Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không

Hiện nay, khi mua bán nhà đất, nhiều người dân vẫn lựa chọn hợp đồng đặt cọc viết tay để trao - nhận một khoản tiền mặt nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các thỏa thuận liên quan.

Trong các giao dịch mà đối tượng là bất động sản, hợp đồng cọc mua nhà, mua đất không còn là khái niệm pháp lý xa lạ. Các bên vẫn có thói quen “đặt” trước cho nhau một số tiền để làm tin, thêm một sự ràng buộc đối với hợp đồng mua bán chính thức. Trong khoảng thời hạn đặt cọc, các bên chuẩn bị những hồ sơ, công việc cần thiết liên quan, sắp xếp điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán được diễn ra. Việc đặt cọc ngầm củng cố niềm tin cho các bên rằng các thỏa thuận sẽ ít có sự thay đổi hơn. Tuy nhiên, việc đặt cọc thông qua những tờ giấy viết tay liệu có đảm bảo pháp lý?

Hợp đồng đặt cọc là gì

Với cách hiểu của người dân, hợp đồng đặt cọc chỉ đơn giản là văn bản xác nhận việc giao nhận tiền để chuẩn bị cho việc mua bán nhà đất. Thế nhưng, xét theo góc độ pháp lý, đây còn là khái niệm được đặt trong nhiều quan điểm trái chiều.

Điều 328 Bộ Luật Dân sự quy định về Đặt cọc như sau:

“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Như vậy, tinh thần chung của đặt cọc vẫn là “bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. Theo Điều 292 cũng tại Bộ Luật này thì đặt cọc được xem là một trong các biện pháp bảo đảm. Vậy những Giấy đặt cọc, Hợp đồng đặt cọc có bản chất pháp lý là gì?

Tại điều 116 Bộ Luật Dân sự 2015 có đề cập: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Bên cạnh đó, Điều 385 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Xét về mặt nội dụng và mục đích của các hành vi đặt cọc hiện nay, thì những Hợp đồng đặt cọc, Giấy đặt cọc là hợp đồng dân sự và cũng là giao dịch dân sự theo quy định. Như vậy, Hợp đồng đặt cọc tất nhiên cũng chịu sự điều chỉnh của các quy định về nội dung và hình thức, hiệu lực của giao dịch dân sự.

Hợp đồng đặt cọc viết tay có giá trị không

Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Mặt khác, tại các quy định về đặt cọc cũng không yêu cầu cụ thể việc đặt cọc có cần lập thành văn bản hay không; cũng không bắt buộc công chứng, chứng thực.

Do đó, có thể hiểu rằng chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, còn việc thể hiện ở dạng nào là tùy thuộc vào lựa chọn các bên, miễn sao không trái với tinh thần chung của bộ luật. Chính vì vậy, hợp đồng đặt cọc viết tay hay giấy đặt cọc viết tay đều có giá trị về mặt pháp lý.

Thực tế xét xử hiện nay cho thấy, một số trường hợp đặt cọc bằng hợp đồng viết tay hoặc thông qua lời nói vẫn có đủ căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh như đòi lại tiền đặt cọc, phạt cọc,... Hợp đồng đặt cọc mang giá trị bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, tránh được sự bội tín trong giao dịch và mang tính thực tế khi chỉ phát sinh hiệu lực sau khi các bên đã giao cho nhau tài sản đặt cọc. Vì vậy, chỉ cần thể hiện được sự giao - nhận tiền để cam kết cho một nghĩa vụ nào đó chắc chắn được thực hiện hoặc các giấy tờ liên quan chứng minh được sự tồn tại của một “lời hứa” như giấy hẹn, giấy biên nhận,... thì các bên trong mối quan hệ đặt cọc vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Xem thêm:

Giấy đặt cọc mua đất viết tay là gì? Liệu giấy viết tay có giá trị pháp lý hay không? Đây là 2 câu hỏi mà Happy Corp nhận được rất nhiều từ quý nhà đầu tư mua bán đất. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về giấy đặt cọc mua đất và những điều cần lưu ý khi viết giấy đặt cọc này nhé! 

Giấy đặt cọc mua đất là gì?

Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không
Giấy đặt cọc mua đất là gì??

Theo Bộ luật dân sự 2015, khoản 1 điều 328 có quy định và định nghĩa về đặt cọc như sau:

Đặt cọc là việc cả 2 bên (bên A và bên B) phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên A giao cho bên B một khoản tài sản (tiền hoặc kim khí quý, đá quý, những vật có giá trị trong thời hạn) để đảm bảo hợp đồng được thực hiện.

Trong mua bán nhà đất, thì giấy đặt cọc mua đất được hiểu như sau:

Bên A có 1 miếng đất trị giá 500 triệu. Bên B sẽ đặt cọc cho bên A 20 triệu để “giữ đất”. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng đặt cọc mua đất mà bên A đổi ý định không bán đất, thì bên A phải đền cho bên B số tiền tương ứng (có nêu rõ trong hợp đồng)

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất phải theo đúng chuẩn, có thông tin và chữ ký của 2 bên thì lúc đó hợp đồng mới có giá trị pháp lý.

Có rất nhiều loại giấy tờ được người dân viết tay để quá trình giao dịch diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Điển hình là giấy mua bán đất viết tay cũng được người dân rất ưa chuộng.

Giất đặt cọc mua đất viết tay đúng chuẩn 2022

Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không
Giấy đặt cọc mua đất viết tay đúng chuẩn

Giấy đặt cọc mua đất viết tay đúng chuẩn phải có đầy đủ các thông tin sau:

  • Thông tin của bên A và bên B (bao gồm: Họ và tên, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú)
  • Số tiền đặt cọc
  • Thời hạn đặt cọc
  • Mức đền bù (nếu làm sai hoặc quá thời hạn mà hợp đồng quy định)
  • Hiệu lực của hợp đồng
  • Cam kết của các bên
  • Chữ kí của các bên

Lưu ý khi viết giấy đặt cọc mua đất viết tay:

  • Chữ viết phải rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.
  • Viết đúng và đầy đủ thông tin của bên A và bên B
  • Không sử dụng viết xoá, nếu viết sai phải gạch bỏ
  • Chỉ sử dụng giấy đặt cọc mua đất viết tay khi cả bên A và bên B có quen biết và có sự tin tưởng lẫn nhau.

Giấy đặt cọc mua đất viết tay được nhiều người rất ưa chuộng vì tính tiện lợi và độ phổ biến của nó. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch có thể sẽ xảy ra một số vấn đề phát sinh. Quý nhà đầu tư nên lưu ý điều này để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có.

Giấy đặt cọc mua đất viết tay có cần phải công chứng không?

Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không
Giấy đặt cọc mua đất viết tay có cần công chứng không?

Trong tất cả các điều khoản và văn bản hướng dẫn thi hành của bộ luật Dân sự năm 2015 và bộ Luật Đất Đai năm 2013, thì không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc mua đất phải công chứng. Đặc biệt là giấy đặt cọc mua đất viết tay.

Tuy không có trong quy định nhưng bên A và bên B nên thực hiện công chứng hoặc nhờ một bên thứ 3 đứng ra làm chứng để an tâm hơn trong quá trình giao dịch.

Các trường hợp cần lưu ý khi đặt cọc mua đất

Giấy đặt cọc mua đất viết tay có giá trị không
Những điều lưu ý khi viết giấy đặt cọc mua đất

Một số quy định khi viết giấy đặt cọc mua đất

  • Trong các điều khoản hợp đồng được nêu trong giấy đặt cọc mua đất viết tay, nếu bên A hoặc bên B không thực hiện đúng (hoặc sai thời hạn) thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
  • Giấy đặt cọc mua đất viết tay được viết dựa trên sự thoả thuận của bên A và bên B.
  • Số tiền đặt cọc và số tiền đền bù phải được ghi rõ ràng và có chữ kí xác nhận của cả bên A và bên B

Trường hợp giấy đặt cọc mua đất bị vô hiệu (Căn cứ điều 117 bộ luật dân sự 2015)

  • Nội dung bên trong giấy đặt cọc mua đất trái với quy định của pháp luật
  • Người viết giấy đặt cọc mua đất không có năng lực hành vi dân sự
  • Người tham gia ký kết hợp đồng đặt cọc bị cưỡng ép, bị lừa đảo
  • Giao dịch đặt cọc mua đất viết tay không lập thành văn bản dựa trên quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết về mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay và những lưu ý. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích đến quý nhà đầu tư trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất.

Công ty bất động sản Happy Corp – Chuyên đất nền Tây Ninh

  • Địa chỉ: Số 236, DT 782, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
  • Hotline: 0903 81 00 51

Theo BLOG BẤT ĐỘNG SẢN Happy Corp

MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐẤT TÂY NINH GIÁ TỐT