Giáo án Mở rộng vốn từ: Đồ chơi -- Trò chơi tuần 16

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi trang 147 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 4. Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.

Câu 1

Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:

Phương pháp giải:

Con quan sát kĩ các bức tranh rồi trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tên đồ chơi hoặc trò chơi

- Tranh 1. đồ chơi: diều; trò chơi: thả diều.

- Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đèn gió, đèn sao; trò chơi múa sư tử, rước đèn

- Tranh 3: đồ chơi: dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa - đồ nấu bếp; trò chơi: nhảy dây, trò chơi mẹ con, xếp mô hình nhà cửa - nấu cơm.

- Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng; trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình. 

- Tranh 5: đồ chơi, dây thừng, trò chơi, kéo co.

- Tranh 6: đồ chơi: khăn bịt mắt; trò chơi: bịt mắt bắt dê.

Câu 2

Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác

-  Đồ chơi: quả bóng, quả cầu, thanh kiếm, quân cờ, súng nước, đu quay, cầu trượt, que chuyền, viên sỏi, viên bi, tàu hỏa, xe hơi, máy bay...

- Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, đánh cờ, đu quay, cầu trượt, bày cỗ, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, nhảy lò cò, đánh bi, đánh đáo, cắm trại, tàu hỏa trên không, cưỡi ngựa.

Câu 3

Trong các đồ chơi, trò chơi kể trên :

a) Những trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích ? Những trò chơi nào các bạn gái thường ưa thích ? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích ?

b) Những đồ chơi, trò chơi nào có ích ? Chúng có ích như thế nào ? Chơi các đồ chơi, trò chơi ấy như thế nào thì chúng trở nên có hại ?

c) Những đồ chơi, trò chơi nào có hại ? Chúng có hại như thế nào ?

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong các trò chơi kể trên

a. Những trò chơi, bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa...

Những trò chơi bạn gái thường ưa thích, búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ...

Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt.. 

b. Những đồ chơi, trò chơi có ích:

- Trò câu đố: tăng sự tư duy, trí thông minh

- Trò gia đình: giúp chúng ta trân trọng tình cảm gia đình hơn,...

c. Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?

Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người )...

Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 16 - Tiếng Việt Lớp 4 tập 1

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi trang 157 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời các câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 16 Tiếng Việt 4 tập 1 thật tốt. Qua đó, thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Kéo co, Trong quán ăn "Ba cá bống" của tuần 16. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi trang 157 - Tuần 16

Viết vào vở bảng phân loại theo mẫu cho dưới đây, xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong bảng: nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.

Trò chơi rèn luyện sức mạnh
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
Trò chơi rèn luyện trí tuệ

Trả lời:

Bảng phân loại các trò chơi:

Trò chơi rèn luyện sức mạnhKéo co, vật
Trò chơi rèn luyện sự khéo léoNhảy dây, lò cò, đá cầu
Trò chơi rèn luyện trí tuệÔ ăn quan, cờ tướng, xếp hình

Câu 2

Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây, theo mẫu.

Thành ngữ, tục ngữ
Chơi với lửa

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

Chơi diều đứt dây

Chơi dao có ngày đứt tay
Nghĩa
Làm một việc nguy hiểm
Mất trắng tay
Liều lĩnh ắt gặp tai họa
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống

Trả lời:

Thành ngữ, tục ngữ
Chơi với lửa

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

Chơi diều đứt dây

Chơi dao có ngày đứt tay
Nghĩa
Làm một việc nguy hiểm+
Mất trắng tay+
Liều lĩnh ắt gặt tai họa+
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống+

Câu 3

Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn.

a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

Trả lời:

a. Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.

⟶ Em sẽ khuyên bạn: ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Bạn cũng phải chọn bạn mà chơi chứ!

b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh rất nguy hiểm để tỏ ra mình gan dạ

⟶ Em sẽ nói với bạn: Bạn xuống đi, đừng chơi với lửa đó.

- Chơi dao có ngày đứt tay đó. Xuống ngay đi bạn!

Cập nhật: 19/11/2021

Đang xem: Giáo án mở rộng vốn từ đồ chơi trò chơi tuần 16

Giáo án Mở rộng vốn từ: Đồ chơi -- Trò chơi tuần 16
Giáo án Mở rộng vốn từ: Đồ chơi -- Trò chơi tuần 16

Xem thêm: Tải Giải Bài Tập Hóa 10 Nâng Cao Bài 43 : Lưu Huỳnh, Bài 43: Lưu Huỳnh

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 16 môn Luyện từ và câu – Tiết 31: Mở rộng vốn từ: Trò chơi – đồ chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Diện Tích Tối Thiểu Để Chơi Bóng Bàn Bóng Bàn Tiêu Chuẩn Dài Bao Mhiêu?

