Hệ thông xử lý nước thải công nghiệp

Vấn đề xử lý nước xả thải công nghiệp là mối nhức nhối của đa số các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Doanh nghiệp cần hiểu rõ và phân loại chính xác nước xả thải công nghiệp sẽ có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp nhất.

1.1. Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp hoặc các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp (dòng thải) sau khi xử lý có thể tái sử dụng hoặc chuyển đến hệ thống thoát nước vệ sinh, nơi lưu trữ nước trong thiên nhiên.

1.2. Các loại nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp khá đa dạng, khác biệt ở thành phần cũng như lượng phát thải ra môi trường. Theo đó, nước thải công nghiệp được chia thành 3 loại cơ bản như sau:

1.2.1. Nước thải công nghiệp vô cơ

Nước thải công nghiệp vô cơ là nguồn nước thải được sinh ra chủ yếu từ các hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp than, khai thác khoáng sản phi kim loại, xử lý bề mặt kim loại,… Loại nước thải này chứa lượng lớn các chất lơ lửng, vì vậy có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách lắng cặn kết hợp với quá trình keo tụ hóa học đảm bảo xử lý tốt nhất.

Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp vô cơ từ các nhà máy cán cũng chứa khá nhiều dầu khoáng nên cần được xử lý qua thiết bị tách dầu nhằm loại bỏ dầu khoáng, ván tạo váng trong nước thải.

1.2.2. Nước thải công nghiệp hữu cơ

Nước thải công nghiệp hữu cơ là dòng nước thải chủ yếu từ các ngành công nghiệp sản xuất liên quan đến hóa chất. Cụ thể như công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm, các chất tẩy rửa, công nghiệp gia công kim loại, công nghiệp bia với các nhà máy sản xuất lên men, công nghiệp sản xuất giấy – xenlulo,….

So với nước thải công nghiệp vô cơ, dòng nước thải công nghiệp hữu cơ thường độc hại hơn nhiều. Do đó, các ngành sản xuất liên quan đến hóa chất phải đặc biệt chú trọng đến quy trình hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn nhất đến con người và môi trường.

1.2.3. Nước thải sinh hoạt tại các khu công nghiệp

Nước thải sinh hoạt tại các khu công nghiệp chủ yếu là dòng thải từ hoạt động của công nhân viên làm việc tại khu công nghiệp. Loại nước thải này chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm khá cao (cặn bã, vị trùng, vi khuẩn,…) gây tác động xấu đến nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh khu sản xuất.

Nước thải công nghiệp có thể được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất hoặc từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí, chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất.

1.3. Đặc tính của nước thải công nghiệp

Đặc tính của nước thải công nghiệp của mỗi loại hình sản xuất là khác nhau. Bảng dưới đây thể hiện đặc tính nước thải công nghiệp của một số loại hình sản xuất thường gặp.

Loại hình sản xuất công nghiệpChỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng
Giấy và bột giấy COD, BOD,SS, dung dịch Sulfitulfit, NH3, cặn hòa tan, vi khuẩn
Thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt, sữa pH, BOD, chất rắn hòa tan, cặn lắng, NH3, NO3, dầu lắng, vi khuẩn
Chế biến hải sản pH, BOD, COD, SS, cặn hòa tan, Cl, dầu mỡ, vi khuẩn
Trại chăn nuôi gia súc, gia cầm BOD, cặn hòa tan, N, P, vi khuẩn
Đường pH, BOD, COD, SS, NO3, vi khuẩn
Cao su BOD, COD, N, chất hoạt động bề mặt, S, phenol, dẫu mỡ, Cr
Ngâm và tẩm gỗ BOD, COD, SS, cặn hòa tan, màu, cacbon hữu cơ
Dệt nhuộm BOD, COD, SS, màu, dầu mỡ, kim loại nặng (Cu, Zn, Cr...)
Xi măng pH, SS, nhiệt, cặn hòa tan,
Mạ điện Kim loại nặng (Cu, Zn, Ni...), CN, Axit, SS, cặn hòa tan
Nhựa và vật liệu tổng hợp BOD, COD, SS, nhiệt, kim loại nặng
Thuộc và chế biến da BOD, COD, SS, kiềm, màu, độ cứng, NaCl, SO2, S, amoni, dầu mỡ, vi khuẩn
Xà phòng và chất tẩy rửa pH, BOD, COD, SS, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt
Hóa chất hữu cơ, vô cơ pH, BOD, COD, SS, cặn hòa tan, nhiệt
Kính pH, BOD, SS, cặn hòa tan, Cl, NH3, độ đục nhiệt, phenol, dầu mỡ

1.4. Quy chuẩn về nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đời sống của con người cũng như môi trường xung quanh nó. Vì vậy, bộ tài nguyên và môi trường đã đặt ra các quy chuẩn quy định về nước thải công nghiệp buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt. 

Quy chuẩn về nước thải công nghiệp sẽ được xác định qua 2 tiêu chuẩn sau:

  • Nước thải công nghiệp loại A: Bao gồm các chỉ số của các chất gây ô nhiễm đủ điều kiện để xả vào nguồn nước với mục đích cung cấp nước sinh hoạt.
  • Nước thải công nghiệp loại B: Bao gồm các chỉ số của các chất gây ô nhiễm không đáp ứng đủ điều kiện để xả vào nguồn nước với mục đích cung cấp nước sinh hoạt.

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp

Mỗi loại nước thải công nghiệp sẽ có cách xử lý riêng tùy theo đặc tính, nồng độ và tỷ trọng của các chất gây ô nhiễm có trong nước thải. Trên thị trường hiện nay hiện có 5 phương pháp xử lý nước xả thải công nghiệp phổ biến mà bạn có thể ứng dụng:

2.1. Xử lý nguồn nước thải công nghiệp bằng cơ học

Xử lý nước xả thải công nghiệp bằng cơ học là phương pháp loại bỏ các vật liệu rắn có kích thước và trọng lượng lớn có trong nước thải. Phương pháp này hiện được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác nhau như sản xuất mạ kẽm, sơn, sản xuất giấy,…. và tất cả các ngành công nghiệp tạo ra nước thải có chứa kim loại nặng.

Các phương pháp xử lý nước xả thải công nghiệp cơ học phổ biến:

  • Bể lắng: Loại bỏ những chất thải rắn/bán rắn lơ lửng trong nước thải
  • Lưới lọc/song chắn rác: Lọc các chất thải rắn có kích thước và tỉ trọng lớn, không thể hòa tan tồn tại trong nước thải.
  • Bể tách – thu dầu mỡ: Loại bỏ những cặn nhẹ, váng dầu mỡ nổi trên mặt nước thải.
  • Vật dụng lọc chuyên nghiệp (lưới, vải lọc): Phân tách các chất phân tán nhỏ như huyền phù,…. ra khỏi nước thải.

2.2. Xử lý nguồn nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa lý

Phương pháp này sẽ áp dụng các phản ứng vật lý, hóa học để loại bỏ các chất gây ảnh hưởng lớn đến môi trường tồn tại trong nước thải. Các công nghệ ứng dụng phương pháp hóa lý thường được áp dụng đó là:

  • Công nghệ keo tụ – tạo bông: Khả năng khử cặn lơ lửng và màu tốt, phù hợp ứng dụng với các nhà máy sản xuất sơn, dệt nhuộm, mực in,….
  • Công nghệ trích ly pha lỏng: Ứng dụng xử lý nước xả thải công nghiệp có chứa các chất axit hữu cơ, ion kim loại,…. tại các khu công nghiệp gia công kim loại, luyện kim,…

2.3. Xử lý nguồn nước thải công nghiệp bằng phương pháp hóa học

Đây là phương pháp xử lý nước xả thải công nghiệp với hiệu quả nhanh chóng giúp loại bỏ những tạp chất và các chất hóa học tồn tại trong nước thải, đặc biệt làm amoni. Phương pháp này hiện được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp dệt, sản xuất mạ kẽm, mực in,… với 2 phương pháp cơ bản sau:

  • Phương pháp oxy hóa khử: Tiến hành phản ứng oxy hóa khử với các chất Clo, Bicromat Kali, Clorat canxi,…. để chuyển hóa chúng thành các chất ít độc hại hơn rồi thực hiện tách ra khỏi nước.
  • Phương pháp trung hòa: Sử dụng các chất có đặc tính axit, kiềm hoặc vật liệu lọc axit (bazo) để trung hòa nồng độ của nước thải nhằm giảm mức độ ảnh hưởng ra môi trường khi xả thải.

2.4. Xử lý nguồn nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh học

Phương pháp xử lý nước xả thải công nghiệp sinh học là phương pháp sử dụng hệ thống vi sinh vật nhằm thúc đẩy phản ứng phân hủy ở các chất hữu cơ có hại tồn tại trong nước thải. Đó có thể là vi sinh vật hiếu khí hoặc kỵ khí có sẵn trong nước thải hoặc bổ sung thêm từ bên ngoài vào bể chứa nước thải.

Phương pháp xử lý nước thải này hiện phù hợp với những nhà máy sản xuất có dòng nước thải có chứa thành phần hữu cơ như nhà máy sản xuất đồ hộp, mì ăn liền, sản xuất cafe, bia hay nước giải khát,….

2.5. Xử lý nguồn nước thải công nghiệp bằng phương pháp điện hóa

Phương pháp điện hóa là sự kết hợp giữa 2 dạng năng lượng là điện và hóa học để có thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại có trong nước xả thải công nghiệp. Hai công nghiệp điện hóa phổ biến mà bạn có thể ứng dụng:

  • Công nghệ keo tụ – điện hóa: Phù hợp với các ngành công nghiệp sản xuất dệt nhuộm, giấy, mực in,… bởi khả năng loại bỏ chất thải màu, chất hữu cơ khó phân hủy rất tốt.
  • Công nghệ oxy hóa – điện hóa: Phù hợp với các ngành công nghiệp sản xuất có nguồn nước thải chứa các chất hữu cơ độc hại như sản xuất mạ kẽm, luyện kim,… Công nghệ này dễ dàng chuyển hóa các chất hữu cơ độc hại này thành nước và C02 khi kết hợp với các vật liệu anot (SnO2, PbO2,….)

3. Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Do nguồn nước thải công nghiệp có chứa nhiều chất gây ô nhiễm độc hại nên quy trình xử lý nước thải cũng khá đa dạng. Nhưng nhìn chung, quy trình xử lý cũng sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Sàng lọc nước thải nhằm loại bỏ các vật liệu rắn trong nước thải có thể gây hư hại các thiết bị xử lý hoặc đường ống nước.
  • Bước 2: Tiến hành lọc sơ cấp để phân tách các chất thải rắn hữu cơ.
  • Bước 3: Sục khí trong quá trình bùn hoạt tính. Quá trình sục khí có thể ứng dụng 1 trong 4 phương pháp sục khí sau: Sục khí tốc độ cao, Sục khí thông thường, Sục khí mở rộng và Sục khí từng bước (giảm dần)
  • Bước 4: Thực hiện lọc thứ cấp thông qua phương pháp keo tụ và tạo cặn bông nhằm loại bỏ những hạt min lơ lửng trên bề mặt nước thải.
  • Bước 5: Sử dụng một số chất hóa học chuyên dụng để tiến hành khử trùng.
  • Bước 6: Xử lý chất thải rắn sau khi quy trình xử lý nước thải công nghiệp kết thúc theo quy định của Chính phủ cũng như điều kiện thực tại ở khu vực xử lý (san lấp, đốt cháy, bón đất,…).

Mỗi nhà máy, cơ sản xuất thường sẽ áp dụng hệ thống xử lý nước thải riêng, tùy theo đặc tính của nước thải công nghiệp cũng như khu vực xử lý. Vì vậy, nếu bạn đang muốn xây dựng hệ thống và sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả có thể tham khảo một số công nghệ xử lý nước thải tối ưu được ứng dụng phổ biến hiện nay:

Hệ thông xử lý nước thải công nghiệp

4.1. Bể thu gom, tách mỡ

Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp,… sẽ được dẫn về bể thu gom nước thải. Tại đây, bể sẽ tiếp nhận nước thải trung chuyển và thực hiện tách dầu mỡ ra khỏi dòng nước thải, nhằm hạn chế hư hỏng cho các thiết bị xử lý nước thải tiếp theo. Nước thải sau khi tách mỡ sẽ được tiếp tục chuyển sang bể phản ứng hóa lý để tiếp tục xử lý, còn lớp dầu mỡ phân tách từ nước thải sẽ được nhân viên vận hành thu gom định kỳ.

4.2. Bể keo tụ, tạo bông

Nước thải công nghiệp sau khi chuyển đến bể keo tụ, dưới sự tác động của các hóa chất trợ lắng và keo tụ thì các chất như chất thải rắn lơ lửng, cặn bẩn, ion kim loại,… sẽ được kết dính và keo tụ với nhau tạo thành các cặn bông bùn. Cặn bông bùn sau khi được tập hợp và lớn dần lên sẽ lặng xuống đáy và phần nước thải sẽ được chảy qua máng thu răng cưa để chuyển về bể điều hòa.

4.3. Bể điều hòa

Bể điều hòa được ứng dụng với mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ pH trong nước thải, đảm bảo quy trình xử lý diễn ra liên tục và không xảy ra hiện tượng quá tải. Tại bể điều hòa, nước thải sẽ được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí hoặc lắng đọng cặn bẩn dưới đáy bể. Sau đó, dòng nước thải này sẽ được chuyển sang bể thiếu khí.

4.4. Bể thiếu khí

Bể thiếu khí xử lý nước xả thải công nghiệp bằng cách sử dụng các vi sinh vật dạng bám dính thiếu khí ở trên giá thể lọc sinh học. Nước thải ở bể thiếu khí sẽ được xử lý nitrat, thủy phân các chất hữu cơ phức tạp về dạng đơn giản cũng như xử lý một phần các hợp chất hữu cơ thành H20, C02, H2S,…., đồng thời làm giảm một lượng BOD đáng kể. Nước thải sau khi xử lý ở bể thiếu khí sẽ được chuyển sang bể hiếu khí.

4.5. Bể hiếu khí

Công nghệ hiếu khí là phương án xử lý nước thải hiệu quả gấp nhiều lần so với công nghệ sử dụng bùn hoạt tính truyền thống hiện nay. Nước thải sau khi chuyển sang bể hiếu khí sẽ được cung cấp oxy bằng thông qua bộ khuếch đại tái khí. Lúc này, các vi sinh vật hiếu khí sẽ tận dụng oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ còn sót lại trọng nước thải. 

Các vi sinh vật này sẽ bám chặt trên bề mặt giá thể, sau đó tạo thành lớp đệm vi sinh vật chuyển động xóa trộn trong nước thải. Từ đó, làm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và các chất hữu cơ, thúc đẩy quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng

4.6. Bể hồi lưu

Do ảnh hưởng của quá trình oxy hóa amoni tạo thành nên nước thải được chuyển từ bể xử lý nước thải công nghiệp hiếu khí sang vẫn còn chứa khá nhiều thành phần nitrat và cần được xử lý bởi hệ vi sinh vật thiếu khí. Do đó, nước thải sau khi được chuyển từ bể hiếu khí sang bể hồi lưu sẽ được bơm 1 phần về lại bể thiếu khí nhằm loại bỏ tối ưu các chất nitrat tồn đọng. Tiếp đến, nước thải ở bể hồi lưu sẽ tự động chảy sang bể cơ học.

4.7. Bể lắng cơ học

Tại bể lắng cơ học, nước thải sẽ được lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định để trọng lực bùn cặn còn lại trong nước có thể lắng xuống đáy bể hiệu quả nhất. Sau khi trải qua thời gian lắng đọng, nước thải sẽ được chuyển sang bể khử trùng để loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật có hại trong nước thải. Phần bùn cặn lắng dưới đáy bể sẽ được bơm định kỳ để chuyển sang bể chứa bùn nhờ bơm bùn đặt chìm.

4.8. Bể khử trùng

Bể khử dụng sẽ sử dụng các hóa chất khử trùng chuyên dụng nhằm loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước thải trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.

4.9. Bể chứa bùn

Bể chứa bùn được sử dụng với mục đích lắng và chứa đựng bùn đọng được chuyển sang từ bể lắng cơ học. Thông thường, bể chứa bùn sẽ được thiết kế với thời gian sử dụng từ 2 – 3 năm và duy trì trong điều kiện thiếu khí nhằm loại bỏ nitrat trong nước thải khi được bơm sang từ bể lắng cơ học. Nước thải tại bể chứa bùn sẽ được tiếp tục đưa về bể điều hoàn và thực hiện vòng lặp xử lý mới.

5. Dịch vụ xử lý nước xả thải công nghiệp tại PH-EU

Xử lý nước xả thải công nghiệp là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tối ưu và đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ PH-EU – Đơn vị tư vấn thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải hàng đầu hiện nay.

Sau đây là 4 lý do bạn không thể bỏ qua sản phẩm và dịch vụ tại PH-EU:

  • Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, PH-EU hiểu rõ mong muốn và mục đích của từng khách hàng, cam kết mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất nhằm làm hài lòng tất cả khách hàng.
  • Chi phí đầu tư tương xứng với chất lượng công trình, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp xử lý tối ưu giúp hệ thống luôn đạt chuẩn xả thải và tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Cam kết thi công đúng quy trình kỹ thuật và hoàn thành đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra, tránh làm gián đoạn đến kế hoạch và mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp.
  •  PH-EU hỗ trợ bảo hành, bảo trì cũng như kiểm tra định kỳ hệ thống xử lý nước xả thải nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, không gián đoạn.

Với những ưu điểm nổi bật trên, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng vào độ uy tín của PH – EU và lựa chọn thiết kế, thi công tại đơn vị. PH – EU sẽ căn cứ trên nhu cầu của khách hàng để phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp nhất, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Vì vậy, nếu khách hàng đang nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, hãy liên hệ ngay với PH – EU để được tư vấn và hỗ trợ báo giá chi tiết nhất nhé. 

Thông tin liên hệ:

  • Số điện thoại: 096.493.7777
  • Email:

Địa chỉ: Phòng 306 tòa CT2A, khu đô thị GELEXIA RIVERSIDE, 885 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội