Giáo sư vì sao khi nhắc tới khoa học

Giới thiệu về cuốn sách này

GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai được nhắc tới với danh hiệu “nữ tướng” ngành y khi là tổng chỉ huy đơn vị nghiên cứu trong nuôi cấy và phân lập thành công virus SARS CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam. Kỳ tích đáng nể đã giúp Việt Nam trở thành 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập thành công virus này.

Công việc “bếp núc” của cán bộ y tế dự phòng

Khởi đầu công việc ngày mới từ lúc 7g30 và kết thúc vào 20g, thường là thời gian biểu hàng ngày của các nhà khoa học nữ tại Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư. Dù không trực tiếp ra quân nơi tuyến đầu chống dịch, nhưng các bác sĩ y tế dự phòng luôn thầm lặng cống hiến sức mình vào cuộc chiến chung của ngành y tế Việt Nam. Kể từ sau đợt dịch năm 2020, từ Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Hạ Lôi (Hà Nội), tới Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, TP HCM và hiện tại TP Hà Nội,… là khoảng thời gian các nhà khoa học nữ tại Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư “chinh chiến” không có ngày nghỉ ngơi. Đó cũng là chừng ấy thời gian GS.TS Quỳnh Mai thường xuyên đi công tác đột xuất, bận rộn, ở cơ quan nhiều hơn ở nhà…

Là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, Trưởng đoàn Chỉ đạo xét nghiệm các đợt dịch tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang, TP HCM…, GS.TS Quỳnh Mai đã có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

Tháng 11-2021, GS.TS Quỳnh Mai vừa có chuyến công tác ở Tây Nguyên, trở về Hà Nội là bà tập trung với công việc “bếp núc” của mình tại phòng thí nghiệm của Viện. Vừa nghiên cứu, đồng thời GS.TS Quỳnh Mai lên dây cót tinh thần sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ. Ở đâu có tín hiệu báo động rộng hơn từ phía cộng đồng, được phân công công tác là GS.TS Quỳnh Mai sẽ nhanh chóng lên đường ra “mặt trận” chống dịch.

Giáo sư vì sao khi nhắc tới khoa học
GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai

GS.TS Quỳnh Mai vui mừng chia sẻ: “Ba mươi năm làm nghiên cứu khoa học, là cán bộ y tế dự phòng, lần đầu tiên tập thể các nhà khoa học nữ làm công tác y học dự phòng được ghi nhận và nhìn nhận một cách công bằng”, GS.TS Quỳnh Mai nói.

Lần đầu tiên, việc nuôi cấy và phân lập thành công virus SARS CoV-2 đã mang tới niềm vinh dự và tự hào. Kể từ khi chính thức “bắt” được trọn virus giúp chúng ta có thể xét nghiệm nhanh những người nhiễm và nghi ngờ nhiễm. Bộ Y tế đánh giá, phân lập thành công virus SARS CoV-2 tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin phòng cũng như đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả hơn.

Thành công từ việc nuôi cấy và phân lập virus SARS CoV-2 đã giúp GS- TS Quỳnh Mai nhận được giải thưởng Kovalevskaia 2019 của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dành cho các tập thể và cá nhân nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; Bằng khen Bộ Khoa học và công nghệ trong việc nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm realtime RT-PCR phát hiện SARS CoV-2 năm 2020; Khen thưởng đột xuất của Quận đoàn Hai Bà Trưng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 năm 2020.

Giáo sư vì sao khi nhắc tới khoa học
GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, cùng tập thể nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia 2019 của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng. Ảnh: NVCC

“Căn phòng bí mật”

Hai năm sau “kỳ tích lịch sử”, đối với GS.TS Quỳnh Mai khoảnh khắc phân lập thành công vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc. “Lúc phát hiện ra và nhìn thấy trên kính hiển vi điện tử, chúng tôi xác định chắc chắn mình đã “bắt” được virus và xác nhận hình ảnh đặc trưng. Các cộng sự trẻ thì mừng rỡ, còn bản thân tôi chỉ tĩnh lặng một chút. Bởi, ai bước vào công việc nghiên cứu khoa học đều hiểu là một ngày chưa ra được kết quả, mà phải là một quá trình”.