LUYỆN TỪ VÀ CÂUTIẾT 31 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRÒ CHƠI – ĐỒ CHƠI I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1 . Kiến thức: HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.HS hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. 2 . Kĩ năng:Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể . 3 . Thái độ:Giáo dục HS biết phân biệt đồ chơi có lợi, có hại ; ý thức tiết kiệm.II . CHUẨN BỊ:GV : Phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm BT1 – Giấy trắng để HS làm BT2 .Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò. HS : SGK , VBT .III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIANHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHP.PHÁP1 phút4 phút1 phút25 phút3 phút1 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ và làm lại BT2 .GV nhận xét – Tuyên dương.3.Bài mới : MRVT : trò chơi – đồ chơi- GV giới thiệu, ghi tựa bài.4.Phát triển các hoạt độngHoạt động 1: Hướng dẫn luyện tậpMục tiêu : HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh , trí tuệ của con người . Hiểu một số thành ngữ , tục ngữ liên quan đến chủ điểm. Bài tập 1:GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.Yêu cầu HS giải thích cách chơi của mỗi trò chơi.- Yêu cầu HS làm vở bài tập.GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.- Giáo dục KNS.Bài tập 2:GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.GV dán 3 tờ phiếu.Yêu cầu 3 HS lên bảng thi làm bài.GV nhận xét, giáo dục BVMT. Bài tập 3:GV mời HS đọc yêu cầu của bài tậpGV nhắc HS : + Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ.+ Có tình huống có thể dùng 1, 2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn.GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.Giáo dụcBVMT.Hoạt động 2 : Củng cố Mục tiêu : Củng cố kiến thức vừa học- Em hãy nêu một số trò chơi rèn luyện trí tuệ, sức mạnh ?- Giáo dục KNS .5.Tổng kết – Dặn dò: GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS HTL 4 thành ngữ, tục ngữ .Chuẩn bị bài : Câu kể.- Hát HS nhắc lại ghi nhớ và làm lại BT2.Lớp nhận xét.HS nêu lại tựa bài.Hoạt động nhóm – lớp- HS đọc yêu cầu bài tập 1 / 157.- HS lần lượt nêu cách chơi.- HS làm vào VBT.Từng cặp HS trao đổi, làm bài theo nhóm.Đại diện nhóm trình bày kết quả phân loại từ.Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.3 HS lên bảng làm bài thi đua.Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 1 HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, chọn câu thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn cho thích hợp.HS tiếp nối nhau nói lời khuyên bạn.HS viết vào VBT.Hoạt động lớp- Chơi ô ăn quan , chơi cờ – Đấu vật , kéo co , Kiểm tra Trực quan Trực quanLuyện tậpTrình bàyKNSTrực quan Thi đua Đàm thoại Động não KNSCủng cố HCM/LHRút kinh nghiệm :LỊCH SỬTIẾT 16 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊNGV bộ mônĐẠO ĐỨC TIẾT 16 : YÊU LAO ĐỘNGGV bộ môn Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2016TIN HỌC GV bộ môn LUYỆN TỪ VÀ CÂUTIẾT 32 : CÂU KỂ I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1 . Kiến thức: HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể. 2 . Kĩ năng:Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến. 3 . Thái độ:Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.II . CHUẨN BỊ:GV : Giấy khổ to viết lời giải BT2, 3 (phần nhận xét) .HS : SGK , VBT .III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : THỜI GIANHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHP.PHÁP1 phút4 phút1 phút10 phút15 phút3 phút1 phút 1.Khởi động: 2.Bài cũ:MRVT : Trò chơi – đồ chơi .GV gọi HS nêu lại một số từ ngữa thuộc chủ điểm : Đồ chơi – Trò chơi.GV nhận xét – Tuyên dương.3.Bài mới: Câu kể- GV giới thiệu, ghi tựa bài.4.Phát triển các hoạt động Hoạt động1: Hình thành khái niệmMục tiêu : HS hiểu thế nào là câu kể , tác dụng của câu kể.Bài 1Yêu cầu HS đọc bài 1 / 161.Yêu cầu HS đọc thầm bài 1.Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK.GV nhận xét, chốt lại. Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2.GV nhắc HS đọc lần lượt từng câu xem và trả lời.GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi lời giải chốt lại ý kiến đúng. Bài 3Yêu cầu HS đọc bài 3.Yêu cầu HS trả lời.GV nhận xét, dán tờ phiếu ghi lời giải, chốt lại ý kiến đúng.Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.- Giáo dục KNS.Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu : HS biết tìm câu kể trong đoạn văn , biết đặt một vài câu kể để kể , tả , trình bày ý kiến Bài 1Yêu cầu HS đọc bài tập 1 / 161.GV phát phiếu đã ghi sẵn các câu văn cho mỗi nhóm.GV nhận xét, giáo dục BVMT.Bài 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập .- Yêu cầu 1 HS làm mẫu.GV nhận xét – Tuyên dương.Hoạt động 3 : Củng cố Mục tiêu : Củng cố kiến thức vừa học- Câu kể dùng để làm gì ? – Cuối câu kể thường dùng dấu gì ?5.Tổng kết – Dặn dò: GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài : Câu kể Ai làm gì ? – Hát – 3 HS lần lượt nêu.- Lớp nhận xét.- HS nêu lại tựa bài.Hoạt động lớp1 HS đọc yêu cầu của bài 1 / 161 Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ.HS lần lượt trả lời.lớp nhận xét, bổ sung.1 HS đọc yêu cầu của bài 2 .HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.Lớp nhận xét, bổ sung.1 HS đọc yêu cầu của bài 3, suy nghĩ.HS trả lời theo yêu cầu.Lớp nhận xét, bổ sung.4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK / 161.Hoạt động nhóm – LớpHS đọc yêu cầu của bài tập 1.HS trao đổi theo nhóm và ghi ra bảng phụ Đại diện nhóm trình bày kết quả.Cả lớp nhận xét.HS đọc yêu cầu của bài tập 2 / 161.1 HS làm mẫu.HS làm bài vào VBT – mỗi em viết khoảng 3 câu kể theo 1 trong 4 đề bài đã nêu HS trình bày. Cả lớp nhận xét.Hoạt động lớpCâu kể là những câu dùng để :+ Kể , tả hoặc giới thiệu về sự vật , sự việc.+ Nói lên ý kiến hoặc tâm tư , tình cảm của mỗi người .- Cuối câu kể có dấu chấm.Kiểm tra Trực quan Động não Đàm thoại Trực quan Động não Đàm thoại Động não Đàm thoại KNSTrực quanThảo luận Trình bày MTTrực quan Luyện tập Trình bàyCủng cố Rút kinh nghiệm :

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Đồ án