Hiệu trưởng trường THCS Linh Đàm

Niềm vui trong những ngôi trường mới

Thành lập năm 2021 nhưng đến năm học này, Trường Tiểu học Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) mới chính thức đi vào hoạt động. Được học trong những dãy nhà khang trang với đầy đủ phương tiện dạy học hiện đại là niềm vui không chỉ của học sinh và của cả phụ huynh.

Cô Tạ Thị Thanh Tâm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường có các phòng học và phòng chức năng được trang bị đầy đủ phương tiện dạy học hiện đại. Cùng với đó là nhà thể chất và sân bóng đá ngoài trời, phục vụ cho các hoạt động thể chất, rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực cho các em.

Nhà trường cũng chú trọng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để mỗi học sinh phát huy tối đa khả năng của bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bên cạnh việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà, phát huy mũi nhọn học sinh năng khiếu, nhà trường rất chú trọng xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm, không khí học tập ấm áp, văn minh, an toàn. Các hoạt động hỗ trợ giáo dục như chương trình kĩ năng sống, câu lạc bộ các môn năng khiếu, được diễn ra thường kì để tăng cường sự trải nghiệm cho học sinh.

Cô Vương Thị Thu Trang - Hiệu trưởng trường THCS Trương Công Giai (quận Cầu Giấy) cho biết: Nay là năm thứ 2 Trường THCS Trương Công Giai đón học sinh vào học trong ngôi trường mới. Năm học 2022 - 2023, trường đón hơn 400 học sinh lớp 6. Là một trường công lập mới, nhà trường xem sức trẻ chính là động lực để vươn lên.

Chị Nguyễn Thu Thủy, phụ huynh học sinh Trường THCS Trương Công Giai chia sẻ: Năm học trước, các con phải học trực tuyến cả năm nên năm nay đều háo hức được đến trường. Với cơ sở vật chất hiện đại, thầy cô giỏi, đây là môi trường giáo dục thân thiện, tạo nền tảng tri thức tốt giúp học sinh vững bước trong tương lai.

Ông Lê Văn Hiến - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức cho biết: Năm học 2022 - 2023, Trường Tiểu học và THCS Mỹ Đức, ngôi trường công lập theo mô hình chất lượng cao của huyện chính thức đi vào hoạt động. Đây là ngôi trường đẹp, hiện đại nhất của huyện từ trước đến nay.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tuyển chọn từ cán bộ lãnh đạo, giáo viên các nhà trường trong và ngoài huyện; sinh viên giỏi tốt nghiệp các trường đại học sư phạm; các chuyên gia, giảng viên các trường đại học, giáo viên các trường chất lượng cao của thành phố, đáp ứng đủ các yêu cầu, nhiệm vụ của trường chất lượng cao.

Hiệu trưởng trường THCS Linh Đàm

Trường Tiẻu học- THCS Mỹ Đức được xây dựng theo mô hình chất lượng cao đầu tiên của huyện. Ảnh: TG.

Hà Nội vẫn “khát” trường

Năm học 2021 - 2022, toàn thành phố Hà Nội có 2.835 trường mầm non, phổ thông và 1 trường trung cấp chuyên nghiệp với 70.199 lớp, 72.796 phòng học, hơn 2,2 triệu học sinh. Trong đó, số trường công lập là 2.237, số trường đạt chuẩn quốc gia tính đến tháng 4/2022 là 1.766, đạt tỷ lệ 79%.

Theo ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, dân số thành phố tăng nhanh, đặc biệt là tốc độ tăng dân số cơ học tại các quận lõi, quận đang phát triển đã gây sức ép rất lớn cho các trường học, không bảo đảm yêu cầu quy mô trường, lớp để đạt chuẩn quốc gia. Thành phố hiện còn thiếu đất xây trường mới, để mở rộng trường bảo đảm diện tích đáp ứng quy định đạt chuẩn.

Bà Phạm Đàm Thục Hạnh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai cho biết: Ngành Giáo dục quận Hoàng Mai hiện có 90 trường, 1.969 lớp. Tính riêng năm học 2022 - 2023, quận có thêm 5.430 học sinh, tương đương khoảng 100 phòng học. Trong khi đó, hiện tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trên địa bàn quận là 4.165 người.

Do dân số cơ học tăng quá nhanh nên việc xây trường mới không đủ để đáp ứng. Điển hình như tại phường Hoàng Liệt, cấp tiểu học hiện có đến 3 trường công lập (Tiểu học Hoàng Liệt, Tiểu học Chu Văn An, Tiểu học Linh Đàm), gồm hơn 6 nghìn học sinh. Năm học 2022 - 2023, dự kiến sau tuyển sinh lớp 1 thì số học sinh của cả 3 trường tiểu học sẽ thành hơn 7 nghìn học sinh.

Để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn, trong thời gian tới, quận Hoàng Mai tiếp tục rà soát quy hoạch để xây dựng trường học mới, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Đồng thời đề xuất và kiến nghị các cấp, các doanh nghiệp được giao đất xây dựng trường học, khẩn trương xây dựng theo quy định.

Bà Phạm Lệ Hằng - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông chia sẻ: Theo tính toán, trung bình mỗi năm, số học sinh trên địa bàn quận Hà Đông tăng 6.000 - 7.000 học sinh. Sự gia tăng nhanh chóng này đã kéo theo sĩ số học sinh một lớp học trên địa bàn khá cao, trung bình 60 học sinh/lớp, nhóm trẻ.

Với tốc độ di dân cơ học như hiện nay, dự báo 5 năm tới, quận sẽ thiếu trường học trầm trọng. Vì thế, quận sẽ tiếp tục đề nghị các chủ đầu tư sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý để hoàn thành việc xây dựng trường học theo quy định. Đối với các trường tại Khu đô thị mới Văn Khê, Khu đô thị mới Phú Lương, thành phố và quận sẽ có giải pháp tháo gỡ để sớm hoàn thiện các trường, đưa vào phục vụ dạy học.

“Do số học sinh đông, thiếu phòng học 2 buổi/ngày nên nhiều trường đang phải tổ chức cho học sinh học luân phiên cả vào ngày nghỉ cuối tuần. Cùng với đó, một số trường phải tạm sử dụng các phòng chức năng làm phòng học. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, chất lượng dạy và học mà còn gây bất tiện cho việc phụ huynh đưa đón con cũng như ảnh hưởng tới thời gian sinh hoạt chung với gia đình”. - Bà Phạm Đàm Thục Hạnh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai