Giáo án thơ em yêu nhà em

Please follow and like us:

Giáo án thơ em yêu nhà em

                                    Chủ đề nhánh : Ngôi nhà của bé

                                    Tên đề tài : Dạy trẻ đọc thuộc thơ: “ Em yêu nhà em ”

                                    Lứa tuổi: 5-6 tuổi

                                    Thời gian: 30-35 phút

– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc diễn cảm bài thơ “ Em yêu nhà em”.

–  Biết thể hiện các động tác minh họa cho bài thơ

– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, phát triển ngôn ngữ.

– Trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà sạch sẽ.

Máy tính, ti vi để chiếu hình ảnh

–  bài thơ “Em yêu nhà em ”.

– Que chỉ.

– Xin chào mừng tất cả các bé đến với buổi sinh hoạt “ Câu lạc bộ Bé yêu thơ” của lớp MGL A2 Trường MN Minh Lương, đến dự với buổi sinh hoạt hôm nay ban tổ chức xin được trân trọng giới thiệu sự có mặt đông đủ của tất cả các bé đến từ lớp MGL A2 và người bạn đồng hành là cô giáo A. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các cô giáo trong trường, Xin nổ 1 tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô và các bé nào

– Mở đầu buổi sinh hoạt ngày hôm nay là chương trình văn nghệ đặc sắc do tốp ca nữ đến từ lớp MGL-A2 thể hiện với bài hát “Nhà của tôi”. Xin mời tất cả các bé cùng hướng lên sân khấu để thưởng thức phần biểu diễn của các bạn nào.

– 1 tràng pháo tay thật lớn để cảm ơn tiết mục của các bạn

Hoạt động 2 : Phát triển bài (20 – 25).

* Cô giới thiệu bài thơ, tên tác giả:

Đến với buổi sinh hoạt hôm nay chúng mình không chỉ được thưỡng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc mà còn được lắng nghe những giọng thơ rất ngọt ngào, hôm nay ban tổ chức có 1 bài thơ rất hay nói về tình cảm của bạn nhỏ  dành cho ngôi nhà thân yêu của mình và ban tổ chức sẽ dạy cho tất cả các bé trong câu lạc bộ ngày hôm nay. Chúng mình có muốn biết đó là bài thơ gì không?

Để biết đó là bài thơ gì của tác giả nào chúng mình hãy cùng chú ý lắng nghe đại diện của ban tổ chức đọc nhé!

* Cô đọc mẫu

– Cô đọc 1 đoạn của bài thơ

– Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả

+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ có tên là gì ?

+ Do tác giả nào sáng tác ?

* Cô đọc thơ lần 2:  Kết hợp chỉ tranh và giảng nội dung:

– Hỏi trẻ về nội dung bài thơ

– Cô khái quát lại: Bài thơ “Em yêu nhà em”nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi nhà thân yêu của mình, và khung cảnh thiên nhiên xung quanh ngôi nhà bạn nhỏ

* Đọc trích dẫn giảng từ khó: 

– Bài thơ chia thành 2 khổ :

+ Khổ 1: 10 câu thơ đầu. Nói về khung cảnh  thiên nhiên xung quanh ngôi nhà của bạn nhỏ.

+ Khổ 2: 2 câu thơ cuối, Nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi nhà của mình.

* Cô đọc diễn cảm lần 3: kết hợp với cử chỉ điệu bộ

* Đàm thoại về nội dung bài thơ:

+Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?

+ Do ai sáng tác?

+ Nhà Thơ đã miêu tả xung quanh ngôi nhà của bạn nhỏ có những gì? (Đàn chim sẻ, gà mái,….) như thế nào

– Xung quanh nhà bạn nhỏ có những cây gì?

– Có những con vật gì?

– Bạn nhỏ đã tưởng tượng mình là ai trong câu chuyện cổ tích?

– Ếch con đang làm gì?

– Dế mèn đang làm gì?

– Dù đi xa nhưng bạn nhỏ vẫn dành tình cảm cho ai ?

– Chúng mình có yêu quý ngôi nhà của chúng mình không ?

– Yêu quý ngôi nhà chúng mình phải làm gì?

– Cô khái quát lại

+ giáo dục trẻ: Ngôi nhà là tổ ấm, là nơi cho những người thân yêu trở về sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Vậy chúng mình hãy cùng chung tay dọn dẹp, chăm sóc cho ngôi nhà để ngôi nhà luôn sạch đẹp, ngăn nắp nhé, chúng mình nhớ chưa nào

* Dạy Trẻ đọc đọc thơ diễn cảm:

– Cô mời các bạn cùng đọc thơ nhé!

– Cô cho cả lớp đọc ( 2 – 3 lần)

– Tổ đọc (3 tổ).

– Cho trẻ đọc thơ theo nhóm 3 – 4 nhóm.

– Cho trẻ đọc thơ theo cá nhân 4 – 5 trẻ

– Cô động viên khen trẻ.

– GD trẻ ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, ông bà, bố mẹ, anh chị.giữ gìn vệ sinh sạch sẽ..

– Để cho không khí buổi sinh hoạt thêm sôi động và thoải mái, sau đây BTC sẽ tổ chức cho chúng mình chơi 1 trò chơi

– Trò chơi “Tìm đúng nhà”

– Cô giới thiệu tên trò chơi “Tìm nhà”

+ Luật chơi: bạn nào về sai nhà sẽ nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp.

+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô nhà bất kỳ, các lô tô này giống với các hình ảnh ngôi nhà cô gắn trên tường, cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát “Nhà của tôi”, khi cô hô “Tìm nhà – tìm nhà” trẻ nào có lô tô nhà nào phải tìm nhanh về nhà đúng với lô tô đó

– Tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần)

– Cô nhận xét sau khi chơi

 Hoạt động 3 :Kết thúc (3-5’)

–  Đến với câu lạc bộ hôm nay cô thấy bạn nhỏ nào cũng ngoan và học thơ rất giỏi, khen tất cả các bé, Nhưng thời gian dành cho buổi sinh hoạt đến đây là hết rồi, xin cảm ơn sự có mặt của tất cả các cô và các bé, xin chào và hẹn gặp lại ở những chương trình lần sau.

– Mời tất cả các bé chúng mình cùng trở về với ngôi nhà thân yêu để dọn dẹp chăm sóc ngôi nhà của chúng mình nào

– Trẻ lắng nghe và vỗ tay chào

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ lên hát.

– Trẻ vỗ tay

– Trẻ qs, lắng nghe

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ lắng nghe.

– trẻ

– Trẻ TL

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ chú ý lắng nghe

– trẻ tl

– Trẻ TL

– trẻ tl

.

– trẻ tl

– trẻ tl

– trẻ tl

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ đọc theo lớp.

– Trẻ đọc thơ theo tổ.

– Trẻ đọc thơ theo nhóm.

– Trẻ đọc thơ theo cá nhân.

– Trẻ lắng nghe.

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ vẫy tay chào

– Trẻ đi thành hàng ra sân chơi

Please follow and like us:

Giáo án Thơ:  Em yêu nhà em

1. Mục đích –yêu cầu:

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc, hiểu được nội dung bài thơ. Trẻ cảm nhận được âm điệu vui, nhẹ nhàng, tự hào của bài thơ

- Biết diễn đạt từ ngữ mạch lạc.Biết đọc diễn cảm theo âm điệu, nhịp điệu bài thơ

- Giáo dục trẻ biết  yêu quý ngôi nhà của mình

2. Chuẩn bị:

- Tranh khổ lớn vẽ ngôi nhà có sân, ao rau muống, hồ sen, cây chuối.

- Băng đĩa có bài thơ

3. Tiến hành tổ chức hoạt động:

* Ổn định- gây hứng thú:

- Cô cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”. Hỏi trẻ: + Các con vừa hát bài hát gì?  Trong bài hát nói về cái gì? Trong ngôi nhà có ai?

* Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe

- Cô giới thiệu: Ai cũng có ngôi nhà của mình, bạn nào có thể kể cho cả lớp nghe về ngôi nhà của mình.

- Có một bài thơ về tình cảm của bạn nhỏ yêu mến ngôi nhà của mình, một ngôi nhà rất đặc biệt khác với các ngôi nhà ở thành phố.

- Đó là bài thơ: “ Em yêu nhà em” của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến mà hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình. Các con có thích không?

- Cô đọc diễn cảm lầ 1 không tranh

- Cô đọc lần 2 theo tranh minh hoạ

* Hoạt động 2: Đàm thoại - trích dẫn.

-Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? Bài thơ nói về điều gì?

- Vì sao bạn nhỏ lại yêu mến và tự hào về ngôi nhà của mình?

- Xung quanh ngôi nhà của bạn có những cây gì? Con gì?

-Cô giải thích từ khó: Gà mái mơ tức là gà mái có bộ lông màu vàng giống quả mơ

( Lưng ong, cá cờ, ngào ngạt,….)

- Câu thơ nào đã nói lên tình cảm của em bé với ngôi nhà của mình?

- Các cháu hãy kể về ngôi nhà của mình xem ngôi nhà của mình có những gì? Và tình cảm của con về ngôi nhà đang sống.

* Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ

- Cô đọc cùng cả lớp 1- 2 lần.

- Cho từng tổ đứng dậy đọc Mời cá nhân trẻ đọc

- Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Cô cho trẻ đọc nối tiếp nhau từ đầu cho hết bài.

 * Kết thúc: Cô ho trẻ hát bài: “Bé quét nhà” ra sân chơi

Giáo án thơ em yêu nhà em


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- HĐCCĐ: - Quan sát ngôi nhà 2 tầng trước cổng trường

- TCVĐ:         Bịt mắt bắt dê      - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời., bóng, phấn

1. Mục đích, yêu cầu:

- Trẻ ra sân tắm nắng hit thở không khí trong lành

- Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán và ngôn ngữ của trẻ.

2. Chuẩn bị:

- Chỗ quan sát sạch sẽ, an toàn, bóng, phấn

- Đ/c ngoài trời: Đu quay, cá, xích đu sạch sẽ, an toàn, quần áo gọn gàng cho trẻ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động.

* Quan sát ngôi nhà 2 tầng:

Cô kiểm tra trang phục, sức khỏe của trẻ trươc khi ra sân, nói rõ địa diểm, mục đích của buổi dạo chơi. Cô dẫn trẻ ra phía trước cổng, cho trẻ quan sát ngôi nhà  tầng và cùng trò chuyện:

+ Các con có biết đây là nhà ai không? Trông ngôi nhà này thế nào? Nó có mấy tầng? Màu sắc? Các ô cửa sổ có màu gì? Hình gì? Mái ngói? …..Ngôi nhà như thế này người ta gọi là nhà gì? Nó dùng để làm gì?

+ Nhà bạn nào giống kiểu nhà này? Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không? Cô GD trẻ biết bảo vệ và yêu quý ngôi nhà của mình, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

* TCVĐ:                   Bịt mắt bắt dê

- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát trẻ.

* Chơi theo ý thích: Cô giới thiệu đồ chơi, khu vực chơi, cho trẻ chơi cô bao quát nhắc nhở trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung: - Chơi ở các góc

                  - Vui văn nghệ cuối tuần

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ tự tin cùng cô cùng bạn biểu diễn 1 số bài hát tong chủ đề.

2. Chuẩn bị:

- Đàn ca si ô, dụng cụ âm nhạc, chiếu

3.Tiến hành:

 Cô là người dẫn chương trình

Cô giới thiệu về buổi biểu diễn văn nghệ cuối tuần.

Cô lần lượt cho trẻ biểu diễn các bài về gia đình: Cháu yêu bà, cả nhà thương nhau, Cho con, Bàn tay mẹ…..

 Trẻ biểu diễn với các hình thức khác nhau: Cả lớp, tổ , nhóm , cá nhân

* Chơi ở các góc: Cô giới thiệu góc chơi, cho trẻ chơi, cô bao quát gúp trẻ chơi. Cuối buổi cô nhận xét, cho trẻ cát đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

* Đánh giá cuối ngày:

………………………………………………………………………………………