Hình thoi là hình như thế nào

Dấu hiệu nhận biết hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các dấu hiệu nhận biết các hình cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức Toán học. Các kiến thức nhận biết hình học giúp cho việc chứng minh dễ dàng.

Dấu hiệu nhận biết các hình

  • 1. Dấu hiệu nhận biết hình thoi?
  • 2. Dấu hiệu để nhận biết hình vuông?
  • 3. Dấu hiệu để nhận biết hình chữ nhật?
  • 4. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành?
  • 5. Dấu hiệu nhận biết hình thang?
  • 6. Bài tập về hình học
  • 7. Công thức, cách tính diện tích chu vi các hình

Dấu hiệu nhận biết các hình là một dạng Toán thường gặp. Với các dấu hiệu và tính chất sau đây giúp các bạn dễ dàng chứng mình đó là hình gì. Dưới đây là chi tiết cho các em cùng tham khảo.

1. Dấu hiệu nhận biết hình thoi?

Hình thoi là hình như thế nào

Định nghĩa: Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. Là hình bình hành đặc biệt với hai cạnh kề bằng và hai đường chéo vuông góc với nhau.

Hình thoi có 4 dấu hiệu nhận biết, như sau:

  • Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
  • Hình bình hành cá hai cạnh kề bằng nhau
  • Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc nhau
  • Hình bình hành có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc.

Tính chất của hình thoi

Trong hình thoi:

  • Các góc đối nhau bằng nhau.
  • Hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
  • Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
  • Hình thoi có tất cả tính chất của hình bình hành.

2. Dấu hiệu để nhận biết hình vuông?

Hình thoi là hình như thế nào

Định nghĩa: Hình vuông là tứ giác đều có 4 cạnh và 4 góc bằng nhau

Hình vuông có 5 dấu hiệu nhận biết, như sau:

  • Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau
  • Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc
  • Hình chứ nhật có đường chéo là đường phân giác của một góc
  • Hình thoi có một góc vuông
  • Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.

Tính chất của hình vuông

  • 2 đường chéo bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường.
  • Có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông.
  • 1 đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau.
  • Giao của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm.
  • Có tất cả tính chất của hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi.

3. Dấu hiệu để nhận biết hình chữ nhật?

Hình thoi là hình như thế nào

Định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông

Hình chữ nhật có 4 dấu hiệu nhận biết, như sau:

  • Tứ giác có 3 góc vuông
  • Hình thang cân có một góc vuông
  • Hình bình hành có một góc vuông
  • Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau

Tính chất của hình chữ nhật

Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân

  • Tính chất về cạnh: Các cạnh đối bằng nhau, song song với nhau
  • Tính chất về góc: Bốn góc bằng nhau
  • Tính chất về đường chéo: Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Định lí: Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

4. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành?

Hình thoi là hình như thế nào

Định nghĩa: Hình bình hành là một hình tứ giác được tạo thành khi hai cặp đường thẳng song song cắt nhau.

Hình bình hành có 5 dấu hiệu nhận biết, như sau:

  • Tứ giác có các cặp cạnh đối song song
  • Tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau
  • Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau
  • Tứ giác có các góc đối bằng nhau
  • Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Hình bình hành là hình thang

  • Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
  • Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

Tính chất của hình bình hành

Trong hình bình hành thì có:

  • Các cạnh đối song song và bằng nhau.
  • Các góc đối bằng nhau.
  • Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

5. Dấu hiệu nhận biết hình thang?

Hình thoi là hình như thế nào

Định nghĩa: Hình thang là tứ giác lồi có 4 cạnh. Trong đó có hai cạnh song song với nhau được gọi là hai cạnh đáy, hai cạnh còn lại được gọi là hai cạnh bên.

Hình thang có 5 dấu hiệu nhận biết, như sau:

  • Tứ giác có hai cạnh đối song song.
  • Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông
  • Hình thang có hai góc kề một đáy là hình thang cân
  • Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
  • Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân

Dấu hiệu nhận biết hình thang cân

  • Hình thang có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau là hình thang cân. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
  • Hình thang có hai trục đối xứng của hai đáy trùng nhau là hình thang cân
  • Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau (nếu hai cạnh bên ấy không song song) là hình thang cân.
  • Hình thang nội tiếp đường tròn là hình thang cân

6. Bài tập về hình học

Hình vuông

  • Toán lớp 4 trang 55 Thực hành vẽ hình vuông
  • Giải vở bài tập Toán 4 bài 46: Thực hành vẽ hình vuông

Hình chữ nhật

  • Toán lớp 4 trang 54 Thực hành vẽ hình chữ nhật
  • Giải vở bài tập Toán 4 bài 45: Thực hành vẽ hình chữ nhật

Hình thang

  • 35 Bài Toán về diện tích hình thang
  • Bài tập tính diện tích hình thang lớp 5 Nâng cao

7. Công thức, cách tính diện tích chu vi các hình

  • Công thức tính diện tích hình vuông, chu vi hình vuông
  • Công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật
  • Công thức tính diện tích hình thang, chu vi hình thang

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết các dạng hình học cơ bản cho các em học sinh tham khảo. Thông qua đó đối với các dạng bài chứng mình giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức hình học. Ngoài ra các em học sinh tham khảo các dạng Toán lớp 4, Toán lớp 5 củng cố các kiến thức Toán học chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra trong năm học.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Tài liệu học tập lớp 4. Và để chuẩn bị cho chương trình học lớp 5, các thầy cô và các em tham khảo: Tài liệu học tập lớp 5 . Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chúng ta đều có thể dễ dàng nhận biết được hình thoi trong cuộc sống nhưng để phát biểu đúng những kiến thức liên quan đến hình thoi bằng thuật ngữ toán học thì không phải ai cũng nhớ. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn cũng cố kiến thức về hình thoi thông qua định nghĩa hình thoi là gì và một số dấu hiệu đơn giản giúp bạn nhận biết nó. Đừng bỏ qua nhé!

Định nghĩa hình thoi là gì?

Hình thoi là tứ giácbốn cạnh bằng nhau. Là hình bình hành đặc biệt với hai cạnh kề bằng và hai đường chéo vuông góc với nhau.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Hình thoi là trường hợp đặc biệt của hình bình hành

Tính chất hình thoi

Trong hình thoi, các góc đối nhau thì bằng nhau.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Hình thoi ABCD với góc DAB = góc BCD và hai góc này đối nhau.

Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và là đường phân giác của các góc trong hình thoi.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

AC vừa là đường chéo vừa là đường phân giác của góc DAB

Bởi vì hình thoi là hình bình hành đặc biệt nên sẽ có những tính chất của hình bình hành như:

- Các cạnh đối song song và bằng nhau.

- Các góc đối bằng nhau.

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Dấu hiệu nhận biết hình thoi

Bạn có thể nhận biết hình thoi thông qua các dấu hiệu của hình tứ giác đặc biệt gồm:

- Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.

- Tứ giác có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau và hai đường chéo là đường phân giác của bốn góc.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

d1, d2 là hai đường chéo của hình thoi ABCD

Hoặc bạn có thể thông qua các dấu hiệu của một hình bình hành đặc biệt để nhận biết hình thoi như:

- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.

- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc hoặc có một đường chéo là đường phân giác của một góc.

Các định nghĩa khác liên quan đến hình thoi

- Đường chéo hình thoi: Đường chéo là yếu tố quan trọng để tính toán diện tích hình thoi. Đây là đường nối các đỉnh đối diện của hình thoi và vuông góc với nhau tại giao điểm của chúng.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Đường chéo (D1,D2) là yếu tố quan trọng để tính diện tích hình thoi

- Trục đối xứng hình thoi: Hình thoi có hai trục đối xứng là hai đường chéo và giao điểm của hai đường chéo chính là tâm đối xứng.

Bốn cách chứng minh hình thoi và bài tập minh hoạ

Cách 1: Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD có các trung điểm của bốn cạnh lần lượt là M, N, P, Q. Chứng minh rằng các trung điểm này là các đỉnh của hình thoi.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Bài tập ví dụ về hình thoi

Bài giải chi tiết:

Xét ΔABD có M và Q lần lượt là trung điểm của AB và AD.

⇒ MQ là đường trung bình của ΔABD.

⇒ MQ = 1/2 BD (1).

Chứng minh tương tự ta có: MN = 1/2 AC; NP = 1/2 BD; PQ = 1/2 AC (2).

Vì ABCD là hình chữ nhật nên AC = BD (3).

Từ (1), (2) và (3), ta suy ra MQ = MN = NP = PQ.

⇒ Tứ giác MNPQ là hình thoi do có bốn cạnh bằng nhau.

Cách 2: Tứ giác có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD có AB = AC. Kéo dài trung tuyến AE của ΔABC và lấy EA = EF. Chứng minh tứ giác ABFC là hình thoi.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Bài tập ví dụ về hình thoi

Bài giải chi tiết:

Ta có:

ΔABC cân tại A có trung tuyến AE.

⇒ AE là đường trung trực của BC.

⇒ Tứ giác ABFC là hình thoi do có 2 đường chéo là đường trung trực của nhau.

Cách 3: Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau

Ví dụ: Cho tam giác ABC, lấy các điểm D, E theo thứ tự trên các cạnh AB, AC sao cho BD = CE. Gọi M, P, Q, O lần lượt là trung điểm của BE, CD, DE, BC. Chứng minh rằng: MQPO là hình thoi.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Bài tập ví dụ

Bài giải chi tiết:

M là trung điểm của BE và Q là trung điểm của DE.

⇒ MQ là đường trung bình của ΔBDE.

