoa này còn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo.

Bánh tam giác mạch là một loại bánh độc đáo của vùng đất Tây Bắc. Loại bánh này mềm, xốp, có mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu làm bánh. Bánh xốp, mềm, khi nhai chậm sẽ cảm nhận được cái vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi. Nếu có dịp đi du lịch đến đây, bạn nhớ nếm thử món bánh này nhé.

Ngoài ra, tam giác mạch còn được dùng như một loại rau để ăn với lẩu gà. Nó có vị thanh chua, giòn giòn, giúp cho món lẩu thêm phần ngon và lạ miệng.

Kiều mạch có thể được dùng để chế biến thành những món ăn ngon và độc đáo

Có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu: Những món ăn độc đáo của vùng Tây Bắc

Trên đây là những thông tin thú vị về hoa kiều mạch. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và mới mẻ về loài hoa nổi tiếng của vùng núi rừng Tây Bắc này.

Không chỉ có sức hút bởi sự tinh khôi, thanh khiết mà hoa Kiều Mạch còn mang trong mình vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. Hoa đã được thiên nhiên ban tặng cho những cánh hoa xinh đẹp làm lay động lòng người. Sự xinh đẹp, thuần khiết bay trong gió như những cô gái tuổi đôi mươi đã tạo nên một biểu tượng đặc trưng riêng cho loài hoa. Trong bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin thú vị nhất hoa Kiều Mạch nhé!

I. Đặc điểm của loài hoa Kiều Mạch

Kiều Mạch (tên quốc tế: Fagopyrum esculentum) hay có các tên gọi khác như tam giác mạch, mạch ba góc… là loài cây thuộc cây thân thảo, họ rau răm, thường cao khoảng 0.4m đến 2m. Đây là loài cây có thân hình trụ, phân thành nhiều nhánh, thường có màu đỏ hoặc màu xanh. Đặc biệt, lá cây có hình trái tim hoặc mũi giáo màu xanh. Thường những lá có hình tam giác, lại giống với cây lúa nên mọi người vẫn bảo nhau với cái tên khác quen thuộc là “tam giác mạch”. Những bông hoa nở thành chùm chi chít ở đầu nhánh lá hoặc nách lá.

1.1 Thời gian hoa nở

Thông thường, hoa nở vào khoảng giữa mùa thu tầm tháng 6 đến tháng 10. Sau đó hoa sẽ cho quả từ tháng 11, tháng 12. Chúng ta có thể thấy loài hoa này tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu. Bởi đây chính là những quốc gia nguồn gốc của hoa Kiều Mạch.

Hoa Kiều Mạch ở cao nguyên Hà Giang
Hoa nở vào những ngày mùa thu

Hoa Kiều Mạch tại nước ta đều được trồng tại các vùng cao, đặc biệt là cao nguyên. Tại sao vậy? Bởi hoa mang đặc tính sinh sống ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Và chính các vùng Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn… là vùng đất được thiên nhiên ưu ái cho nàng Kiều Mạch được vi vu cả một vùng trời ở vùng núi cao phía Bắc này.

Thật may mắn nếu bạn là tín đồ sống ảo. Bạn có thể hòa mình vào cánh đồng hoa Kiều Mạch để cảm nhận được sự tinh khiết và bạn sẽ thu hút bởi nét đẹp hoang sơ như đắm chìm vào không gian núi rừng bạt ngàn của loài hoa này.

Bạn mới chỉ biết tới vẻ đẹp nhẹ nhàng tựa những bông hoa đung đưa trong gió của hoa Kiều Mạch thôi nhỉ! Có lẽ bạn không biết loại hoa này còn có những ý nghĩa rất đặc biệt đối với chúng ta.

2.1. Biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất

Hoa Kiều Mạch là một loài hoa mang biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất. Bởi lẽ nó là cây hoa dại nên thường có khả năng cứng cỏi, chống chọi mọi khắc nghiệt của thời tiết, cũng như là khả năng sinh trưởng rất tốt. Ngắm những cây hoa này bạn sẽ nghĩ đến tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam ta. Trải qua những thăng trầm trong cuộc sống, luôn hướng đến một tương lai tươi sáng và những cố gắng hôm nay sẽ được đền đáp cho mai sau.

Vẻ đẹp của hoa trong lòng dân xứ Cao Nguyên

Thật tuyệt khi hoa Kiều Mạch lại có ý nghĩa là một loài hoa chứng minh cho tình yêu đôi lứa. Chúng ta thường quen thuộc với vẻ kiên cường, mạnh mẽ, hương thơm ngọt ngào mà hoa đem lại tạo cho người ta cảm nhận rằng sự mỏng manh trong từng cánh hoa chính là sự rung động của mối tình chớp nhoáng đầy tha thiết và yêu thương. Khi ngắm nhìn những cánh hoa, bạn sẽ cảm thấy vẻ đẹp của nó pha chút sự hoang sơ của vùng núi, sự mỏng manh của nàng tinh khôi nhưng chính những điều đó sẽ khiến cho bạn nhớ mãi không quên.

Ý nghĩa về tình yêu đôi lứa

Điều đặc biệt hơn hoa Kiều Mạch còn là một vị thuốc quý cho người dân. Bạn sẽ không thể nghĩ rằng chỉ là một loài hoa thôi mà lại có ưu điểm như vậy. Sự thật, chính những con người nơi vùng núi phía Bắc vẫn luôn sử dụng loài hoa này như là một loại thuốc quý để thanh nhiệt cơ thể, giải độc, rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, con người nơi đây thường sao khô hoa để làm trà. Nghĩ mà xem nếu được thưởng thức trà hoa Kiều Mạch với hương thơm ngào ngạt, thoang thoảng mùi thiên nhiên với khí hậu mát mẻ ở vùng núi hoang sơ sẽ như thế nào! Chắc hẳn sẽ cho bạn một trải nghiệm vô cùng thú vị không kém đâu!

Trà hoa Kiều Mạch

Những tín đồ yêu hoa sẽ không thể không yêu thích loài hoa này được. Không chỉ có ý nghĩa ở trên mà hoa Kiều Mạch còn được dùng để:

  • Trang trí để tạo nên sự thanh cao trong từng tấm thiệp.
  • Dùng hoa khô để trên bàn hay thậm chí là những túi thơm.

Bó hoa cưới trang trí bởi hoa Kiều Mạch

Tương truyền rằng ở vùng núi cao nguyên lúc bấy giờ người dân ở nơi đó rất khó khăn. Hiểu được sự nghèo đói, nàng Tiên gạo và nàng Tiên ngô đã gieo trồng những hạt giống gạo và ngô ở những khe núi ít người đi lại.

Vào năm gặp mùa màng bấp bênh, dân tình khốn khó, khắp nơi không có một miếng ăn nào. Chợt nghe hương thơm thoang thoảng, lần sau theo tiếng thơm đó, người dân lần mò và ngạc nhiên bởi một vùng li ti hoa nhỏ bạt ngàn từ vách này sang vách kia. Hạnh phúc khi những loài hoa này lại giống như lúa và ngô, nên người dân cảm thấy ngon không kém những loại thực phẩm khác. Cũng từ đó, vùng núi hoang sơ nghi ngút khói và hoa Kiều Mạch được lưu giữ cho đến tận bây giờ.

Vẻ đẹp hoang sơ cảnh vùng phía Bắc

Mỗi loài hoa đều mang ý nghĩa, vẻ đẹp riêng. Là loài hoa mang dáng dấp của cô thiếu nữ mong manh. Nhưng trong cái sự mong manh ấy lại không kém phần mạnh mẽ. Nếu có dịp thì bạn hãy đến với bản làng vùng núi cao nguyên một lần nhé! Tôi tin rằng ngắm nhìn một vùng hoa Kiều Mạch sẽ không làm bạn thất vọng!

Xem thêm: Hoa tam giác mạch tiếng Anh là gì? Ý nghĩa của đóa hoa kiều mạch

Video liên quan

Chủ đề