Gia đình người bản xứ tiếng anh là gì năm 2024

Ở chung nhà với người bản xứ là phương án chỗ ở gây nên nhiều tranh cãi nhất. Có người thấy lựa chọn này thân thiện, có kẻ lại thấy nó quá mất tự do. Thử xem lí lẽ của họ thế nào nhé!

NHỮNG CÁI ĐƯỢC

1. Tiết kiệm chi phí

Một trong những nhân tố thu hút của hình thứ homestay là chi phí, vì nó thường rẻ hơn so với việc tự thuê nhà riêng với hàng đống chi phí phải tự chi trả (điện, nước, Internet, thuế đất…) Việc được ăn cùng và giặt rửa cùng với chủ nhà cũng sẽ “đỡ” cho bạn các khoản bột giặt, nước rửa chén, chén dĩa… Tùy theo thoả thuận giữa hai bên mà bạn có thể chọn số bữa ăn muốn dùng cùng họ, và kinh nghiệm là càng nhiều buổi ăn chung thì khoản tiết kiệm càng lớn.

2. Đắm chìm trong văn hoá bản địa

Việc chia nhà chung với dân bản địa sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm thực sự chân thật. Chủ nhà sẽ nấu ăn, mời bạn cùng tham gia những sự kiện trọng đại (lễ tiệc, sinh nhật, cưới hỏi, đi nghỉ…) và đưa bạn đến những địa điểm thú vị. Đặc biệt, gia đình chủ nhà cũng sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên hữu ích, giúp bạn hoà nhập nhanh chóng hơn với môi trường mới.

3. Phát triển khả năng ngôn ngữ

Nếu ở chung nhà với bạn bè nước ngoài, có thể bạn sẽ sử dụng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ quốc tế phổ biến nào đó, thay vì dùng ngôn ngữ bản địa. Trong khi đó, nếu ở chung nhà với người bản xứ, bạn sẽ buộc phải giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ, với nhiều cấp bậc lưu loát khác nhau. Chính vì thế, bạn sẽ được thực hành ngôn ngữ đó hàng ngày, giúp bạn thành thạo nhanh hơn. Bản thân người viết cũng công nhận điều này. Trong suốt 1 năm làm sinh viên trao đổi tại Hà Lan, tớ chẳng được sử dụng vốn tiếng Hà Lan ít ỏi của mình vì chẳng biết dùng để nói với ai, khi mà cả hai cô bạn chia nhà chung đều là sinh viên quốc tế không biết nói ngôn ngữ bản địa.

4. Cũng là nhà, nhưng ở một nơi xa

Một trong những vấn đề lớn nhất khi đi du học là phải đối mặt với cuộc sống xa nhà. Thế nên, việc sống cùng với một gia đình sẽ giúp bạn đỡ thấy cô độc hơn, mang lại cho bạn không khí gia đình và cảm giác được quan tâm mỗi ngày. Cô chủ nhà có thể sẽ lo lắng khi bạn đi chơi về nhà quá trễ hoặc mỗi khi bạn đau ốm chẳng hạn.

VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ KHIẾN BẠN PHÁT CÁU

1. Nhập gia tuỳ tục

Mỗi gia đình sẽ có những quy tắc khác biệt và cách duy nhất là bạn chỉ có thể tuân theo phong cách sống của họ. Đó có thể là giờ “giới nghiêm” mà họ muốn bạn phải có mặt ở nhà, là nơi sắp đặt các dụng cụ trong bếp mà bạn cần ghi nhớ (chứ không thể hỏi đi hỏi lại nhiều lần được) hay một số quy tắc ngầm mà chỉ khi đã sống chung với họ thì bạn mới hay. Kinh nghiệm là hãy quan sát mọi thứ, hỏi mọi người khi cần thiết và cố gắng đừng phớt lờ những quy tắc mà gia đình họ vẫn luôn tuân theo.

2. Thiếu thốn tự do

Khi sống với gia chủ bạn sẽ không được vẫy vùng như những bạn bè khác. Riêng việc phải “báo cáo” với chủ nhà về việc về trễ hoặc qua đêm ở ngoài, hoặc hạn chế mời bạn bè về nhà tiệc tùng, có lẽ cũng sẽ khiến bạn thấy không thoải mái. Thường thì những ngôi nhà nhận tiếp đón sinh viên cũng đặt xa khu trung tâm hơn và cũng bất tiện hơn cho bạn trong việc đi lại.

3. Cảm thấy phụ thuộc

Với những ai không thích sự gò bó, quy tắc thì có lẽ bạn sẽ cảm thấy ít nhiều bị phụ thuộc vào chủ nhà. Ví dụ: có thể bạn sẽ có phòng riêng, nhưng lại không được tuỳ ý trang trí, thành ra không gian sống cũng không thể 100% mang phong cách của bạn. Đối với những bạn tìm kiếm cơ hội để tự lập trong việc chi tiêu, quản lý cuộc sống (tắm giặt, nấu ăn, mua sắm dụng cụ trong nhà…) thì đây cũng không phải là phương án ở trọ hấp dẫn nhất.

Đối với một số người học tiếng Anh cơ bản ban đầu sẽ chỉ biết đến tới các đại từ nhân xưng cơ bản như: I, We, He, She… Tuy nhiên đây chỉ là những từ chỉ chung chung trong tiếng Anh. Thế nên ở một số trường hợp giao tiếp cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với ngữ cảnh. Vậy cách xưng hô trong tiếng Anh như thế nào mới đúng chuẩn người bản xứ? Cùng BKEnglish khám phá ngay ở bài viết này nhé!

1. Cách xưng hô đúng có cần thiết không

Đối với mọi loại ngôn ngữ thì đều tồn tại ở đó thái độ và tình cảm trong ngôn từ và cách biểu đạt. Cách xưng hô là một trong những phương diện thể hiện điều đó, nó có thể thấy được sự gần gũi, trang trọng hay xa cách…

Vì thế cách xưng hô là một trong những lưu ý quan trọng mà bạn học cần phải ghi nhớ. Có thể thấy tầm quan trọng của cách xưng hô như:

Đây là một nguyên tắc giao tiếp - ứng xử cơ bản trong giao tiếp

Cách xưng hô thể hiện khả năng giao tiếp khéo léo của bản thân

Cách xưng hô thể hiện tình cảm của người nói

Thông qua cách xưng hô có thể truyền tải tới đối phương cảm xúc, mối quan hệ giữa cả 2

2. Cách xưng hô trong gia đình bằng tiếng Anh

Trong gia đình, cách xưng hô tiếng Anh thường khá thân mật và thể hiện tình cảm như:

  • Daddy, dad: Bố
  • Mommy, mom: Mẹ
  • Sis: Chị
  • My young boy, boy: Em trai
  • Daughter: Con gái
  • Son, boy: Con trai.

Ví dụ:

  • Get me a cup of tea, okay son? (Lấy giúp mẹ cốc trà được không con trai?)
  • Can you allow me to camping, dad? (Bố có thể cho phép con đi cắm trại không?)

3. Cách xưng hô với người yêu bằng tiếng Anh

Ngoài xưng hô với gia đình, người yêu chính là đối tượng giao tiếp nhiều hơn cả. Ngoài ra cách xưng hô với người yêu trong tiếng Anh cũng thể hiện sự kết nối ngọt ngào hay sâu sắc… giữa hai người. Một số cách xưng hô phổ biến như:

  • Babe: Anh/em yêu, cưng
  • Honey: Anh/em/con yêu
  • Darling: Anh/em yêu, mình (thường là xưng hô giữa vợ chồng, người thân yêu)
  • Dear: Thân, mình
  • Love: Anh/em yêu
  • Sweetie: Anh/em/con yêu

Ví dụ:

  • Darling, can you wait me? (Em yêu, em có thể đợi anh được không?)
  • Let’s go to cinema together, honey! (Đi xem phim cùng nhau nhé cưng!)

4. Cách xưng hô thân mật trong tiếng Anh

Đối với các mối quan hệ thân thiết và tình cảm thì trong tiếng Anh xưng hô như thế nào? Tìm hiểu ngay một số cách gọi của người bản xứ dưới đây:

  • Xưng hô bằng tên
  • Xưng Mrs/Ms/Miss/Mr + tên
  • Xưng hô bằng: Bae, babe, dear, honey…

Ví dụ:

  • Get me the book, Minh. (Lấy cho mình cuốn sách nhé Minh)
  • Hey bae, do you want to go shopping? (Này bạn, bạn có muốn đi mua sắm không?)

5. Cách xưng hô với bạn bè, đồng nghiệp bằng tiếng Anh

Bạn bè hay đồng nghiệp cũng là những người mà chúng ta thường xuyên gặp mặt. Với đối tượng này, có một sự thân thiết và gần gũi nhất định trong tùy trường hợp. Vì thế có một số cách xưng hô dưới đây:

  • Xưng bằng tên
  • Xưng Mrs/Ms/Miss/Mr + tên (sử dụng với đồng nghiệp có chức vụ cao)
  • Xưng hô thân mật: Buddy (cách gọi bạn, thường là bạn học hoặc bạn từ bé), dear…

Ví dụ:

  • Mike, could you bring this document to our manager for me? ( Mike cậu có thể mang tập tài liệu này cho quản lý giúp tớ được không?)
  • Mr. Dan is my boss. (Anh Dan là sếp của tôi.)
  • Hey buddy! Do you want to play badminton? (Này anh bạn! Bạn có muốn chơi cầu lông không?)
  • Let’s go swimming together, dear! (Cùng nhau đi bơi nào các bạn ơi!)

6. Cách xưng hô trong email bằng tiếng Anh

Email là một loại thư điện tử quan trọng ứng dụng trong công việc lẫn học tập. Không chỉ viết email cho người nước ngoài mà những công ty đa quốc gia cũng cần sử dụng đến. Vì thế hãy lưu ý kỹ phần này để bạn nắm chắc được cách xưng hô khi viết email nhé.

  • Dear + Tên
  • Dear Mr/ Mrs + Tên
  • Dear + Sir/Madam

Ví dụ: Dear Dan, Dear Mr.Mark,…

7. Cách xưng hô với người có thẩm quyền cao hơn

Đối với những người có thẩm quyền cao, bạn luôn phải giữ thái độ trang trọng nhất. Một số gợi ý về cách xưng hô dưới đây:

  • President + Last Name: Lời chào dành cho người đứng đầu hoặc tổng thống.

Ví dụ: President Obâm.

  • Senator + Last Name: Cách xưng hô dành cho người trong Thượng viện Mỹ.

Ví dụ: Senator Alex

  • Representative + Last Name: Cách xưng hô dành cho người trong Hạ viện Mỹ.

Ví dụ: Representative Peter.

  • Councilman + Last Name: Lời chào dành cho nam của hội đồng thành phố.

Ví dụ: Councilman David.

  • Councilwoman + Last Name: Lời chào dành cho nữ của hội đồng thành phố.

Ví dụ: Councilwoman Sam.

  • Officer + Last Name: Xưng hô với cảnh sát..

Ví dụ: Officer Jonh.

  • Father + Last Name/First Name: Xưng hô với linh mục công giáo.

Ví dụ: Father Pete.

  • Pastor + Last Name/First Name: Chức danh dành cho mục sư cơ đốc..

Ví dụ: Pastor Machew.

  • Rabbi + Full Name: Chức danh dành cho các nhà lãnh đạo Do Thái.

Ví dụ: Rabbi Smith.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức về cách xưng hô trong tiếng Anh. Cũng như tiếng Việt, bạn cần nắm chắc các nguyên tắc xưng hô để xử sự sao cho chuẩn mực nhất. Hãy luyện tập giao tiếp nhiều hơn để những kiến thức dù rắc rối cũng trở nên đơn giản nhé.