⇒ MQ // BD và MQ = 1/2 BD.

Chứng minh tương tự, ta có:

PO // BD và PO = 1/2 BD.

Do có MQ // PO và MQ = PO nên tứ giác MQPO là hình bình hành (4).

Tương tự, ta có: QP là đường trung bình của ΔCDE.

⇒ QP = 1/2 CE mà CE = BD (giả thiết) => QM = QP (5).

Từ (4) và (5) ⇒ Tứ giác MQPO là hình thoi do là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.

Cách 4: Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc

Ví dụ: Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng giao điểm các đường phân giác trong của các tam giác ΔAOB; ΔBOC; ΔCOD và ΔDOA là đỉnh của một hình thoi.


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Ví dụ minh họa

Bài giải chi tiết:

Gọi E, F, G, H lần lượt là giao điểm các phân giác trong của các tam giác AOB, BOC, COD và DOA.

Do O là giao điểm hai đường chéo AC và BD của hình bình hành ABCD nên OA = OC và OB = OD.

Xét ΔBEO và ΔDGO có:

Góc B1 = D1 và Góc O1 = O2 (đối đỉnh) và OB = OD (giả thiết).

=> ΔBEO = ΔDGO (góc cạnh góc).

=> OE = OG và các điểm E, O, G thẳng hàng (6).

Chứng minh tương tự: OF = OH và F, O, H thẳng hàng (7)

Từ (6) và (7) Suy ra: Tứ giác EFGH là hình bình hành do các đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. (8)

Mặt khác ta lại có OE ⊥ OF (là đường phân giác của hai góc kề bù). (9)

Từ (8) và (9) suy ra: EFGH là hình thoi do là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc.

Các công thức về hình thoi

Công thức tính diện tích hình thoi

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những công thức tính diện tích hình thoi khác tại bài viết Công thức tính diện tích hình thoi.

Ví dụ minh họa: Cho hình thoi MNPQ với hai đường chéo MP, NQ có độ dài lần lượt là 12 cm và 16 cm. Tính diện tích hình thoi MNPQ?


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Tính diện tích hình thoi

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính diện tích hình thoi ta có: S (MNPQ) = ½ (D1 x D2) = ½ (16 x 12) = 192 cm2.

Công thức tính chu vi hình thoi

Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về ví dụ cũng như các phương pháp giúp bạn tính toán chu vi hình thoi dễ dàng hơn thì hãy xem thêm tại bài viết Công thức tính chu vi hình thoi đơn giản, có ví dụ minh họa.

Trong trường hợp gặp những bài toán với những con số lớn hơn, phức tạp hơn lên đến hàng trăm hàng nghìn đơn vị thì máy tính cầm tay sẽ hỗ trợ bạn tính toán nhanh và chuẩn xác hơn, còn đối với những bài toán đơn giản thì chúng ta vẫn nên rèn luyện cho mình cách tính nhẩm nhé!


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Máy tính cầm tay sẽ là công cụ giúp bạn tự tin hơn với kết quả tính toán của mình

Ví dụ minh họa: Hình thoi ABCD có chu vi cạnh a = 20 cm thì chu vi của hình thoi bằng bao nhiêu?


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Ta có thể tìm chiều dài của cạnh a khi biết chu vi P

Hướng dẫn giải​:

Ta có P = a x 4 => P = 20 x 4 = 80 cm.

Vậy hình thoi ABCD với các cạnh AB = BC = BD = DA = 20 cm có chu vi P = 80 cm.

Công thức tính đường chéo hình thoi

Ví dụ minh họa: Một hình thoi có diện tích là 40 m2, biết độ dài đường chéo D2 là 20 m. Tính độ dài đường chéo còn lại?


Hình thoi là hình như thế nào

Hình thoi là gì? Dấu hiệu nhận biết hình thoi cực chính xác, dễ hiểu, Bản quyền truy cập link xem bài viết: https://vietadsgroup.vn/hinh-thoi-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-hinh-thoi-cuc-chinh-xac-de-hieu.html

Bài toán tìm đường chéo của hình thoi khi biết diện tích và độ dài một đường chéo

Hướng dẫn giải:

Ta có S = ½ (D1 x D2).

=> 40 = ½ (D1 x 20).

=> (D1 x 20) = 40 : ½ = 80 m.

=> D1 = 80 : 20 = 40 m.

Vậy hình thoi ABCD với hai đường chéo AC và BD có chiều dài lần lượt là 40 m và 20 m.

Hy vọng với bài viết này bạn sẽ tích lũy cho mình nhiều kiến thức hơn về hình thoi và các dấu hiệu nhận biết nó. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại ở những chủ đề sau!


Trân trọng! Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi các bài viết trên Website VietAdsGroup.Vn của công ty chúng tôi!


Quay lại danh mục "Hỏi đáp là gì" Quay lại trang chủ