Hình thức tăng giảm vốn điều lệ là gì năm 2024

Vốn điều lệ để làm gì? Các trường hợp tăng giảm vốn điều lệ là gì? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của EFY-eCONTRACT để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

1. Vốn điều lệ là gì?

Hình thức tăng giảm vốn điều lệ là gì năm 2024

Vốn điều lệ là gì?

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Vốn điều lệ được định nghĩa là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Vốn điều lệ còn là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

2. Vốn điều lệ để làm gì?

- Vốn điều là căn cứ để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của các thành viên, cổ đông trong công ty. Từ đó làm cơ sở để phân chia quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa các thành viên, cổ đông.

- Các thành viên, cổ đông có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp cũng như được chia lợi nhuận.

- Là cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh nhất định yêu cầu có điều kiện kinh doanh.

- Cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của thành viên với đối tác, khách hàng, doanh nghiệp tương đương.

3. Vốn chủ sở hữu là gì?

Hình thức tăng giảm vốn điều lệ là gì năm 2024

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu được định nghĩa là nguồn vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc được góp vốn, đồng sở hữu cùng các nhà đầu tư, các cổ đông, thành viên liên doanh, tạo dựng nguồn lực để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Tổng vốn chủ sở hữu được tính sau khi đã khấu trừ đi các khoản nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ cho doanh nghiệp một cách bền vững và lâu dài, được sử dụng để định giá cho giá trị của doanh nghiệp.

Tất cả thành viên góp vốn sẽ hưởng quyền lợi như nhau trong quản lý, mức hưởng lợi nhuận và chịu trách nhiệm nếu doanh nghi kinh doanh thua lỗ.

Nếu doanh nghiệp dừng hoạt động kinh doanh hoặc phá sản thì nguồn vốn này sẽ ưu tiên cho việc trả nợ, phần còn dư sẽ chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn ban đầu.

4. Tăng giảm vốn điều lệ là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì tăng giảm vốn điều lệ công ty là hình thức mà công ty có nhu cầu tăng vốn điều lệ công ty để mở rộng quy mô công ty hoặc giảm vốn điều lệ trong một số trường hợp nhất định được quy định cụ thể.

5. Các trường hợp tăng giảm vốn điều lệ

Hình thức tăng giảm vốn điều lệ là gì năm 2024

Các trường hợp tăng giảm vốn điều lệ

5.1 Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ của công ty trong trường hợp:

+ Tăng số vốn góp của các thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vốn góp từ thành viên mới.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên

+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

5.2 Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ trong trường hợp:

+ Chủ sở hữu góp thêm vốn

+ Chủ sở hữu huy động thêm vốn từ người khác.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty

+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn

5.3 Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần

- Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng hình thức bán cổ phần:

+ Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

+ Chào bán cổ phần riêng lẻ;

+ Chào bán cổ phần ra công chúng.

- Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp:

+ Công ty hoàn trả một phần vốn góp cổ đông theo tỷ lệ cổ phần góp vốn của cổ động

+ Công ty mua lại cổ phần đã bán

+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn

5.4 Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh

- Công ty hợp danh tăng vốn điều lệ thông qua:Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.

- Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua: Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.

Trên đây là khái niệm vốn điều lệ là gì cũng như các nội dung liên quan đến vốn điều lệ. Nếu còn bất kỳ thông tin thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Tăng vốn điều lệ công ty có ảnh hưởng gì không?

Việc tăng vốn điều lệ có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với doanh nghiệp. Đầu tiên, nó giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động. Với số vốn lớn hơn, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các hoạt động mở rộng sản xuất, nghiên cứu và phát triển, và mở rộng thị trường tiềm năng.nullVốn điều lệ là gì? Tác động của việc tăng giảm vốn điều lệ - Vietcapwww.vietcap.com.vn › kien-thuc › von-dieu-le-la-gi-tac-dong-cua-viec-tan...null

Vốn góp và vốn điều lệ khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ là số vốn mà thành viên công ty cam kết góp vào công ty và được ghi vào trong Điều lệ của công ty. Vốn góp là thể hiện việc góp vốn vào công ty, số lần góp vốn đó có thể 1 làn hoặc nhiều lần miễn sao là trong thời hạn pháp luật cho phép và đúng như cam kết góp vốn vào công ty và chính là góp vốn điều lệ.nullVốn điều lệ và vốn góp có phải là một không? - LawNet.vnlawnet.vn › von-dieu-le-va-von-gop-co-phai-la-mot-khong-131392null

Sau khi tăng vốn điều lệ công ty cần làm gì?

Sau khi thay đổi tăng vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để cấp cho doanh nghiệp Giấy phép kinh doanh mới.nullThủ tục tăng vốn điều lệ công ty - Luật Việt Anluatvietan.vn › thu-tuc-tang-von-dieu-le-cong-tynull

Giảm vốn điều lệ để làm gì?

Việc giảm vốn điều lệ này nhằm cho thấy được đúng giá trị mà công ty hiện có. Tránh việc khi đăng ký thành lập doanh nghiệp cam kết đăng ký vốn điều lệ ở một giá trị nào đó mà cuối cùng lại không góp đủ như đã cam kết. - Bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.nullNHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ ĐỐI VỚI CÔNG ...sokhdt.camau.gov.vn › wps › portal › nhung-dieu-can-biet-ve-giam-von-d...null