Đối với Giáo sư Quỳnh Mai, đích cuối cùng trong nghiên cứu và phân lập virus SARS CoV-2 là làm cách nào để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và khống chế một cách nhanh nhất biến thể của virus. Điều ít biết, GS.TS Quỳnh Mai là người 18 năm trước đây đã cùng các đồng nghiệp nghiên cứu thành công virus SARS-CoV, virus cúm A/H5N1… góp phần to lớn cho công tác phòng chống dịch bệnh. Đằng sau các giải thưởng, đằng sau việc phân lập thành công virus SARS CoV-2, ít ai biết các nhà khoa học nữ phải làm việc trong điều kiện áp suất âm trong phòng an toàn sinh học cấp 3 ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.

GS.TS Quỳnh Mai cho hay, phòng an toàn sinh học cấp 3 thường được các chị gọi vui là “căn phòng bí mật” – nơi phân lập thành công vi-rút SARS CoV-2. Khi làm việc trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3, bạn có thể hình dung ra là mỗi người muốn được vào đấy làm việc phải trải qua ít nhất 2 lớp tập huấn về an toàn sinh học, phải thi được cấp chứng chỉ sau khi học và mỗi năm đều phải đánh giá lại. Mỗi ngày đều phải mặc trang phục bảo hộ cá nhân, đeo khẩu trang N95 và quan trọng là làm việc trong điều kiện áp lực âm kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Nếu làm lâu trong điều kiện này thật sự rất ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đối với các nữ khoa học trẻ, GS.TS Quỳnh Mai không chỉ là “thuyền trưởng” mà còn là người thầy, người bạn động viên sức trẻ, nhiệt huyết cho các thế hệ nữ khoa học cống hiến năng lực và trí tuệ. Đến nay, dù ở tuổi gần về hưu nhưng GS.TS Quỳnh Mai vẫn miệt mài, say mê với công việc nghiên cứu khoa học đã “ngấm” như bữa ăn, giấc ngủ của chính mình.

GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, SN 1967 tại Hà Nội. Trên 30 năm công tác, đảm nhận Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, GS.TS Quỳnh Mai đã có nhiều nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới của virus, tập trung vào dịch tễ học phân tử miễn dịch và phát triển vắc-xin… Qua đó góp phần vào việc phát triển các chiến lược phòng ngừa ở Việt Nam cũng như chia sẻ thông tin giữa Hệ thống giám sát toàn cầu. Hiện nay, GS.TS Quỳnh Mai là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế. Về công tác chuyên môn, GS.TS Quỳnh Mai đã tham gia 17 đề tài, dự án cấp Nhà nước, tác giả của 215 bài báo khoa học quốc tế và trong nước, 12 cuốn sách đã xuất bản… GS.TS Quỳnh Mai được UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021.

Mộc Miên

Chị là nữ PGS trẻ nhất trong ngành Dược từ trước tới nay về dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2016 vừa qua. 

Trò chuyện với chúng tôi, PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi kể, chị từng mơ ước làm kỹ sư hóa dầu nhưng có lẽ cuộc đời đã lựa chọn, đặt chị vào vị trí nghiên cứu dược học và chị vẫn từng ngày đi tìm lời giải cho kho thuốc phong phú sẵn có trong dân gian Việt Nam.

Ngay năm thứ hai ĐH, chị đã phụ việc tại phòng thí nghiệm cho một số thầy cô học ở nước ngoài về. Thời điểm ấy, chị chưa định hình sẽ nghiên cứu lĩnh vực gì, chỉ nghĩ đơn giản học dược sẽ tìm ra chất A, chất B nào đó, rồi bào chế thuốc để chữa bệnh. Quá trình trải nghiệm nghiên cứu đã kích thích khả năng tư duy, chị càng đam mê tìm tòi, nghiên cứu. Kết quả được ghi nhận ở năm cuối, chị là sinh viên duy nhất tham gia báo cáo và đoạt giải tại hội nghị khoa học trẻ cấp trường dành cho giảng viên.

Giáo sư vì sao khi nhắc tới khoa học

PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi tại Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2016. Ảnh:Trần Thanh Thảo

Sau khi tốt nghiệp ĐH Dược, chị được giữ lại trường giảng dạy. Sau 2 năm công tác tại Khoa Dược, trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, chị tự tìm học bổng du học tại ĐH Rennes (Pháp). Tại đây, chị đã lần lượt bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu để nhận bằng Thạc sĩ và TS khi mới 29 tuổi. Trong thời gian này, chị đã tham gia thực hiện đề tài "Nghiên cứu tác dụng của rượu lên quá trình tăng trưởng và biệt hóa tế bào trên dòng tế bào ung thư gan người: Chứng minh mối liên quan với quá trình chuyển hóa sắt và polyamine". Sau khi về nước, chị tiếp tục phát triển đề tài này ở nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra hướng hạn chế căn bệnh ung thư, các bệnh về gan, thận, đái tháo đường, rối loạn lipid huyết... Cùng với đó, các đề tài khoa học của chị được nhắc tới nhiều nhất là “Nghiên cứu sử dụng Bacillus subtilis làm chế phẩm phòng và điều trị bệnh Tai - Mũi - Họng thông thường”; "Nghiên cứu chế tạo bộ thử nghiệm phát hiện Staphylococcus aureus đề kháng methicillin (MRSA)" thuộc Chương trình Vườn ươm của Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh...

Tự nhận mình là người khắt khe trong nghiên cứu khoa học, bởi đó không chỉ là cái nghiệp mà còn là đam mê và hạnh phúc. Đến nay, TS Đỗ Thị Hồng Tươi đã đóng góp cho khoa học trong nước và thế giới 7 đề tài các cấp ở vai trò Chủ nhiệm và hơn 38 bài báo khoa học. Với những thành tích nghiên cứu và giảng dạy của mình, TS Đỗ Thị Hồng Tươi đã được phong hàm PGS trong năm 2015 khi mới 34 tuổi và trở thành một trong 2 nữ PGS trẻ tuổi nhất nước năm 2015. Thành công như vậy nhưng chưa một lần chị nghĩ đến việc tìm cơ hội ra nước ngoài làm việc, dẫu điều kiện có thể tốt hơn nhiều. Chị bảo: “May mắn là chồng mình (một kỹ sư làm việc trong lĩnh vực dầu khí) rất ủng hộ vợ. Nhiều đồng nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ khi mình cần. Nên mình muốn ở lại Việt Nam để cống hiến, góp sức xây dựng quê hương”.

Qua câu chuyện của chị được biết, chính niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã giúp chị luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn, nhiều lúc là chiến thắng chính bản thân mình. Và chị luôn tâm đắc với câu nói: "Con đường ngắn nhất đi đến thành công đó là sự đam mê" và xem đó như là một trong những triết lý sống của bản thân. Chị bảo: “Niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình được khơi nguồn từ sự cảm thông với những đau khổ vì bệnh tật của bệnh nhân. Mình luôn muốn tìm ra phương thức để giảm thiểu những nỗi đau đó”.

Hiện tại, PGS.TS Đỗ Thị Hồng Tươi vẫn đang tiếp bước thầy cô của mình để khuyến khích thế hệ sinh viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học. Và niềm vui nho nhỏ của chị là năm nào cũng có những thế hệ sinh viên mình hướng dẫn đạt thành tích giỏi. Đó cũng là cách nữ PGS trẻ "thầm lặng" làm theo lời Bác.